Sau vụ ngộ độc botulinum, Việt Nam sắp có 3
Sáng 27/5,ụngộđộcbotulinumViệtNamsắpcóđội tuyển bóng đá quốc gia argentina ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết về kế hoạch lập kho dự trữ thuốc hiếm trong thời gian tới, sau khi liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc botulinumtại TP.HCM trong 2 tuần gần đây.
Ông Dũng cho biết, Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai thành việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.
"Dự kiến hình thành 3-6 trung tâm trên cả nước", ông Dũng cho biết thêm rằng số lượng danh mục các thuốc dự trữ khoảng từ 15-20 loại và botulinum là 1 trong các loại thuốc nằm trong danh mục này.
Cục Quản lý dược cũng đang họp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO, làm sao để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.
Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ. Do đó, Cục Quản lý dược đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược cũng cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM ngày 21/5 và Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23/5, Bộ Y tế đã ngay lập tức liên hệ với các nhà cung ứng thuốc trong nước, nước ngoài và WHO để có thuốc chữa trong thời gian sớm nhất có thể.
Thời gian tối thiểu để chuyển thuốc về Việt Nam kể từ khi đặt hàng đối với nhà sản xuất nước ngoài là 14 ngày. Do vậy theo ông Dũng, để đẩy nhanh tiến độ nhận thuốc, Bộ Y tế đã chủ động liên hệ với WHO để đề nghị hỗ trợ tìm kiếm từ kho dự trữ thuốc trong khu vực và trên toàn cầu để có thể đáp ứng thuốc điều trị trong nước sớm nhất.
WHO thông báo hiện còn 6 ống thuốc tại kho toàn cầu ở Thụy Sỹ và lập tức cử 1 chuyên gia chuyển thuốc về Việt Nam ngay trong ngày. Ngày 24/5, thuốc đã được chuyển về Việt Nam và Bộ Y tế đã chuyển cho các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, đáng tiếc, trước khi được sử dụng 6 lọ thuốc này, một bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định tối 25/5, hai ca còn lại đang cầm cự sự sống bằng thở máy, bị liệt hoàn toàn, do quá thời gian vàng sử dụng thuốc.
Không thể dùng thuốc giải độc chuyển về từ Thụy Sĩ, sức khỏe 2 bệnh nhân ra sao?
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hai anh em ruột ngộ độc botulinum chưa có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào. Hai trường hợp ở Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục phải thở máy.相关文章
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
Nguyễn Quang Hải - 19/01/2025 08:30 Kèo phạt2025-01-22Phòng tránh bệnh hô hấp vào mùa mưa
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
Pha lê - 18/01/2025 20:12 Ý2025-01-22
最新评论