Siêu máy tính dự đoán Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Mes Rafsanjan, 19h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘ghi điểm’ -
Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười toHằng Ngân lấy chồng Ấn Độ sau 2 năm quen biết Hằng Ngân và Oinam sống, làm việc tại Nhật Bản. Năm 2020, họ quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Trong thời gian tìm hiểu nhau, Ngân nảy ra ý tưởng “thử lòng” bạn trai. Chị nhờ người bạn cùng phòng kết bạn với Oinam qua mạng. Kết quả, anh chàng đã ấn nút “chấp nhận”, thậm chí còn nhắn tin cho cô gái đó.
Cảm thấy bị đối phương lừa dối, Ngân chủ động đề nghị dừng lại. Oinam quýnh quáng giải thích "anh thấy bạn ấy là người Việt Nam, lại cùng quê với em nên muốn kết bạn để nhờ họ chăm sóc em nhiều hơn”.
Ngay sau đó, anh xóa ứng dụng hẹn hò và khẳng định bản thân nghiêm túc với mối quan hệ này.
Ngoại trừ rắc rối đó, tình yêu của Ngân và chàng trai Ấn Độ rất suôn sẻ. Đôi bên dành cho nhau tình cảm chân thành, luôn cố gắng xóa nhòa khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ để đi sâu vào cuộc sống của nhau.
Ở Việt Nam, đám cưới của Hằng Ngân được tổ chức tưng bừng Vì dịch Covid-19, cặp đôi không có cơ hội ra mắt gia đình hai bên. Lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt cũng là vào ngày cưới của họ.
Hằng Ngân “ra mắt” nhà chồng qua điện thoại. Dù chỉ là những cuộc gọi ngắn, đôi khi phải trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng chị vẫn cảm nhận được sự niềm nở, chân thành của họ.
“Hồi sắp cưới, mẹ chồng muốn đặt cho mình một cái tên thân mật theo người Ấn Độ nhưng vẫn giữ lại họ của mình. Chỉ một việc đó thôi, mình cũng thấy được nhà chồng tôn trọng”, Ngân nói.
Hơn nữa, Oinam luôn khẳng định, chuyện kết hôn do anh làm chủ. Về phía gia đình, anh chỉ thông báo chứ không xin phép. Điều này giúp Ngân có thêm niềm tin vào mối quan hệ này.
Hai bà thông gia vui vẻ trong ngày cưới của các con Ngược lại, gia đình Ngân rất bối rối khi biết con gái yêu một chàng trai Ấn Độ.
“Nhiều thông tin về cuộc sống ở Ấn Độ khiến gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua thời gian, anh Oinam chứng minh được bản thân tử tế, có trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc mình nên ba mẹ tin tưởng trao mình cho anh”, Ngân kể.
Đám cưới nhiều điều kỳ lạ
Đám cưới của Hằng Ngân và Oinam được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022 và tại Việt Nam năm 2023.
Tại Ấn Độ, đám cưới của Ngân có nhiều điều đặc biệt. Cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống, không lộng lẫy mà đơn giản, mang đậm nét văn hóa của bang Manipur.
Trong đám cưới ở Ấn Độ, Hằng Ngân không dám cười lớn Không khí ngày cưới nghiêm túc một cách lạ kỳ. Người dân bang Manipur quan niệm, đám cưới là ngày trọng đại, mọi người phải giữ thái độ nghiêm túc. Cô dâu chỉ được cười mỉm, không được cười lớn. Ngân phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh suốt buổi lễ.
“Thức ăn trong đám cưới rất phong phú, có nhiều món ăn mình chưa từng thử trước đó. Nhìn chung, đó là một trải nghiệm khó quên”, Ngân chia sẻ.
Sau đám cưới, Ngân có 3 tháng sống cùng gia đình chồng. Trong 3 tháng đó, chị hiểu hơn về phong tục, tập quán của Ấn Độ và học được cách gắn kết với nhà chồng.
“Về đây làm dâu, mình nhận ra mọi thứ không giống những gì mình từng đọc và nghe về Ấn Độ. Có nhiều điều đẹp đẽ trong văn hóa Ấn Độ mình muốn giới thiệu với mọi người”, Ngân nói.
Hằng Ngân được mẹ chồng yêu thương hết mực Ở Manipur, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao. Ví như khu chợ Ima Keithel - nơi chỉ phụ nữ buôn bán, là biểu tượng của sự độc lập và quyền lực của phụ nữ Manipuri.
