Lý Nhã Kỳ hé lộ kho túi hiệu giá gần 30 tỷ đồng
Lý Nhã Kỳ những năm qua tận hưởng cuộc sống trong biệt thự bề thế ở trung tâm TP.HCM. Không chỉ đi siêu xe,ýNhãKỳhélộkhotúihiệugiágầntỷđồâm lich mua hột xoàn xa hoa, cô còn là tay chơi đồ hiệu khi sở hữu bộ sưu tập túi, giày, quần áo, phụ kiện đắt đỏ.
![]() | ![]() |
Trong một show truyền hình, cô tiết lộ có trên dưới 400 chiếc túi đủ màu sắc và kiểu dáng đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới, tổng trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Riêng góc chụp ở studio của cô được nhận xét giá trị khoảng 30 tỷ đồng.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
“Có khi mua nhiều quá không quản lý hết rồi bị mất nhiều món mà tôi không biết. Có những dòng túi tôi thích quá thì tự đặt thiết kế riêng cho mình. Tổng kết số tiền phải chi cho những bộ sưu tập này tôi cũng không thể nhớ hết", cô nói.
Trên các diễn đàn đồ hiệu, nhiều người ước tính loạt túi Hermes Birkin được trưng bày với đủ màu sắc của Lý Nhã Kỳ có giá trị bằng vài căn biệt thự. Những chiếc túi này có giá bán từ trên 200 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng tùy màu sắc và chất liệu.
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên cho lắp đặt chiếc kệ hồng để bày trí những chiếc túi hiệu đắt đỏ.
Nữ diễn viên đôi khi mua trùng một kiểu túi, chỉ khác màu. Theo cô, điều này giúp mình dễ dàng phối đồ khi mặc từng loại trang phục. Ngoài túi, cô cũng có thói quen sưu tầm giày nhiều màu.
Dù sở hữu kho đồ hiệu "khủng", Lý Nhã Kỳ không xem đó là những món đồ khiến mình phải lệ thuộc. Trái lại, cô coi đó chỉ là những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
"Bởi vậy, nên dùng đồ hiệu xong tôi chỉ bỏ vào túi rồi cất đi, chứ không quá tôn thờ các món đồ hiệu như một số người", nữ diễn viên bày tỏ.

Tờ South China Morning Posttừng nhận định Lý Nhã Kỳ là đại gia 'khét tiếng' trong showbiz Việt. Người đẹp được ví như Kim Kardashian và có cuộc sống như mơ nhờ sở hữu khối tài sản 17 triệu USD (gần 400 tỷ đồng).
Bên cạnh nghệ thuật, Lý Nhã Kỳ còn hoạt động ở nhiều vai trò khác như: kinh doanh phát triển bất động sản, kim cương, công ty xúc tiến đầu tư thương mại du lịch... Mỗi lần xuất hiện trước công chúng, người đẹp luôn tỏa sáng với vẻ ngoài sang trọng, diện đồ hiệu đắt đỏ với giá từ vài tỷ đến chục tỷ đồng.
Khôi Nguyên

(责任编辑:Thế giới)
Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà
Nữ MC thời tiết 'gây sốt' vì vòng ba 'khủng'
Khu nhà tôi ở xưa kia là vùng ngoại ô hẻo lánh ven sông Nhuệ. Cơn sốt đất năm 2006 làm những thửa ruộng biến hình thành thổ cư. Các dãy nhà trọ và chung cư bắt đầu mọc dần lên kéo theo hàng nghìn nhân khẩu đổ về sinh sống. Con đường nhỏ đi vào nội thành đông dần người qua lại mỗi ngày. Rồi không biết từ lúc nào, một vài chỗ ven đường xuất hiện đôi ba túi nylon rác.
Mỗi sáng, một vài phụ nữ diện đồ công sở chạy xe chậm lại, vứt xịch một túi rác buộc kỹ, rồi tăng ga đi tiếp. Không ai bảo ai, dần dần quãng đường chưa đầy một cây số đã mọc lên hai bãi rác.
Đó là kịch bản quen thuộc của những bãi rác tự phát mọc lên khắp nước ta. Không chỉ đô thị, những ai ở nông thôn có lẽ cũng quen với những khoảng ruộng ven đường bỗng nhiên trở thành nơi tập kết rác. Chỉ 10 năm từ cơn sốt đất ven sông Nhuệ, Ngân hàng Thế giới cho biết số lượng rác thải ở Việt Nam tăng gấp đôi, đạt 27 triệu tấn/năm. Thêm 10 năm nữa, con số này ước tính là 54 triệu tấn.
