Trên thực tế, nhiều địa phương đã tiến hành các hoạt động chăm lo cho người cao tuổi đều đặn, thường xuyên. Trong đó, TPHCM là địa phương đi đầu hoạt động khám sức khỏe miễn phí cho tất cả người cao tuổi trong năm 2024.
Năm 2023, UBND TPHCM ban hành kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong giai đoạn 2024 - 2025. Thành phố sẽ chi gần 150 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có), giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống.
Sở Y tế TPHCM cho biết tới tháng 9/2024, hơn 230.000 người cao tuổi trên địa bàn thành phố được khám sức khỏe, chiếm tỷ lệ 19,5%. Riêng trong tháng 8 có hơn 50.000 người thăm khám.
Qua báo cáo của các quận, huyện, tính đến ngày 31/8, có 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe cao nhất là: Bình Chánh (47,8%); Cần Giờ (45,8%); Quận 11 (30,8%); Phú Nhuận (28,7%); Quận 4 (26,9%).
Trong khi đó, thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các cấp Hội người cao tuổi phối hợp với các Trung tâm y tế, bệnh viện và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe, phấn đấu 100% người cao tuổi trên địa bàn được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe.
Theo thống kê vào tháng 3, Hà Nội có hơn 1 triệu người cao tuổi. Thành phố thực hiện trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho gần 80.000 người cao tuổi có công với cách mạng; trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 83.000 người.
Thời gian tới, thành phố rà soát đầu tư, cải tạo nâng cấp các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và Trung tâm bảo trợ xã hội; hoàn thành việc sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có người cao tuổi. Đồng thời, tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phấn đấu 100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% người từ 70 tuổi trở lên chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Để chủ động ứng phó với bão số 3 (bão Yagi), chiều 6/9, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ban hành công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và sở y tế các địa phương tại khu vực miền Bắc, miền Trung; đề nghị khẩn trương sẵn sàng phương án tổng thể với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão.
Đối với các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động (các cơ số phục vụ cấp cứu chấn thương). Đội cấp cứu lưu động trực 24/24, sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động.
Sở y tế các địa phương bố trí lãnh đạo sở trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp.
Cùng đó, các sở cần công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huycho các đơn vị và bảo đảm liên lạc thông suốt 24/24h. Điều này nhằm kịp thời điều hành các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia ứng cứu khi được điều động.
Từng bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của bão cần chủ động sơ tán người bệnhvà các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở và phương tiện hồi sức cấp cứu khác lên tầng cao để tránh ngập lụt.
Bệnh viện cần chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão. Cùng đó, các cơ sở cần chuẩn bị phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn hoặc có máy dự phòng cơ động để thay thế.
Yêu cầu chuẩn bị bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt cũng được đưa ra.
"Chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiếntại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt", Bộ Y tế đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, huy động toàn bộ nhân lực bệnh viện tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện...
Dự báo bão số 3 Yagi mới nhất cho thấy đến 13h chiều nay (6/9), vị trí tâm siêu bão số 3 Yagi trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Nguồn: Cổng thông tin Bộ GD-ĐT
- Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nCoV trong trường học.
" alt=""/>Các biện pháp phòng, chống dịch Covid