- "Hiện nay,ôngnênthubấtkỳkhoảnnàocủahọcsinhtiểuhọđtqg việt nam dù mang tiếng học trường công nhưng học sinh tiểu học phải đóng rất nhiều khoản tiền, không như trước đây" - ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM) chia sẻ.
Hội đồng giáo sư Nhà nước chưa công bố danh sách đạt chuẩn GS, PGS năm 2020
Trước đó, ngày 7/10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020.
Sau đó GS Nguyễn Ngọc Châu, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhận được email tố cáo 36/50 ứng viên ngành Y và ngành Dược có vấn đề về bài báo khoa học.
GS Nguyễn Ngọc Châu đã tự thẩm định 16 ứng viên và gửi kết quả thẩm định về cho Hội đồng giáo sư Nhà nước. Riêng các ứng viên còn lại không có thời gian thẩm định nên GS Châu gửi toàn bộ danh sách cho Hội đồng GS Nhà nước.
Hội đồng GS Nhà nước đã yêu cầu Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược rà soát lại tất cả hồ sơ các ứng viên.
Hội đồng Giáo sư ngành Y và Hội đồng Giáo sư ngành Dược đã tiến hành họp, trao đổi với GS Nguyễn Ngọc Châu về một số nội dung liên quan đến xuất bản các bài báo quốc tế có uy tín, thâm niên giảng dạy liên quan đến các ứng viên bị tố và đã công bố kết quả.
Ngành Dược có 10 ứng viên gồm 2 ứng viên GS, 8 ứng viên PGS, trong đó có 5 trường hợp được phản ánh. Sau khi rà soát, chỉ có 1 trường hợp ứng viên Phó Giáo sư bị giảm số lượng bài báo nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn tối thiểu quy định nên kết quả không thay đổi.
Còn ngành Y trong số 33 ứng viên GS Châu nêu kiến nghị, kết quả phản ánh và rà soát lại thì có 29 ứng viên đủ tiêu chuẩn, 4 ứng viên xin rút.
Lê Huyền
Công bố kết quả rà soát các ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược bị tố cáo
Ngày 30/10, Hội đồng Giáo sư ngành Y, Dược năm 2020 công bố việc rà soát xuất bản bài báo quốc tế uy tín và thâm niên giảng dạy liên quan tới sự việc một số ứng viên GS, PGS bị “tố” gian lận.
" alt="Chưa họp xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2020"/>
Nhẩm tính xong, chị nhanh chóng chuyển tiền ủng hộ qua tài khoản của “Quỹ vắc xin phòng Covid 19” của Chính phủ với nội dung “Gia đình NaNi (tên thân mật của 2 con gái chị-PV)ủng hộ quỹ vắc xin chống covid”.
Chị Huệ chia sẻ: “Mặc dù Nhà nước sẽ tiêm miễn phí cho dân, nhưng với quá nhiều khoản mà ngân sách Nhà nước sẽ phải chi trả để phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân trong thời điểm hiện tại cũng như những tháng ngày sắp tới, thì việc toàn dân cùng chung tay với Chính phủ trong lúc này là điều rất cần thiết. Trong đó, vấn đề cấp bách là kinh phí mua vắc xin.
Trừ khi mình thuộc dạng đặc biệt khó khăn, còn không thì ít ra cũng nên tự chi trả tiền vắc xin cho chính bản thân và gia đình mình. Mỗi người chung tay một ít, sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng nghĩa sẽ có thêm nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo khổ, khó khăn hơn mình”.
Chị Kim Huệ tặng quà cho người dân trong khi nhà trọ bị cách ly tại TP. Thủ Đức.
Hiện tại, chị Huệ đang làm kế toán của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM. Khi dịch Covid-19 tái phát trên địa bàn thành phố, công ty của chị sớm cho nhân viên thực hiện giãn cách, làm việc tại nhà. Hai năm nay, cũng như nhiều người dân khác, dịch Covid khiến thu nhập của gia đình chị bị ảnh hưởng, thế nhưng chưa bao giờ chị từ bỏ ý định giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh hơn mình.
Tranh thủ những ngày có ông bà ngoại chăm sóc giúp 2 con gái, chị Huệ đứng ra kêu gọi người thân, bạn bè quyên góp lương thực thực phẩm, vật dụng cần thiết cho người lao động nghèo trên địa bàn thành phố. Mới hồi đầu tháng 6, chị kêu gọi được hàng chục triệu đồng để giúp đỡ hàng trăm bà con trong khu vực bị phong tỏa ở phường Tăng Nhơn Phú A (TP. Thủ Đức).