Có một sự thật không mấy dễ chịu: chỉ có 85,5 % rác ở đô thị và 45,5% ở nông thôn được thu gom. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang sống với hàng triệu tấn rác không được xử lý mỗi năm. Điểm đến tất yếu của chúng là những dòng sông, con phố, hay ngay trước cửa nhà bạn.
Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội lần này, Bộ Tài nguyên Môi trường đề xuất xử lý cuộc "khủng hoảng rác" bằng nguyên tắc thị trường: ai xả rác nhiều sẽ phải trả nhiều tiền, thông qua hệ thống bao bì do nhà nước quyết định. Người dân vì thế sẽ có động lực xả ít rác hơn để tiết kiệm, đồng thời phân loại rác tại nguồn. Bởi túi đựng rác tái chế được sẽ có giá thấp hơn, hoặc được phát miễn phí (như nơi tôi đang sống ở New Zealand). Điều này vừa làm giảm lượng, vừa giúp việc xử lý rác hiệu quả so với hiện tại.
Khi không được phân loại, cách xử lý khả dĩ nhất là chôn lấp rác. Những ai từng chịu đựng mùi hôi thối từ bãi rác sẽ biết biện pháp này hiệu quả thế nào trong dài hạn. Nếu kém may mắn hơn - như những người dân ở gần bãi rác Cam Ly, Đà Lạt - rác sẽ là quả bom kinh hoàng đổ ụp xuống đầu bạn.
Nỗi lo đầu tiên: áp dụng nguyên tắc thị trường sẽ khiến người dân mất thêm chi phí. Nhưng thực tế là chi phí xả rác ở Việt Nam đang quá rẻ.
Chi phí môi trường trên mỗi hộ gia đình Việt Nam hiện là 0,1 % trên tổng thu nhập, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 1% của thế giới. Ở Hà Nội, một hộ gia đình phải trả khoảng 200 nghìn Đồng cho mỗi tấn rác thải ra, trong khi chi phí thực tế để xử lý lên đến 900 nghìn Đồng. Tôi nghĩ ít ai phàn nàn nếu phải trả thêm một bát phở mỗi tháng để đổi lấy môi trường sạch hơn.
Lo ngại thứ hai là sự trỗi dậy của "rác tặc". Chi phí tăng sẽ khiến hiện tượng vứt rác bừa bãi tăng lên. Điều này có phần đúng, nhưng đổi lại, nếu quy định hiện tại giữ nguyên, bạn có chắc những người lén lút ném rác bên vệ đường có dừng lại hay không? Tôi không nghĩ vậy. Đây là vấn đề thuộc về ý thức nhiều hơn là lợi ích kinh tế.
Thay đổi ý thức cần nhiều thời gian, nhưng không phải là không thể. Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là luật pháp và văn hóa. Tại sao nhiều người Việt ở nước ngoài rất nghiêm chỉnh, bỏ rác đúng nơi quy định, nhưng ngay sau khi bước chân xuống Nội Bài đã nhổ toẹt bã kẹo cao su ra vỉa hè?
Tôi không cho rằng quy định luật pháp chưa đủ nghiêm. Vào năm 2006, khi khu nhà tôi rục rịch sốt đất, mức phạt hành chính cho hành vi xả rác nơi công cộng là 100 đến 500 nghìn Đồng. Hiện tại, mức phạt tối đa là 7 triệu Đồng. Một con số lớn với mức thu nhập bình quân, nhưng thực tế là không mấy người bị xử phạt. Thiếu sót trong thi hành khiến quy định chỉ nằm trên giấy và không có tác động nào để thay đổi hành vi, ta vẫn phải sống chung với rác.
Thành công của quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hay gần đây chiến dịch xử phạt nồng độ cồn, cho thấy chính sách có thể điều chỉnh được hành vi nếu được thực hiện nghiêm ngắn. Đó có lẽ là nỗi lo lớn nhất của tôi với đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhất là với ai đã chứng kiến nhiều dự án thất bại, như chương trình phân loại rác 3R hơn 10 năm trước.
