
Con phố san sát nhà cao tầng trên trục đường chính của xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nguyễn ThảoVề thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, không ai là không biết gia đình anh Sơn nổi tiếng với nghề làm bánh dày hơn 20 năm nay.
Từ cán bộ xã cho tới người dân, ai cũng mách ‘cứ thấy cái nhà nào to đẹp nhất làng là nhà anh Sơn’. Gia đình anh Sơn, anh Sên được truyền nghề từ thời mẹ anh, bà Dư - một trong những người làm bánh dày đầu tiên trong xã.
Hiện tại, cơ sở làm bánh dày của anh Sơn cũng là nơi cung cấp bánh dày lớn nhất Lạc Đạo.
Căn nhà khang trang, rộng rãi được anh xây dựng từ năm 2018. Tầng 1 căn nhà được sử dụng làm nơi sản xuất bánh. Gian bên trong là nơi nấu và giã xôi thành một thứ bột bánh dẻo quyện vào nhau. Gian ngoài là khu vực cất trữ gạo và nặn bánh.
Chỉ vào chồng gạo chất cao, anh Sơn bảo ‘chỗ này tầm 20 tấn gạo, dùng trong khoảng 2 tháng’, tức là mỗi ngày gia đình anh sử dụng khoảng 300 kg gạo để làm ra vài nghìn cặp bánh dày.
Có 2 loại bánh dày mà gia đình anh Sơn đang làm, là bánh dày chay và bánh dày đỗ. Để làm ra những chiếc bánh dày dẻo thơm, cần gạo nếp loại ngon. Sau khi nấu xong, xôi được cho vào máy giã.
Xem Video:
'Ngày xưa, bánh được giã hoàn toàn bằng tay. Đến tận năm 2000 mới có máy giã bánh' - anh Sơn chia sẻ và ‘khoe’ những ngón tay chai sần.
Ông chủ cơ sở bánh dày cũng cho biết, nhiều thứ làm bằng máy có thể không ngon bằng làm tay nhưng riêng bánh dày thì giã máy cho ra thứ bột dẻo đều hơn, ăn ngon hơn hẳn.
Công đoạn sản xuất một mẻ bánh dày bắt đầu từ 1-2 giờ chiều và kéo dài đến nửa đêm tùy theo số lượng bánh và nhân công của mỗi gia đình. Khoảng 3-4 giờ sáng, người làm bánh lại phải dậy để giao bánh cho khách, chủ yếu là bà con trong xã lấy bánh ra Hà Nội bán.
Có một số ngày lễ tết như cúng cơm mới, giỗ Tổ Hùng Vương, đám cưới, đám ma, lượng bánh được tiêu thụ sẽ lớn hơn đáng kể, đòi hòi phải bắt đầu công việc từ buổi sáng. Trong những dịp này, bánh đôi khi được đặt theo kích thước đặc biệt, có thể to bằng một chiếc đĩa để thắp hương.
 |
Sau khi xôi được giã bằng máy, các thợ nặn bánh bắt đầu công việc của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đến nhà chị Hằng, anh Hoàng Anh ở xóm Ngọc vào buổi chiều cũng là lúc cả nhà đang làm mẻ cơm nắm, xôi các loại. Anh Hoàng Anh đang lo cho mấy nồi cơm cỡ chừng hơn 20kg gạo/ nồi. Trong khi chị Hằng, chị gái và mẹ chồng chị đang nắm xôi, đóng khuôn thành từng chiếc vuông vức.
Anh Hoàng Anh cho biết, mỗi ngày gia đình anh nấu chừng 5 nồi cơm như thế này, tổng cộng khoảng 100kg gạo để làm món cơm nắm muối vừng. Ngoài ra, chị còn làm thêm xôi trắng, xôi chè – thứ quà vặt được đóng khuôn đẹp đẽ trên chiếc đĩa nhựa dùng một lần. Có loại được lót lá chuối xanh trông rất bắt mắt.
 |
Anh Hoàng Anh đang nấu cơm để làm cơm nắm muối vừng. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Theo tìm hiểu của PV, mỗi cân gạo sẽ nặn được 15-17 nắm cơm, mỗi chiếc được bán buôn với giá 2,5 nghìn đồng. Mỗi cặp bánh dày cũng được giao buôn với giá 1,5-2 nghìn đồng/cặp tùy theo kích cỡ.