Bản thân Hằng Ngân cũng cảm nhận được sự tôn trọng của chồng và gia đình chồng dành cho mình.
Tuy vậy, Ngân cũng có lúc bị “hẫng” trong việc thích nghi với văn hóa nhà chồng, đặc biệt là về ăn mặc. Chị thấy không thoải mái khi phải quấn mình trong một tấm vải – cách mặc truyền thống của phụ nữ Ấn. Dần dần, Ngân đã quen hơn với việc này.
“Ba mẹ chồng rất cởi mở và kiên nhẫn với mình. Họ sẵn sàng thay đổi một chút trong thói quen gia đình để mình thấy thoải mái hơn, ví dụ như nấu đồ ăn bớt cay nồng. Họ cũng chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam để dễ dàng kết nối với mình”, Ngân kể.
Điều tốt đẹp nhất Hằng Ngân nhận được khi làm dâu Ấn Độ là sự gắn kết gia đình. “Ở Ấn Độ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng và sự hỗ trợ, yêu thương giữa các thành viên luôn được đặt lên hàng đầu.
Điều này khiến mình cảm thấy, mình không chỉ là vợ của chồng mà còn là một phần của đại gia đình, nơi mọi người luôn quan tâm và cùng nhau chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống”, Ngân tâm sự.
Ảnh: NVCC
Mẹ đơn thân TPHCM lấy chồng kém 15 tuổi: Đi quá nửa cuộc đời mới gặp đúng ngườiSự hòa hợp về tâm hồn khiến họ bỏ qua khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng kém 15 tuổi, mẹ đơn thân khẳng định: “Tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu chân thành”."> -
Temu là gì? Mua hàng trên ứng dụng Temu của Trung QuốcTrong những ngày gần đây, người dùng mạng xã hội như Facebook và Instagram không khỏi ngạc nhiên trước sự xuất hiện dày đặc của các quảng cáo về sàn thương mại điện tử Temu. Những hình ảnh về sản phẩm được yêu thích với mức giá rẻ bất ngờ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Temu có thể là một cái tên mới mẻ với người dùng Việt Nam, nhưng lại rất quen thuộc với những ai yêu thích mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay.
Điểm nổi bật của Temu so với các sàn thương mại điện tử khác là giá sản phẩm rất rẻ, nhờ vào mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng, loại bỏ các chi phí trung gian.
Hầu hết các sản phẩm của Temu đều đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất thấp và quy mô sản xuất lớn. Công ty mẹ của Temu, PDD Holdings, cũng có những chiến lược trợ giá, chấp nhận lợi nhuận thấp cho mỗi sản phẩm bán ra, giúp giảm giá thành sản phẩm.
Mặc dù mới được thành lập vào tháng 9/2022, Temu đã nhanh chóng mở rộng hoạt động ra ngoài Trung Quốc, bao gồm cả những thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Canada, Úc, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Được thành lập từ năm 2022, Temu nhanh chóng "phủ sóng" hàng loạt quốc gia chỉ trong một thời gian ngắn (Ảnh: Prasenjit Sarkar). Sự xuất hiện của Temu đã khiến chính phủ nhiều quốc gia lo ngại về khả năng cạnh tranh của các nhà bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trong nước. Đầu tháng này, chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và ngăn chặn hàng giá rẻ Trung Quốc tràn ngập quốc gia này.
Chính phủ Thái Lan cũng đang nghiên cứu các biện pháp đánh thuế với Temu để ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường nước này.
Hiện Temu cũng bị chính phủ Mỹ chú ý vì lo ngại liên quan đến bảo mật dữ liệu người dùng và nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, chưa có lệnh cấm chính thức nào được đưa ra với ứng dụng này.
Temu "đổ bộ" thị trường Việt Nam
Từ tuần trước, Temu đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên Internet và các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram tại Việt Nam. Người dùng Internet trong nước dễ dàng bắt gặp các quảng cáo của Temu với lời mời cài đặt ứng dụng để mua hàng giá rẻ.