Trước mùa Covid, nhờ sự bùng nổ của hàng không giá rẻ, trên "tường" của tôi tràn ngập hình ảnh bạn bè du lịch Hàn Quốc. Điểm đến ưa thích để check-in là đồi bông lau ở Haneul, công viên cao nhất thành phố Seoul nằm cạnh sân vận động World Cup, phủ quanh bởi rừng cây rợp bóng. Câu chuyện của Haneul mang màu sắc điện ảnh Hàn: trước năm 2002, đó là một bãi rác khổng lồ với 92 triệu tấn. Chính quyền mất 6 năm để biến Haneul từ vịt con xấu xí thành thiên nga, và là biểu tượng cho thái độ với môi trường của người dân Seoul. Chi phí đương nhiên là không rẻ, nhưng có mấy thành phố quyết tâm biến một bãi rác trở thành niềm tự hào?
Nhiều người có thể cho rằng, Hàn Quốc giàu, muốn làm gì chẳng được. Nhưng đồng tiền chật ví không đương nhiên làm tăng ý thức. Haneul tương thích kỳ lạ với bãi rác gần nhà tôi. Tính theo đường chim bay, nó cũng chỉ cách sân vận động quốc gia Mỹ Đình chưa đến một km. Nhìn từ xa, bạn cũng có thể thấy chỏm đồi với hàng cây xanh. Nhưng có những thứ chỉ nên nhìn từ xa hơn là lại gần.
Tôi mong tới ngày có thể dẫn con mình đi dạo trên ngọn đồi đó, và kể cho nó nghe về cuộc chuyển biến trong thái độ với rác của thế hệ tôi, giữa không gian thơm mùi cỏ và tiếng chim kêu. Nhưng nếu không bắt đầu từ hôm nay, ngày mai thứ chúng ta thấy vẫn là những túi rác lổn nhổn dọc đường.
Nguyễn Khắc Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Tính rác theo cân" />Tính rác theo cânHọa sĩ Đào Hải Phong đã nói như vậy khi được hỏi về thị trường tranh tại Việt Nam sau màn treo tranh giả ở Bảo tàng mỹ thuật đang gây chấn động dư luận.
Bức tranh của họa sĩ Thành Chương bị tảy xóa tên và 'hô biến' thành tranh Tạ Tỵ trong cuộc triển lãm. Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay
Anh có quan tâm đến cuộc triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gây xôn xao giới mỹ thuật vì hầu hết là tranh giả không?
- Tôi có nghe bàn về việc này nhưng không quan tâm lắm dù có đọc thông tin trên mạng rằng hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều là tranh giả. Khách quan mà nói, khi một dân tộc, một đất nước mà văn hóa cũng có sự giả dối là rất nguy rồi. Trong giai đoạn hội nhập mà có những tệ nạn văn hóa kiểu như thế để đi lừa công chúng người Việt thì tôi cho đó là dấu hiệu của sự nguy nan vì người ta không còn coi trọng văn hóa nữa. Khi một xã hội mà văn hóa cũng bị làm giả thì nó còn liên quan đến đạo đức.
Nhưng nghệ thuật rất hay ở chỗ nó không thể đánh lừa được, dù làm giả có tinh vi đến mấy. Ví dụ nhà sưu tập Lê Minh vừa rồi có mang tranh Lê Phổ về Việt Nam nhưng không ai nói đó là tranh Lê Phổ giả, dù tranh đó với tôi không phải là bức xuất sắc nhất Lê Phổ. Không phải mọi bức tranh của các họa sĩ đều xuất sắc nhất nhưng tình cảm, phong cách đích thực thì chan hòa khắp các tác phẩm của họ. Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay. Tôi cho nghệ thuật là giá trị đích thực không thể làm giả được còn nếu họ cố tình làm giả giá trị nghệ thuật thì cần phải xem xét lại sự lâm nguy của một xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp triển lãm lần này, có ý kiến cho rằng 'sự cố tình' nhiều hơn là vô tình trưng bày tranh giả. Bởi không thể mang triển lãm một bộ sưu tập mà người ta không biết tất cả đều là giả?
Tôi nghĩ cố tình hay không thì kết luận còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Còn nghệ sĩ, công chúng thì chỉ cảm thấy một sự thất vọng trước các tác giả mình yêu mến. Biết đâu người chủ sở hữu tranh đó cũng bị lừa thì sao? Có thể người ta được mua rẻ những bức tranh đó thì sao? có nhiều động cơ lắm mà tôi nghĩ mình không thể chụp mũ cho họ bởi tôi chưa được gặp họ. Bởi chuyện bị mắc lừa là chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là nghệ thuật tương đối trừu tượng với những người thiếu tri thức. Những người quan tâm đến nghệ thuật đôi khi họ xem tranh bằng tai, cứ nghĩ tác giả đó nổi tiếng thì đương nhiên bức tranh của họ là đẹp.
