Trao đổi với phóng viên Dân tríchiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.
Còn lại 55 lô khác, bao gồm cả người trúng lô đất có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2, không nộp tiền. Như vậy, 55 lô đất không nộp đủ tiền được hiểu đã là bỏ cọc. Vị này cho biết, sau 120 ngày kể từ khi có quyết định hủy đấu giá mới có kế hoạch đấu giá lại. Do đó, hiện huyện Thanh Oai chưa có kế hoạch và thời gian để đấu giá lại 55 lô đất bị bỏ cọc.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Chỉ 13 lô đất của phiên đấu giá 68 lô tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) nộp tiền (Ảnh: Dương Tâm).
Mới đây, Huyện Thanh Oai cũng đã ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đối với 58 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man (thuộc dãy ONT-07 và ONT-08), ở thôn Văn Quán, xã Đỗ Động.
Cụ thể, các lô đất có diện tích từ 76,55m2 đến 189,73m2; giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2, tương đương từ gần 406 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi lô. Khách hàng tham gia đấu giá đất phải nộp trước khoảng 81-201 triệu đồng. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp một lần đấu. Thời gian dự kiến tổ chức đấu giá vào sáng 5/10.
Bên cạnh đó, UBND huyện Thanh Oai cũng đang tìm đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đợt 3 đối với 73 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man. Lô số 01 (ONT-01) ký hiệu thửa đất từ 01 đến 20; lô số 02 (ONT-02) ký hiệu thửa đất từ 21 đến 49; lô số 03 (ONT-03) ký hiệu thửa đất từ 50 đến 73. Tổng diện tích các lô đất hơn 7.647 m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2.
" alt=""/>100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhấtUAV Dovbush T10 của Ukraine (Ảnh: Kyiv Post).
Kyiv Postđăng tải đoạn video do chuyên gia chuyên gia công nghệ điện tử người Ukraine Serhii Beskrestnov cho thấy UAV Dovbush T10 do Kiev thiết kế và sản xuất đã được cải tiến để mang và phóng tới 6 máy bay không người lái tấn công tự sát góc nhìn thứ nhất (UAV FPV).
Cơ chế này biến Dovbush T10 có khả năng tác chiến như tàu sân bay trên không. Trước đó, Dovbush có nhiệm vụ chủ yếu là nền tảng trinh sát. Nhờ được trang bị tính năng mới, UAV này đã trở thành một loại vũ khí tấn công.
Dovbush T10 sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu. Sau khi tìm thấy, nó sẽ thả UAV FPV ra để tấn công.
Dovbush T10 có tầm hoạt động 40km và được cho là có chứa phần mềm và các thiết bị khác giúp nó chống lại các biện pháp tác chiến điện tử của Nga và hệ thống phòng không của đối phương.
Nó sử dụng cả hệ thống dẫn đường quán tính và dựa trên định vị GPS/GLONASS, cũng có khả năng chống nhiễu. Động cơ điện có độ ồn thấp kết hợp với việc sử dụng vật liệu "tàng hình" khiến việc phát hiện trong khi bay thậm chí còn khó khăn hơn.
Trong vai trò "tàu sân bay trên không", UAV vẫn giữ được hệ thống quang học, tầm nhìn hồng ngoại và các hệ thống cảm biến khác có độ phân giải cao để trinh sát. Điều này, kết hợp với hệ thống liên lạc tầm xa an toàn, cho phép UAV truyền dữ liệu và video theo thời gian thực đến các nhà điều hành mặt đất.
UAV này cũng được cho là được trang bị phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phân tích mục tiêu và nhận dạng tự động.
UAV FPV gắn dưới cánh Dovbush T10 cũng được trang bị hệ thống chống tác chiến điện tử chống lại sự phát hiện và gây nhiễu radar của Nga và có thể mang theo nhiều loại đạn xuyên giáp, nhiệt áp hoặc nhiệt nhôm.
Từ cuối năm 2022, Nga tuyên bố đã phát triển một công nghệ có thể thu các phương tiện bay không người lái (UAV) vào khoang chứa trên máy bay, đồng thời thả chúng ra để làm nhiệm vụ tấn công.
Hồi tháng 9, công ty Berkut có trụ sở tại Cộng hòa Buryatia thuộc Nga tuyên bố đã chế tạo ra một UAV mới mang tên Burya-20. Đây là UAV cỡ lớn có khả năng phóng ra các UAV góc nhìn thứ nhất (UAV FPV) cỡ nhỏ hơn.