“Những việc ủng hộ quỹ vắc xin hay các chương trình thiện nguyện mà tôi khởi xướng đều được gia đình ủng hộ nên cũng yên tâm. Dù biết là sức mình có hạn, không giúp được nhiều, nhưng có bao nhiêu cố gắng bấy nhiêu. Được góp phần chia sẻ khó khăn với họ là tôi hạnh phúc và cảm thấy mình sống không vô nghĩa rồi”, chị Huệ cười.
"Cả nước cố lên, Việt Nam sẽ chiến thắng!", lời cổ động dễ thương của chị Bích.
Cũng chung quan điểm như chị Huệ, chị Ngọc Bích (công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy) cũng đã gửi ủng hộ Quỹ 500.000 đồng. Chị hóm hỉnh: “Với số tiền ít ỏi còn lại trong tài khoản, tôi không thể chơi đẹp như anh Vượng, ủng hộ cả triệu liều vắc xin. Nhưng tôi có thể trả 2 liều của bản thân và thêm 2 liều cho một bệnh nhân nghèo nơi tôi đang làm chẳng hạn”.
Anh Nguyễn Vĩnh Phú (TP.HCM) cũng đã ủng hộ qua tài khoản Quỹ vắc xin ngay khi có thông tin chính thức. Mặc dù vợ anh vừa sinh con nhỏ, anh là lao động chính trong gia đình và công việc của anh bị ảnh hưởng khá nhiều, tuy nhiên anh vẫn “không muốn đứng ngoài cuộc”.
“Hiện tại, hầu như ai cũng bị ảnh hưởng bởi Covid, vì vậy chúng ta hãy cứ làm theo khả năng của mình để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi người đóng góp ít nhưng hàng triệu người Việt Nam cùng đồng lòng thì chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch”.
“Chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid 19” là câu nói thể hiện ý chí chung của đồng bào ta hiện nay. Nhờ những tấm lòng sẻ chia như chị Huệ, chị Bích, anh Phú.... chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng Việt Nam sẽ có đủ “kháng thể” để chiến thắng dịch bệnh.
Hạnh Phúc
Mọi đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 qua Báo Điện tử VietNamNet, xin ghi rõ ủng hộ MS 2021.vacxinCovid 1. Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. SĐT 09.2345.7788 - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 096.223.7788" alt="“Ủng hộ thêm một chút vào Quỹ vắc xin, cho những người khốn khó hơn ta”"/>
Nhưng cũng phải đến thời điểm hiện tại khi các giải đấu lớn tạm hoãn HLV Park Hang Seo mới có thời gian để làm cách mạng về lối chơi cho tuyển Việt Nam.
Theo những gì quan sát và dựa trên nhân sự đang có, nhiều khả năng thời gian tới ông Park sẽ cho tuyển Việt Nam chuyển sang đá sơ đồ 3-5-2 thay vì 3-4-3 như trước đây
Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi không ít lần chiến lược gia người Hàn Quốc đã thẳng thắn chỉ ra rằng tuyển Việt Nam cần kiểm soát bóng, chơi chủ động nhiều hơn... và sơ đồ 3-5-2 thực sự thích hợp cho ý đồ này của ông Park.
... chỗ nào cho Công Phượng?
Với những gì thể hiện ở mùa giải vừa qua, Công Phượng đang là chân sút số 1 mà ông Park sở hữu trong tay. Một vị trí ở đội hình xuất phát ở tuyển Việt Nam nằm trong khả năng của tiền đạo người xứ Nghệ.
Nhưng đây là câu chuyện khi HLV Park Hang Seo chưa thay đổi lối chơi, cũng như sơ đồ chiến thuật cho tuyển Việt Nam, còn nếu chiến lược gia người Hàn Quốc quyết tâm làm cách mạng mọi thứ sẽ không dễ cho Công Phượng.
Công Phượng có còn bay cao?
Chẳng dễ không vì Công Phượng thiếu năng lực cạnh tranh so với các tiền đạo khác mà nằm ở những tính toán về chiến thuật của HLV Park Hang Seo cho 2 tiền đạo ở tuyển Việt Nam trong sơ đồ 3-5-2.
Việc chơi với 2 tiền đạo, bắt buộc HLV Park Hang Seo phải dành vị trí cho các trung phong cắm, được yêu cầu đá sát vòng 16m50 để tạo sức ép cho đối thủ dựa trên sức mạnh, tốc độ.
Và dường như các yêu cầu này dành cho tiền đạo trong sơ đồ 3-5-2 không có tiêu chí nào thuộc về Công Phượng, bởi ai cũng biết chân sút đang khoác áo HAGL thường đá rộng, và dựa nhiều vào khả năng kỹ thuật hơn là tì đè, tốc độ.
Nói thế không có nghĩa Công Phượng “hết cửa” trên hàng công tuyển Việt Nam khi thực tế tiền đạo này hoàn toàn chơi lùi sau trung phong cắm, thậm chí đá cao nhất như từng thấy ở Asian Cup 2020.
