TheàmviệcOnlineKiệtsứcvìbịtheodõiliêntụbảng xếp hạng bóng đá ýo khảo sát của Zhaopin, khoảng 90% người trả lời mong muốn ứng tuyển vào các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa sau đại dịch. Đa số cho rằng làm việc tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, có thể chủ động sắp xếp lịch trình, thoải mái tinh thần hơn. Tuy nhiên, nhiều lao động ở Trung Quốc lại chịu thêm áp lực kể từ khi thay đổi địa điểm làm việc từ văn phòng sang nhà riêng. Bài viết "Vì sao làm việc từ xa lại mệt mỏi hơn lên công ty?" trên trang Zhihu đã có hơn 940.000 lượt xem, với nhiều bình luận ủng hộ.
"Thời gian làm việc kéo dài, bị công ty kiểm soát gắt gao, không có không gian cá nhân... khiến tôi ngày càng mệt mỏi khi làm việc tại nhà", Amy (26 tuổi), nhân viên marketing, nói với QQ. Amy kể rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô đã bắt đầu làm việc từ xa từ 3 ngày trước. Ban đầu, cô thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rằng có thể ngủ thêm ít phút, ăn mặc thoải mái và không cần trang điểm như khi đi làm nữa. Nhưng thực tế, Amy vẫn phải dậy sớm, chỉnh đốn đầu tóc và trang phục chỉn chu để tham dự hàng loạt cuộc họp trong một ngày. "Từ khi làm việc từ xa, tôi phải tham dự 4-5 cuộc họp video mỗi ngày, mỗi buổi lại mất 15-30 phút. Đáng nói, nội dung cuộc họp chỉ là báo cáo công việc vụn vặt mà chúng tôi đang làm, để cấp trên giám sát sự tập trung của nhân viên", cô kể. Sau vài ngày làm việc tại nhà, Amy cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì phải đối phó với hàng loạt buổi họp không cần thiết. "Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian ăn uống đúng bữa, năng suất cũng không có sự cải thiện vì phải tính giờ vào 'điểm danh'. Giờ, tôi chỉ mong được đi làm lại". Hạ Nhĩ (32 tuổi), nhân viên văn phòng, cũng rơi vào tình huống như Amy. Nhìn nội quy làm việc tại nhà, cô cảm thấy áp lực hơn so với lúc phải lên văn phòng. "Điều khiến tôi căng thẳng không phải là quy định về thời gian làm việc, mà là việc cấp trên sẽ giám sát chúng tôi từ sáng đến tối qua hệ thống camera. Đó có thể coi xâm phạm quyền tự do cá nhân", Hạ Nhĩ nói. Nhân viên ở công ty mà Hạ Nhĩ phải bật camera trong 9 tiếng làm việc, ngồi trước màn hình máy tính liên tục. Nếu không có mặt trong vòng 30 phút, họ sẽ lập tức bị trừ lương.
Ngoài ra, hệ thống giám sát còn tự ấn định thời gian nghỉ ngơi của người lao động. "Chúng tôi như những người máy được lập trình. Chúng tôi phải làm việc từ 9h tới 18h, thời gian nghỉ trưa cũng được tính vào ca 9 tiếng. Song, nếu tôi ăn trưa 1 giờ, tôi sẽ phải làm đến 19h để bù thời gian. Nếu thời gian làm ít hơn quy định vì bất kỳ lý do chủ quan hay khách quan nào, chúng tôi sẽ bị trừ tiền". Từ lúc Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu phong tỏa, công việc của nhân viên thiết kế Wei Wei (31 tuổi) chuyển từ "996" (làm từ 9-21h, 6 ngày một tuần) sang "007", luôn sẵn sàng xử lý sự vụ 24/7. Trước đây, anh không thường xuyên phải tăng ca, nếu cần ở lại công ty làm thêm giờ thì sẽ nhận được phụ cấp. Thế nhưng, kể từ khi thay đổi địa điểm làm việc, anh dần đánh mất khái niệm thời gian cho đời tư và công việc. Wei Wei phải túc trực điện thoại, sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo tiến độ cho cấp trên. Anh thường làm việc tới 0h, tranh thủ ăn uống và nghỉ ngơi. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp vẫn gửi báo cáo, trao đổi tiến độ, thậm chí mở cuộc họp sau nửa đêm. "Tôi không biết nên tách biệt thời gian làm việc, nghỉ ngơi như thế nào khi phải cập nhật liên tục cho các bên. Tôi từng xem nhiều vlogger ghi lại cảnh làm việc từ xa và thấy nhịp sống đó bình thản, từ tốn biết bao. Có lẽ đời thực không như là mơ", anh nói. (Theo Zing)
Đi làm nhưng không được nhúc nhích: Công ty Trung Quốc yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp trạng thái pin trước khi về, dùng 'đệm thông minh' để theo dõi nhất cử nhất độngMột công ty Trung Quốc đang chìm trong những lời chỉ trích khi yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp màn hình về trạng thái pin điện thoại cho ban quản lý. Mục đích để đảm bảo nhân viên của họ không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc. |