您的当前位置:首页 > Giải trí > Những việc cha mẹ làm giết chết sự sáng tạo của con 正文

Những việc cha mẹ làm giết chết sự sáng tạo của con

时间:2025-01-18 03:27:33 来源:网络整理 编辑:Giải trí

核心提示

Trong quá trình nuôi dạy con cái,ữngviệcchamẹlàmgiếtchếtsựsángtạocủbxh c1 châu âu cha mẹ đôi khi sẽ bxh c1 châu âubxh c1 châu âu、、

Trong quá trình nuôi dạy con cái,ữngviệcchamẹlàmgiếtchếtsựsángtạocủbxh c1 châu âu cha mẹ đôi khi sẽ làm những việc làm hạn chế sự sáng tạo của trẻ - một yếu tố cần thiết của một người thành công.

{ keywords}

1. Treo phần thưởng cho trẻ

Rất dễ dàng khi hứa hẹn cho trẻ ăn kem sau khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà hay sau khi tập piano trong nửa tiếng. Nhưng làm điều này nghĩa là bạn đang gieo vào đầu trẻ 2 khái niệm không tốt: một là trẻ chỉ nên làm việc nếu có phần thưởng, hai là việc mà trẻ đang làm thực sự là làm việc.

Tôi biết làm bài tập về nhà không phải là một công việc vui vẻ nhất trên đời này, nhưng nếu làm bài tập về nhà, việc học tập của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu một đứa trẻ nghĩ rằng việc chơi một loại nhạc cụ là làm việc vất vả thì trẻ sẽ không thể tự do, thoải mái để sáng tạo với nó.

2. Thời gian biểu dày đặc

Với mong muốn con cái giỏi giang một thứ gì đó, các bậc phụ huynh thường đăng ký cho con học quá nhiều thứ: karate, bóng đá, bơi lội, các môn năng khiếu… Việc này sẽ khiến trẻ cái gì cũng biết nhưng chẳng giỏi thứ gì. Khi quá tải, trẻ sẽ nghĩ “tối nay mình phải đi tập bóng chày” thay vì háo hức mong chờ nó.

Những người thành công nhất trong lịch sử từng nói về lợi ích của “thời gian chết” – đó là lúc mà đầu óc chúng ta không bị căng thẳng.

3. Giới hạn sự lựa chọn

Mặt khác, để trẻ làm việc quá ít cũng bóp nghẹt sự sáng tạo của trẻ. Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ đã từng trải qua tình huống kiểu như thế này: Bạn đi mua cho con một món đồ chơi đắt tiền được đặt trong một chiếc hộp lớn. Vài giờ sau bạn thấy con đang chơi với… chiếc hộp.

Tất nhiên bạn không vui về chuyện này vì bạn vừa chi ra 200 đô chỉ cho một chiếc hộp. Nhưng với trẻ, đó không phải là một chiếc hộp, mà là một con tàu vũ trụ, một chuyến tàu hỏa, hay một ngôi nhà cho búp bê. Bài học rút ra ở đây là, trẻ con nhìn thế giới khác người lớn. Nếu bạn bó hẹp tầm nhìn của trẻ lại, bạn sẽ giết chết sự sáng tạo của trẻ.

4. Giám sát từng bước

Khi còn nhỏ, tôi rất nhớ cái cảm giác ghét cay ghét đắng mỗi khi giáo viên cứ đi lòng vòng quanh phòng rồi ngó nhìn sau lưng tôi mỗi khi tôi đang làm bài. Những lúc đó, tôi luôn cảm thấy mình nên làm theo hướng đúng đắn, giống như cách của giáo viên.

Trẻ cần phải cảm thấy tự do về mọi thứ theo cách của mình để tìm ra cách giải quyết của riêng mình. Nếu trẻ chỉ liên tục làm theo các hướng dẫn, sẽ không bao giờ có bất cứ điều gì mới mẻ trong quá trình suy nghĩ của trẻ.

{ keywords}

5. Khiến trẻ sợ thất bại

Ai cũng sợ thất bại, nhưng nếu không có thất bại, thành công sẽ không còn ngọt ngào. Thật không may là chúng ta lại gieo vào đầu trẻ suy nghĩ rằng thất bại là một con đường cụt không thể quay lại. Thực tế, thất bại chỉ là một cái ổ gà trên con đường tới thành công. Bạn sẽ không quay về nhà nếu va phải một cái ổ gà chứ? Trẻ cần hiểu rằng thất bại là không thể tránh khỏi và điều duy nhất khiến trẻ thất bại mãi mãi là khi chúng ngừng cố gắng.

6. Khiến tất cả mọi thứ giống như một cuộc thi

Việc khiến trẻ nghĩ rằng chúng phải “đánh bại” tất cả mọi người sẽ khiến trẻ bị áp lực. Bạn sẽ nhận thấy rằng ngay cả những ngôi sao thể thao nổi tiếng nhất cũng không bị ám ảnh về chuyện phải đánh bại đội kia, mà họ tập trung vào chơi hết sức mình. Khi họ làm được điều đó, họ sẽ chiến thắng cuộc thi. Người duy nhất mà trẻ nên thấy cần phải đánh bại là chính bản thân mình.

7. Bản thân cha mẹ không sáng tạo

Có một câu nói như thế này: “Nếu nó có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó hiệu quả… thì nó không hề ngớ ngẩn”. Nhiều người lớn chúng ta sợ những thứ trông có vẻ… trẻ con khi tìm giải pháp cho một vấn đề. Chúng ta bóp nghẹt sự sáng tạo của chúng ta cũng giống như bóp nghẹt sự sáng tạo của trẻ.

Chúng ta nên là người tìm ra những cách thức mới để làm mọi việc, để trẻ biết rằng mọi thứ vẫn ổn khi làm khác đi. Ví dụ như chúng ta có thể làm được những cái trống bằng thùng sơn và bình sữa bỏ đi, hay ta có thể tự làm giấy dán tường và thiệp mừng thay vì đi mua.

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đó thực sự là thứ mà trẻ cần. Trẻ cần thấy rằng chúng ta không ngại thay đổi, không sợ bị coi là ngớ ngẩn. Khi chúng ta ép mình phải đi theo con đường thẳng, thì trẻ cũng sẽ đi theo. Khi chúng ta chọn đường zig zag, trẻ cũng sẽ làm vậy.

  • Nguyễn Thảo(Theo Life Hack)

Xem thêm:

Mẹ Tây dạy con tư duy phản biện từ truyện cổ tích