Tuy nhiên muốn gì thì muốn để đá chính CP10 cần phải cải thiện tốc độ chơi bóng của mình lẫn khả năng phòng ngự nếu bị đối thủ tấn công ngược lại mới có thể ung dung đua một suất trong đội hình xuất phát ở tuyển Việt Nam.
Khó chứ không phải bít cửa, bởi tất cả đều biết Công Phượng giỏi như thế nào mỗi khi lâm vào tình thế bất lợi cho mình từ công việc đến chuyện tình cảm, chờ mà xem.
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam, thầy Park đổi bài, chỗ nào cho Công Phượng?"/>
Cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu. Nhưng nếu chưa tự chủ, trường ĐH không có quyền tăng biên chế (Ảnh minh họa)
Theo các giảng viên này, trước đây, khi văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định rõ và chi tiết, hầu như các đơn vị sử dụng 2 hình thức tuyển dụng viên chức và tuyển dụng hợp đồng lao động. Như vậy, bắt buộc phải áp dụng song song 2 bộ Luật là Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động...
Áp dụng Luật Viên chức, nhưng nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng làm việc như đền bù chi phí đào tạo, kỷ luật lao động… thì lại yêu cầu thực hiện như Luật Lao động dù các quy định của 2 luật này không hoàn toàn đồng nhất.
Hầu như các trường đại học sử dụng mã ngạch, hệ số lương của công chức, viên chức để áp dụng cho người lao động mà theo quy định thì việc này là không cần thiết, hoặc mức lương cho người lao động phải áp dụng các quy định của Bộ Luật lao động và phải sử dụng mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ để chi trả.
Thực tế cho thấy, đối với một giảng viên được ký hợp đồng lao động của mã ngạch giảng viên 15.111, tổng lương khởi điểm được tính: 2.34 x mức lương cơ sở + 0.25% đứng lớp, nhưng tổng mức lương này vẫn chưa thể bằng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Bộ Luật Lao động.
Chồng chéo...
Còn theo TS. Phan Thị Lan Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Tú, Trường ĐH Luật Hà Nội, thì việc trả lương theo vị trí việc làm tạo ra thách thức nhất định cho các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ về chi thường xuyên và đầu tư.
Cũng đưa ra dẫn chứng là theo Điều 12, Khoản 2 Nghị định 99/2019/NĐ-CP “không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách Nhà nước cấp”, 2 vị tiến sĩ cho rằng quy định này rõ ràng không bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở đại học công lập. Nếu như yêu cầu mở rộng mã ngành đào tạo, liên kết đào tạo nhưng chưa tự chủ về tài chính thì cơ sở đại học công lập không có quyền tăng biên chế.
Điều đáng nói là số lượng giảng viên cơ hữu sẽ là căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nếu cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu.
"Quy định này lại cho thấy sự chồng chéo trong cách tiếp cận của các cơ chế, chính sách bảo đảm tự chủ ở nước ta" - các tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định.
Khó xử lý giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
Theo ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vì các trường đại học tự chủ vẫn phải tuân theo Luật Viên chức, nên một bộ phận cán bộ giảng viên dù làm việc không hiệu quả nhưng trường không thể cho nghỉ việc. Do đó, dù xảy ra tình trạng giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thì trường cũng không xử lý được. Khi thực hiện tự chủ đáng ra hiệu suất công việc tăng lên, nhưng khi yêu cầu mọi người phải làm việc nhiều hơn thì bị phản ứng.
PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), cũng đồng quan điểm, cho rằng một trong những bất cập trong vấn đề nhân sự hiện nay là vẫn áp dụng theo Luật Viên chức trong các trường đại học tự chủ. Mà theo đó, để tăng lương cho một cá nhân xuất sắc, tài năng hay sa thải đối với cá nhân yếu kém là rất khó.
Vì vậy, để có thể thực hiện được tự chủ đúng nghĩa, ông Thành đề xuất cho các trường áp dụng Luật Lao động.
“Với cơ chế tự chủ, các trường phải được căn cứ vào trình độ, đóng góp từ đó đưa ra mức lương cụ thể tới từng người, ngay cả với hiệu trưởng, thì mới khuyến khích được người tài. Còn ai không đảm bảo năng lực thì sa thải. Chứ như hiện nay, để sa thải một cá nhân theo Luật Viên chức là rất khó, dẫn đến chỉ cần một nhóm người nhỏ trong tổ chức hoạt động không tốt là kéo lùi cả tập thể đi xuống”.
Ngân Anh - Lê Huyền - Thanh Hùng
Tự chủ đại học: Nhiều hiệu trưởng vẫn muốn mình là to nhất
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
" alt="Quy định pháp luật chồng chéo, trường gặp khó khi tự chủ nhân sự"/>