Phác thảo bức 'Trừu Tượng' vẫn được họa sĩ Thành Chương lưu giữ. Tôi nhớ câu chuyện anh chia sẻ với tôi cách đây vài năm về việc hiện tại xuất hiện tầng lớp những người giàu nhanh chóng và tranh như một thứ trang sức làm sang cho họ. Nhiều khi họ bỏ tiền ra mua cho oai mà không biết tường tận về tác phẩm mình mua, đó có phải lý do dẫn đến việc xuất hiện tranh giả ngày càng nhiều?
Tôi biết có nhiều đại gia, đặc biệt là ở Trung Quốc, trước hết họ cứ bỏ tiền ra mua để 'chiếm đoạt' tranh của những họa sĩ nổi tiếng đã xong rồi sẽ đi tìm hiểu. Và con cái họ, dù mới ngoài 20 tuổi nhưng được đi học ở nước ngoài sẽ về 'giáo dục' lại bố mẹ cách thưởng thức nghệ thuật. Họ có thể không nghe bạn bè khuyên nhưng lại nghe lời con cái mình với sự vui mừng rằng chúng đã trưởng thành. Cùng với đó, họ được sự cổ xúy của những người xung quanh, nó trở thành niềm vui lớn, to hơn cả tiền bạc. Lúc đó họ sẽ quan tâm tìm hiểu thêm về tác giả những bức tranh ấy.
Việt Nam đang là thị trường ê chề nhất về tranh
Với sự xuất hiện của tầng lớp những người siêu giàu, xem ra thị trường tranh sẽ ngày một sôi động?
Không! Việt Nam hiện giờ đang là thị trường ê chề nhất về tranh vì nhiều yếu tố. Thứ nhất người ta không tin VN có những họa sĩ có được những điều đó. Thứ hai là tệ nạn tranh giả và rởm. Điều đó làm người mua nước ngoài nản và không muốn dây vào thứ đó làm gì. Còn người giàu trong nước thì đa số văn hóa không song hành với túi tiền của họ. Cuối cùng, tranh không dành cho số đông.
Họa sĩ Đào Hải Phong Anh nói nhiều người sưu tập tranh thì tri thức không tỉ lệ thuận với túi tiền, đó là nguyên cớ khiến thị trường tranh giả trở nên sôi động?
Có nhiều người sở hữu tranh của những họa sĩ tên tuổi không đơn thuần là giữ tranh cho mai sau mà có yếu tố đầu cơ trong đó. Khi đã có động cơ trục lợi thì đương nhiên có người lừa. Còn khi thưởng thức tranh thật, yêu bằng con tim thật thì những người sở hữu những bức tranh của các họa sĩ tên tuổi quá cố cũng chỉ có 50% giữ cho xã hội chứ không giữ cho bản thân mình. Tất cả các bộ sưu tập của các tỷ phú khi quá cố họ đều hiến tặng hết cho các bảo tàng chứ không giữ cho riêng mình.
Trong thời buổi mọi giá trị đảo lộn như hiện nay thì chuyện một triển lãm bày toàn tranh giả tại bảo tàng có gì là lạ?
Tôi cho đó là dấu hiệu đáng buồn khi chính người Việt cũng hoang mang không biết mình lưu giữ những bản tranh này là thật hay giả. Chưa kể những người có điều kiện sở hữu thì đáng buồn là họ không được giáo dục về nghệ thuật.
Nhưng triển lãm ở gallery thì không sao, đằng này họ ngang nhiên mang tranh giả triển lãm ở một bảo tàng lớn như bảo tàng mỹ thuật, anh nghĩ sao?
Chính vì điều đó là cái rất đau đớn. Tôi tin những người ở bảo tàng có khi họ không đủ kiến thức chứ không phải không có. Và tôi nghĩ có thể không coi đó là chuyện quan trọng để kiểm duyệt.