Ứng dụng Temu đã có giao diện tiếng Việt, mức giá tự quy đổi sang Việt Nam đồng (Ảnh: T.Thủy). Khi truy cập vào trang web chính thức hoặc cài đặt ứng dụng Temu, người dùng sẽ thấy giao diện có tiếng Việt và mức giá sản phẩm được quy đổi sang Việt Nam đồng, cho thấy Temu đã phát triển trang web và ứng dụng dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Việc Temu "đổ bộ" thị trường Việt Nam là một điều bất ngờ, khi công ty mẹ PDD Holdings chưa đưa ra bất kỳ thông báo hoặc bình luận nào về điều này.
Mua hàng giá rẻ trên Temu - Coi chừng "tiền mất, tật mang"
Nhân dịp Temu mở cửa tại thị trường mới, sàn thương mại điện tử này đang có nhiều chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển cho người dùng tại Việt Nam. Điều này đã khiến không ít người dùng Việt háo hức trải nghiệm mua hàng trên Temu.
Tuy nhiên, việc mua hàng giá rẻ trên Temu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hiện tại, Temu chưa cho phép người dùng Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng, nghĩa là người dùng phải thanh toán ngay khi đặt hàng, sau đó mới nhận sản phẩm. Temu chỉ hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc Apple/Google Pay, chưa hỗ trợ các loại ví điện tử phổ biến khác.
Một người dùng Việt có trải nghiệm không tốt khi mua hàng ở Temu (Ảnh chụp màn hình). Chính vì không cho phép thanh toán khi nhận hàng, người dùng sẽ đối mặt với rủi ro mua hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng không đúng mô tả dù đã thanh toán từ trước.
Do lượng người bán và sản phẩm trên Temu rất lớn nên sàn thương mại điện tử này không kiểm soát được chất lượng của các sản phẩm bán ra. Một khảo sát của tổ chức chuyên đánh giá về uy tín của các doanh nghiệp trên toàn cầu TrustPilot cho thấy khoảng 15% người dùng Temu phàn nàn về chất lượng sản phẩm mà họ đã đặt mua.
Bán ốc vít, nhưng gian hàng lại đăng ảnh cả phần main máy tính, khiến nhiều người lầm tưởng về sản phẩm (Ảnh chụp màn hình). Trên trang web và ứng dụng Temu tại Việt Nam, tên gọi và phần mô tả của nhiều sản phẩm vẫn hiển thị bằng tiếng Anh, dễ gây nhầm lẫn cho người dùng Việt. Dù vậy, phần đánh giá sản phẩm lại được Temu dịch đầy đủ ra tiếng Việt, điều này có thể khuyến khích người dùng đọc đánh giá và mua hàng, dù không hiểu rõ về sản phẩm cần mua.
Một "chiêu trò" được nhiều gian hàng trên Temu sử dụng là mô tả không chính xác về sản phẩm, hình ảnh mô tả khác với hình thực tế hoặc sử dụng hình ảnh đánh lừa người mua hàng.
Gian hàng bán bộ bảo vệ cánh quạt cho flycam, nhưng có thể khiến người dùng nhầm lẫn bán flycam với giá rẻ (Ảnh chụp màn hình). Chẳng hạn sản phẩm bán ra chỉ là phần cánh quạt hoặc chân đế của một chiếc flycam, nhưng hình ảnh mô tả sản phẩm trên Temu là toàn bộ chiếc flycam đó, khiến nhiều người lầm tưởng flycam đang được bán với mức giá rẻ nên nhanh chóng đặt hàng, mà không nhận ra sản phẩm mình đang đặt mua chỉ là một phần linh kiện nhỏ.
Hàng giả hàng nhái cũng tràn ngập trên Temu, với nhiều mức giá khác nhau. Do vậy, người dùng hoàn toàn có thể mua nhầm hàng giả, kém chất lượng mà không hay biết.
Hàng giả, hàng nhái xuất hiện nhiều khi tìm kiếm sản phẩm trên Temu, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ (Ảnh chụp màn hình). Mặc dù Temu có chính sách đổi trả sản phẩm và hoàn tiền, nhưng do đây là sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, với người bán đều từ Trung Quốc, nên quá trình đổi trả sản phẩm và hoàn tiền diễn ra không dễ dàng, mất nhiều thời gian.
Nhiều người dùng sau khi nhận ra mình mua hàng không đúng như mô tả, hàng giả, kém chất lượng, nhưng vì giá trị món hàng không quá lớn, lại ngại quá trình đổi trả hàng phức tạp nên đã chấp nhận mất tiền, thay vì tìm cách hoàn trả lại món hàng.