Gia đình anh Sơn, chị Hằng là những cơ sở được cho là sản xuất ra số lượng bánh nhiều nhất nhì xã Lạc Đạo. Họ tận dụng những nhân công trong gia đình và thuê thêm người dân trong xã theo mùa vụ.
Được biết, trong xã hiện có khoảng 3 gia đình làm bánh dày và 5-7 nhà làm cơm nắm với số lượng lớn như nhà anh Sơn, chị Hằng. Còn lại là các hộ làm với quy mô nhỏ lẻ, tự làm tự bán hoặc làm các loại bánh khác như bánh chưng, bánh khúc, bánh khoai, bánh nếp…


|
Ngoài cơm nắm, nhà chị Hằng còn làm cả các loại xôi. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Ông Nguyễn Văn Đậu – Phó chủ tịch UBND xã Lạc Đạo cho biết, ngoài nghề làm bánh dày, cơm nắm, người dân trong xã còn nhiều nghề phụ khác như: sản xuất loa thùng, bàn bi-a, nhổ đinh gỗ, nấu rượu, làm nem chua, giò chả…
Những người ở nhà làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn có thể đi làm thuê cho các hộ làm bánh, tái chế nhựa, làm gỗ với mức thu nhập khoảng 200 nghìn/ngày.
Tất cả những loại thực phẩm mà người dân xã Lạc Đạo sản xuất ra mỗi ngày chủ yếu là phục vụ cho thị trường Hà Nội. Cứ khoảng 3-4 giờ sáng, dọc trục đường chính của xã đi qua thôn Ngọc, những hàng dài xe máy nối đuôi nhau giao hàng, nhận hàng để kịp đưa lên Thủ đô vào sáng sớm.
Với những mặt hàng cồng kềnh khác, người dân trong xã sắm ô tô để vận chuyển. Theo ông Đậu, hiện xã có trên 300 chiếc ô tô vừa phục vụ đi lại của người dân vừa phục vụ chở hàng ra Hà Nội buôn bán.
 |
Nhờ có nhiều nghề phụ mà đời sống kinh tế của người dân xã Lạc Đạo được cải thiện đáng kể. Ảnh: Nguyễn Thảo |
‘Hiện có tổng cộng 23 công ty đóng trên địa bàn xã, tạo công ăn việc làm cho người dân. Thanh niên trẻ nếu không làm nghề hay buôn bán, dịch vụ thì sẽ đi làm công nhân với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng tới 8-10 triệu đồng/ tháng. Đời sống kinh tế của người dân tương đối khá giả’ - ông Đậu cho hay.
Đi dọc trục đường chính của xã Lạc Đạo cũng dễ dàng nhận thấy những nhà cao tầng, biệt thự nằm san sát nhau, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ không kém gì những khu phố sầm uất của Hà Nội.
Cô Khanh -một người dân Lạc Đạo mỗi ngày đi hơn 30km tới phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) để bán bánh - cho biết, để kiếm được đồng tiền, ai cũng phải 'đổ mồ hôi, sôi nước mắt'. Nghề làm bánh phải làm đêm hôm nên sáng sớm hôm sau người dân phải ngủ bù, 9-10 giờ gõ cửa vẫn chưa dậy là chuyện bình thường.

Ngôi làng có chục nghề phụ, biệt thự san sát như giữa lòng Thủ đô
'Cứ thấy ai bán bánh dày, cơm nắm ở Hà Nội là người Lạc Đạo' - cô Khanh, người bán bánh dày, cơm nắm gần 8 năm nay nói.