Hoàng Vy
" alt="Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn động" />Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn độngNhận định, soi kèo Al Khaldiya vs Al Ahli, 23h00 ngày 14/4: Niềm vui ngắn ngủi
- Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- Đại gia đòi lại thành công 9,4 triệu USD từ nhân tình
- Chú rể hủy hôn đúng ngày cưới, cô dâu xoay chuyển tình thế bất ngờ
- Cảnh đẹp Tràng An
- Nhận định, soi kèo Inhulets Petrove vs Karpaty Lviv, 19h30 ngày 14/4: Sáng cửa dưới
- Cuộc hôn nhân ở Pháp của hot girl bình luận về bóng đá 'gây sốt'
- Bác sĩ thực tập đệm đàn cho bệnh nhân hát để thư giãn buổi trưa
- Con gái lấy chồng xa, người cha ngày nào cũng làm một việc xúc động
-
Nhận định, soi kèo Boavista vs CD Nacional, 21h30 ngày 12/4: Bất phân thắng bại
Nguyễn Quang Hải - 12/04/2025 09:59 Bồ Đào Nh ...[详细]
-
Thông điệp ngày Trái Đất 2018: 'Nói không với rác thải nhựa'
-
Justin Bieber: 'Hailey Baldwin là tình yêu lớn nhất đời tôi'
-
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
Pha lê - 13/04/2025 09:47 Máy tính dự đoán ...[详细]
-
Mẹ chồng nàng dâu tập 320: Nàng dâu rơi nước mắt vì thương mẹ chồng U90 vất vả
Mẹ chồng Nguyễn Thị Phá - 81 tuổi Trần Nga quen chồng khi chia tay mối tình kéo dài 10 năm được một thời gian. Khi bản thân đang chới với, sự quan tâm của anh chính là nguồn động viên lớn giúp Trần Nga phấn chấn hơn. Bản thân cô cũng biết chồng mình, hiện làm điều dưỡng bệnh viện, là một người rất tốt, chân tình.
Mới quen, anh đã hết lòng giúp đỡ gia đình bạn gái, lo lắng cho các em của Trần Nga, quan tâm bố mẹ cô. Sự chân tình của anh khiến Trần Nga dần cảm mến. Nhưng động lực khiến cô quyết định chọn anh chính là khi cô nhìn thấy người mẹ 81 tuổi cặm cụi làm việc trong sân.
Con dâu Trần Nga ấn tượng với mẹ chồng ngay lần đầu gặp. Nói về lần đầu gặp mẹ chồng, Trần Nga xúc động rơi nước mắt: "Lần đầu tiên em gặp mẹ không phải do ông xã giới thiệu. Hồi đó em đưa đứa cháu ruột về nhà. Mà nhà cháu sát bên nhà mẹ. Thấy mẹ mặc áo bà ba, người gầy ốm, kéo đất trong sân, em rất thương. Về nhà em suy nghĩ nhiều. Cũng vì thương mẹ nên đồng ý làm quen với chồng em bây giờ".
Về phần mẹ chồng Nguyễn Thị Phá, khi bước sang tuổi 81, bà gác lại công việc đồng áng trước đó, ở nhà giữ gìn sức khỏe và chăm lo cho chồng con. Vợ chồng bà có 3 cậu con trai. Hiện ông bà đang sống ở quê cùng với cậu con trai thứ hai, chưa lập gia đình. Vợ chồng con trai cả xây nhà ở riêng, cạnh nhà bà Phá. Trần Nga là con dâu út của bà.
Nhớ lại lời dặn của chồng, Trần Nga rơi lệ trên sân khấu. Con trai lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình nên bà Phá rất lo lắng. Ngày trai út đưa bạn gái về ra mắt, bà Phá vui mừng không nói thành lời. Ở tuổi 38, bà mong con sớm yên bề gia thất để bà có cháu nội bồng bế.
"Lần đầu tiên về ra mắt, em được mẹ luộc khoai, gọt đu đủ cho ăn. Em thấy mẹ hiền, nhân hậu nên em thương mẹ lắm", Trần Nga vừa nói vừa khóc. Quen nhau được 5 năm, cả hai mới tính chuyện làm đám cưới.
Vì hai bên gia đình cũng khó khăn nên Trần Nga và chồng quyết định đi làm kiếm tiền, tự tổ chức đám cưới. Phần vì vợ chồng muốn kinh tế vững mới tính chuyện kết hôn, phần lại vì lo bố mẹ khó khăn, vất vả khi tổ chức đám cưới cho các con.