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng sự "đổ bộ" của Temu sẽ giúp người dùng tại Việt Nam có thêm một sự lựa chọn để mua hàng trực tuyến với mức giá cạnh tranh. Dù vậy, người dùng cũng cần phải thực sự tỉnh táo, lựa chọn sản phẩm phù hợp, đừng bị mức giá rẻ của các sản phẩm đánh lừa để cuối cùng "tiền mất, tật mang".
"> -
Bọn em yêu nhau từ thời sinh viên. Cùng cảnh học xa nhà, thiếu thốn đủ thứ, nên yêu nhau được mấy tháng là tụi em tính đến dọn về ở chung để cắt giảm chi phí, cũng là để được thoải mái gần nhau hơn. Bạn trai bẻ lái, đòi chia tay vì lý do 'ai nghe xong cũng tức'Tuy là góp gạo thổi cơm chung nhưng anh ấy toàn tiêu tiền của em là chính. Tháng anh ấy góp với em được 1 triệu rưởi nhưng ăn lúc nào cũng thích phải được ăn món ngon, bảo em nấu khi thì bún riêu, lúc phở bò, bún ngan, cháo chim, có lúc còn nhắn tin bảo em đi gia sư về nhớ ghé cửa hàng đồ tươi mua sashimi về "cải thiện".
Sinh nhật em anh ấy chỉ hay tặng chun buộc tóc, tất, với mấy thứ vớ vẩn linh tinh nhưng sinh nhật anh ấy, em chưa kịp hỏi thích gì anh ấy đã gửi luôn link áo mũ, giày dép sang cho em "thẩm định".
Tính anh ấy thích điều khiển, em lại hiền lành nên anh nói gì em cũng nghe. Anh bảo ít giao du đàn đúm với bạn đi là em ở nhà, anh bảo đau đầu là em chạy đi mua thuốc, nấu cháo, anh bảo em đừng đi gia sư cuối tuần nữa để thời gian bên nhau em cũng nghỉ luôn. Em chiều anh ấy lắm. Em đi xem bói thầy bói cũng bảo em là kiểu người thích quan tâm chăm sóc, em xem chăm sóc người khác là hạnh phúc của mình.
Hai đứa ra trường rồi đi làm, em là nữ nên xin việc dễ hơn. Em học kế toán bởi vậy công việc cũng nhẹ nhàng, thu nhập ổn định. Anh ấy khó khăn vất vả hơn, xin làm mấy nơi mà cứ vào làm được một thời gian ngắn lại bỏ.
Chán cảnh làm thuê không được như ý nên anh ấy quyết định làm riêng, cùng mấy người bạn hùn vốn mở cửa hàng. Mở ra gặp đúng thời covid khó khăn, cửa hàng của anh hoạt động chưa được 2 tháng thì lỗ quá phải đóng cửa. Tìm mối chuyển nhượng mãi không xong trong khi tiền thuê mặt bằng thì đã chết lại một đống.
Khi anh ấy khó khăn, bế tắc, luôn có em ở bên cạnh an ủi, động viên. Nhưng mới đây anh ấy nói với em là "hai đứa mình chia tay đi" sau gần 6 năm gắn bó. Anh ấy cảm ơn em vì mỗi khi anh ấy gặp khó đều có em ở bên, học kém nợ môn phải thi lại - có em giúp khảo bài, đau ốm, gãy tay - có em ở bên chăm sóc, làm ăn thua lỗ - có em động viên. Anh ấy cảm thấy rằng ở bên em, anh ấy… đen đủi quá, mãi không ngóc đầu lên được.
Em nghe mà tức. Đi kể với bất kỳ ai mọi người cũng thấy tức thay em. Mấy đứa bạn em bảo người yêu em là thằng sở khanh, yêu cho chán chê rồi bây giờ đòi bỏ mà cũng không nghĩ ra được cái lý do gì cho tử tế.
Chúng nó bảo đàn ông như thế thì em cũng cho biến luôn đi, tiếc làm gì. Em không tiếc anh ta, nhưng tiếc năm tháng thanh xuân của mình đã yêu đương nhầm chỗ.
Theo Dân trí
Bố gọi người yêu tôi là 'thằng khố rách áo ôm'
Tôi quen anh không được sự đồng ý của bố mẹ. Nhà tôi thuộc hàng có điều kiện, trong khi bố mẹ đều thấy rằng nhà anh không xứng với nhà tôi, song đó chưa phải là tất cả câu chuyện.
">