" alt="Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đô"/>
Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đô

Mặt ngoài giòn của chiếc bánh. Ảnh: Thảo Nguyên.Những ngày lễ, được nghỉ làm, hãy mua nguyên liệu, vào bếp trổ tài để cả gia đình được thưởng thức món bánh xèo đúng điệu vùng quê mình bạn nhé.
Nguyên liệu: Bột gạo (bột pha sẵn), tôm, thịt ba chỉ, mực, trứng, đậu xanh, nấm, rau sống, nước mắm, gia vị và bột nghệ. Các nguyên liệu này bạn chuẩn bị sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của các thành viên trong gia đình.
Thực hiện: Hành, rau sống, nấm làm rửa sạch.
Chọ bột bánh vào cái tô lớn, thêm muối và bột nghệ đã chuẩn bị vào chung rồi trộn đều. Tiếp đó, bạn đổ khoảng 250ml nước cùng với 100ml bia, khuấy đều để làm lỏng bột. Khi bột đã hòa tan với nước và tạo thành hỗn hợp lỏng, bạn cho thêm nước cốt dừa, đập trứng và hành lá thái nhỏ vào khuấy đều. Để bột ngấm khoảng 15 - 20 phút.
 |
Vị chua ngọt của nước chấm, béo ngậy của nhân và bột bánh cùng chút cay the của rau cải cay sẽ làm món ăn ngon hơn bao giờ hết. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Sẽ có nhiều người thắc mắc, sao lại bỏ bia vào khi đánh bột, nhưng đó là bí quyết của các đầu bếp để vỏ bánh giòn hơn. Với bột nghệ, bạn cũng nên chỉ cho một lượng vừa đủ để bánh không bị đắng.
Thịt ba chỉ thái miếng mỏng. Tôm mua loại nhỏ, cắt râu và đầu, bỏ vỏ. Mực sửa sạch, bỏ mắt và phần mực đen. Các nguyên liệu rửa sạch. Đậu xanh bỏ vỏ, ngâm với nước khoảng 3-4 tiếng cho nở. Lưu ý: Các nguyên liệu này bạn có thể thay cho phù hợp với gia đình. Bạn có thể nấu chín trước để có thể rút ngắn khâu chiên bánh nhé.
Theo những người nghiền bánh xèo, món ăn này có ngon, đậm đà là nhờ bát nước chấm. Để làm nước mắm chấm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 muỗng nước cốt chanh tươi, 3 muỗng nước mắm ngon, 3 muỗng nước lọc, 1 muỗng đường, 1 muỗng tỏi + ớt băm nhuyễn. Tất cả trộn đều rồi nêm nếm cho vừa ăn.
 |
Màu vàng của chiếc bánh được trình bày trên màu xanh của lá chuối trông rất hấp dẫn. Ảnh: Thảo Nguyên. |
Dùng chảo chống dính đổ bánh (chiên bánh). Lưu ý, bạn chỉ nên đổ một lượng dầu vừa đủ để chiên một chiếc bánh. Chiên xong đổ dầu lại để làm cái tiếp theo.
Bắc chảo lên bếp cho nóng, đổ dầu, rắc hành tây thái nhỏ phi thơm. Tiếp đến, cho bột ngậm cháo chiên cho chín. Để bên ngoài chiếc bánh thì giòn, bên trong bột vừa chín tới bạn nên cho bột nhiều một chút. Sau đó, cho nấm, thịt, tôm, mực, đậu xanh và giá vào. Gập chiếc bánh lại, trình bày ra đĩa. Làm tương tự với những chiếc bánh tiếp theo.
Món ăn này nên ăn lúc nóng cho ngon, vì thế, chiên đến đâu ăn đến đó. Bạn nên ăn với các loại rau sống đều được, nhưng để đậm đà hơn thì nên có rau cải, bẹ to nữa nhé.

5 món ngon cho du khách đến thăm Đền Hùng
Đến Phú Thọ dự lễ giỗ tổ Hùng Vương, du khách có thể trải nghiệm một số món đặc sản ở đây.
" alt="Ngày giỗ tổ đổ bánh xèo đãi cả nhà"/>
Ngày giỗ tổ đổ bánh xèo đãi cả nhà