Mẹ chồng là người hiền lành, chu đáo, thương các con. "Ngày cưới, mẹ mua cho em sợi dây chuyền kiểu ngày xưa. Thấy không hợp em kêu mẹ đi đổi. Thế rồi mẹ dẫn em đi tiệm vàng đổi luôn. Mẹ dễ chịu lắm, cái gì mẹ cũng chịu hết luôn. Bữa đầu tiên về làm dâu, mẹ nấu chè cho ăn. Em chối không ăn, đòi đi mua hủ tiếu. Nói vậy nhưng mẹ không có buồn. Mẹ chiều theo ý con cái", Trần Nga chia sẻ.
Thương mẹ là vậy nhưng vì công việc, vợ chồng Trần Nga phải lên thành phố sinh sống. Hàng tuần, vợ chồng vẫn thường xuyên về quê thăm bố mẹ. Làm dâu tuổi 27, Trần Nga và chồng lo lắng hết lòng cho gia đình hai bên.
Cô tâm sự, chồng rất thương mẹ. Một câu nói của anh khiến cô xúc động và nhớ mãi: "Mẹ anh khổ một đời rồi. Em về làm dâu, em phụ thương mẹ cùng anh". Lời tâm sự này của Trần Nga khiến MC và khán giả xúc động. Cô cũng nghẹn ngào rơi nước mắt tại trường quay.
Mẹ con hợp nhau là vậy nhưng Trần Nga cũng thừa nhận “mẹ hay nói còn em thì hay cãi”. Mỗi lần Trần Nga làm trái ý mẹ chồng, bà đều cười xòa cho qua và không để bụng. Tính cách dễ chịu này của mẹ chồng khiến con cái trong gia đình rất thoải mái, vui vẻ.
"Ngày sinh con, mẹ chồng lâu lâu lại đón xe buýt sang chơi vì nhà em và nhà chồng ở cách huyện. Mẹ mua rất nhiều đồ mang đến. Hàng xóm cũng phải ganh tị với em và khen mẹ chồng quá chu đáo", Trần Nga nói về mẹ chồng. Không chỉ vậy, bà Phá còn hết lời khen con dâu chịu khó, không để mẹ chồng phải sai việc.
Đáp lại tấm lòng của mẹ, Trần Nga thường xuyên gửi quà, mua thuốc bổ biếu mẹ. Cô cũng liên tục nhắc nhở mẹ phải lo cho bản thân, chăm sóc sức khỏe.
MC Quyền Linh cho rằng Trần Nga may mắn có được mẹ chồng hiền lành, tốt bụng. Bởi ở hai thế hệ cách xa nhau, việc mẹ chồng có thể thông cảm và chiều ý con dâu như vậy là không nhiều. Hiểu được những gì mẹ chồng và chồng dành cho mình, nàng dâu út hết lời cảm kích.
Cuối chương trình, Trần Nga mong mẹ bớt tiết kiệm, chịu khó ăn uống. Bởi như lời chồng cô nhắn gửi: “Sức khỏe của mẹ chính là hạnh phúc của chúng con”.
Cô dâu 65, chú rể kém 17 tuổi: Không bao giờ quá muộn để tìm thấy tình yêu
Khi nam hướng dẫn viên du lịch 48 tuổi nhặt được chiếc điện thoại di động của Cecelia Kok 65 tuổi, anh không thể ngờ rằng mình đã tìm thấy tình yêu cuộc đời." alt="Mẹ chồng nàng dâu tập 320: Nàng dâu rơi nước mắt vì thương mẹ chồng U90 vất vả" /> ...[详细] -
Bạn muốn hẹn hò tập 382: Người chị rơi nước mắt khi em gái tìm được hạnh phúc
-
Hai người con trai trái ngược của ông Joe Biden
Không giống như nhiều chính trị gia khác, cuộc đời cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có nhiều biến cố và thăng trầm. Người vợ đầu của ông – Neilia Hunter và con gái Naomi của họ - đều qua đời trong một vụ tai nạn. Lúc ấy, con gái ông mới chỉ 1 tuổi.
Ngoài Naomi, ông còn 3 người con khác là Beau, Hunter và con gái út Ashley – kết quả cuộc hôn nhân của ông với người vợ thứ hai Jill Jacobs vào năm 1977.