Nga trang bị cho UAV "tàu mẹ" công nghệ "thị giác máy", giúp UAV có khả năng kiểm tra, xem xét và phân tích tự động dựa trên hình ảnh, từ đó đưa ra quyết định có liên quan.
Sự xuất hiện của những công nghệ mới này đến trong bối cảnh UAV đang trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động tác chiến trong tương lai. Các cuộc xung đột gần đây cho thấy vai trò quan trọng, thậm chí thay đổi cuộc chơi của các UAV.
Năng lực thực hiện các vụ tấn công theo cơ chế bầy đàn ồ ạt vào mục tiêu đối thủ có thể tạo ra lợi thế không nhỏ cho một nền quân đội. Cơ chế "tàu sân bay trên không" có thể thực hiện việc này.
Với cơ chế "tàu sân bay trên không", các UAV đóng vai trò "tàu mẹ" sẽ có thể ở bên ngoài tầm tấn công của đối thủ, giúp người điều khiển điều phối hoạt động của các UAV nhỏ tùy thuộc vào tình hình trên thực tế.
Theo Kyiv Post" alt=""/>Ukraine phát triển UAV như "tàu sân bay trên không"Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới G19 tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Theo kết quả, tính đến ngày 3/10, có 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án trên là Công ty cổ phần Tập đoàn Everland (mã cổ phiếu: EVG) và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Trung Yên.
Khu đô thị mới G19 có tổng diện tích hơn 26ha, quy mô dân số khoảng 4.440 người. Dự án này dự kiến cung cấp 174 căn liền kề, 56 căn biệt thự, 3 tòa nhà ở xã hội 10-30 tầng. Một số hạng mục khác gồm trung tâm thương mại 5 tầng, trường mầm non, nhà văn hóa, cây xanh vườn hoa.
Tổng vốn đầu tư dự án là gần 2.200 tỷ đồng, chưa gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 244 tỷ đồng. Dự án hoạt động 50 năm với tiến độ thực hiện đến 2029.
Huyện Đông Anh được dự kiến sẽ trở thành quận vào năm 2025. Thời gian vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã đăng ký thực hiện dự án mới tại Đông Anh.
Vào ngày 30/8, Tập đoàn Vingroup động thổ dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa), quy mô hơn 261ha, tổng vốn đầu tư gần 34.880 tỷ đồng.
Trước đó, huyện Đông Anh có 6 dự án khu đô thị đang được thành phố kêu gọi đầu tư, gồm: dự án Khu đô thị mới G3 (diện tích gần 80ha, vốn đầu tư 8.127 tỷ đồng) nằm tại các xã Kim Chung, Đại Mạch; Khu đô thị mới G13 (hơn 44ha, 3.113 tỷ đồng) nằm tại xã Mai Lâm, Đông Hội; Khu đô thị mới G8 (gần 47ha, 3.153 tỷ đồng) tại xã kim Nỗ, Kim Chung; Khu đô thị mới G17 (gần 21ha, 5.892 tỷ đồng) tại xã Nam Hồng.
Ngoài ra, huyện Đông Anh còn có 2 dự án nhà ở xã hội kêu gọi đầu tư là Khu đô thị mới - nhà ở xã hội Star City Tiên Dương tại xã Tiên Dương (44,72ha), với vốn đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng và Khu đô thị mới - nhà ở xã hội thành phố kết nối xanh Green Link City tại xã Tiên Dương (39,5ha) vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng.
Một góc huyện Đông Anh, Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
Về doanh nghiệp đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị G19, Công ty cổ phần Tập đoàn Everland thành lập năm 2009. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.
Tập đoàn Everland có địa chỉ tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật doanh nghiệp là ông Nguyễn Thúc Cẩn và Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lê Đình Vinh.
Tính đến quý II vốn điều lệ của đơn vị này là gần 2.660 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh của Everland, theo báo cáo tài chính nửa đầu năm nay doanh thu thuần của công ty đạt 630 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 28 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ.
Còn Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Trung Yên được thành lập năm 2010. Tại thời điểm đầu năm 2021, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 600 tỷ đồng.
Theo fica.dantri.com.vn" alt=""/>2 doanh nghiệp nhắm tới dự án 2.400 tỷ đồng tại Đông Anh