Cậu con trai cả Beau Biden là niềm tự hào của ông. Cậu con trai cả Joseph Biden còn có biệt danh là Beau. Beau cũng có một sự nghiệp ấn tượng trong quân đội. Anh gia nhập Lực lượng Vệ binh quốc gia với tư cách là thiếu tá vào năm 2003.
Giống như cha, Beau cũng tham gia chính trị và trở thành Tổng chưởng lý thứ 44 của Delaware từ năm 2007 tới năm 2015. Biden từng tin rằng cậu con trai cả có tiềm năng sáng lạn trên con đường sự nghiệp. “Tôi khá chắc là một ngày nào đó Beau có thể tranh cử chức Tổng thống, và cùng với sự giúp đỡ của em trai mình, thằng bé có thể chiến thắng” – Biden từng chia sẻ.
Beau kết hôn năm 2002 và có 2 con: Natalie và Robert. Anh tuyên bố sẽ tranh cử thống đốc Delaware vào cuộc bầu cử năm 2016 nhưng năm 2015 anh đã qua đời ở tuổi 46 vì căn bệnh ung thư não.
Cái chết của Beau đã tác động lớn đến vợ chồng Biden. “Sau cái chết của con trai, tôi tự hỏi liệu mình có thể mỉm cười trở lại hay không” – Biden từng chia sẻ trong một bài phát biểu tranh cử Tổng thống năm nay. “Lúc đó là mùa hè, nhưng trong tôi không có một chút nắng ấm nào”.
Bà Jill từng chia sẻ về cách mà chồng bà vượt qua nỗi đau này: “Đôi khi tôi không thể tưởng tượng được ông ấy đã làm thế nào – cách mà ông ấy bước tiếp. Nhưng tôi luôn hiểu tại sao ông ấy làm vậy”.
“Bốn ngày sau đám tang của Beau, tôi thấy Joe cạo râu và mặc bộ vest. Tôi thấy anh ấy hít một hơi dài và bước ra ngoài kia mà không có con trai chúng tôi. Anh ấy quay lại với công việc. Đó chính là con người anh.”
Cậu con trai thứ 2 Hunter Biden (phải) từng vướng nhiều lùm xùm về đời tư. Con trai thứ 2 của Biden hiện đã 50 tuổi và đang là luật sư cho một công ty luật có trụ sở ở New York. Anh cũng là người sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Eudora Global và từng là chủ tịch hội đồng Chương trình Lương thực thế giới của Mỹ từ năm 2011 đến năm 2015.
Mới đây, đã có những báo cáo gây tranh cãi về các mối quan hệ và giao dịch kinh doanh của anh ở nước ngoài, nhưng chúng đã bị bác bỏ bởi các tờ Politco, New York Times và The Washington Post nhiều lần. Còn các cáo buộc chưa được chứng minh khác đang được lan truyền trên Facebook được truy xuất từ một diễn đàn Internet ẩn danh.
Cuộc sống cá nhân của Hunter cũng từng gây xôn xao dư luận do anh dính tới ma tuý và rượu. Anh cũng ly hôn cô vợ Kathleen Buhle vào năm 2017. Họ có với nhau 3 đứa con: Naomi, Finnegan và Maisey Biden.
Hunter cũng có một đứa con khác với một người phụ nữ ở Arkansas. Quan hệ cha con với đứa trẻ từng là chủ đề của một vụ án đã được giải quyết vào năm 2018, xác định Hunter chính là cha đứa trẻ.
Năm 2019, Hunter kết hôn với một nhà làm phim người Nam Phi.
Ashley Biden (phải) là cô con gái út của ông với người vợ thứ hai. Về cô con gái út Ashley năm nay đã 38 tuổi, cô tốt nghiệp ĐH Tulane ở New Orleans, có bằng thạc sĩ của ĐH Pennsylvania. Cô từng là giám đốc điều hành của Trung tâm Công lý Delaware – một nhóm vận động phi lợi nhuận. Cô cũng từng là nhân viên xã hội của Cơ quan Trẻ em, Thanh niên và Gia đình của bang.
Ngày nhỏ, Ashley được cho là có ảnh hưởng lớn đến tham vọng chính trị của cha cô. Cô từng gặp cha mình với những nghiên cứu và tấm áp phích trên tay, để sẵn sàng trình bày về sự cần thiết của việc cứu những con cá heo.
Sau đó, nghiên cứu sâu rộng của cô đã khiến Biden hợp tác với dân biểu Barbara Boxer để cho ra đời Đạo luật Bảo vệ Thông tin cho người tiêu dùng về Bảo vệ Cá heo (DPCIA) vào năm 1990.
Hiện tại, cô dành nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện. Cô kết hôn với Howard Krein, một bác sĩ phẩu thuật thẩm mỹ ở Bệnh viện ĐH Thomas Jefferson.
Cách dạy con khiến cựu Tổng thống Barack Obama trở thành 'ông bố quốc dân'
Cựu Tổng thống Mỹ Obama luôn được biết đến là người cha mẫu mực. Với ông, ngoài tình yêu vô điều kiện dành cho con thì một người cha tốt cần thiết lập cho trẻ những quy tắc và thói quen lành mạnh.
" alt="Hai người con trai trái ngược của ông Joe Biden" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Inhulets Petrove vs Karpaty Lviv, 19h30 ngày 14/4: Sáng cửa dưới
Hồng Quân - 13/04/2025 18:28 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Thay vì chờ đến bản tin thời sự 19h, hay tìm đọc báo giấy vào mỗi sáng, người dùng sẽ cầm điện thoại "check tin" bất cứ lúc nào tò mò về một sự kiện mới. Một cuộc khảo sát của trung tâm Pew Research năm 2018 cho thấy 48% người Việt lấy nguồn tin từ mạng xã hội, xếp trên cả những nước như Canada hay Australia. Sau đại dịch, con số này có lẽ còn cao hơn.
Cuộc dịch chuyển khổng lồ như thế tất yếu dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong xã hội. Với tôi, tác động đáng chú ý nhất là vai trò của mạng xã hội trong việc giám sát nhân viên công vụ. Làm việc cho bộ máy nhà nước là một lợi thế, có thể đem đến các đặc quyền, nhất là ở một số vị trí cấp cao. Nhiều người lợi dụng vị thế đó để mưu cầu lợi ích cho bản thân, hoặc để thể hiện quyền lực với những "thường dân" khác.
Nhưng việc lạm dụng đặc quyền đang dần bị phơi bày trong thế giới của camera hiện nay. Những cảnh sát viên Sóc Trăng có thể vẫn hành hung người vi phạm giao thông một cách trót lọt và không bị kỷ luật; hay anh cán bộ ở Đà Nẵng không bị phát hiện ném tiền lẻ trong quán bún, dẫn đến bị đình chỉ công tác, nếu không có cái camera "mọc lên" ở những chỗ họ lạm quyền.
Về mặt tích cực, bộ máy nhà nước được bổ sung một lực lượng giám sát khổng lồ, hoạt động không ngừng nghỉ 24/7, và gần như miễn phí. Như hai ví dụ ở trên, camera an ninh ghi lại những vi phạm có thể dễ dàng biến hóa thành "hiểu nhầm đáng tiếc" trên văn bản. Người dân có công cụ để đảm bảo quyền lợi của mình, đặc biệt là khi họ nghi ngờ mình bị đối xử bất công. Chính vì vậy, với một số tài xế hiện nay, hành động đầu tiên của họ khi bị công an dừng xe là rút điện thoại ra và bật chế độ ghi âm.
Những câu chuyện như ở Sóc Trăng và Đà Nẵng là lời cảnh báo hiệu quả cho bất kỳ ai có xu hướng lạm dụng quyền lực nhà nước. Việc bị quay phim và đăng lên mạng hành vi không chuẩn mực có lẽ còn đáng sợ hơn bị kiểm điểm trước đơn vị.
Nhưng quyền lực không được kiểm soát luôn có vấn đề, mạng xã hội cũng vậy. Trong một thế giới mà ai cũng có thể là điều tra viên, và hàng triệu người xem là quan tòa, tin giả trở thành nguy cơ lớn nhất. Áp lực câu view khiến tin giật gân và chưa kiểm chứng lên ngôi. Nhiều thế lực có thể thao túng môi trường phức tạp của mạng xã hội phục vụ cho mục đích của mình, như vụ can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và trưng cầu dân ý Brexit ở Anh trong năm 2016.
Quản lý nội dung trên mạng không hề dễ. Tôi thử lấy một ví dụ nhỏ: mỗi một phút có khoảng 30 nghìn giờ nội dung video được tải lên YouTube. Nghĩa là bạn cần dành 1.250 ngày để xem số video đó. Không có một hệ thống kiểm duyệt bằng sức người nào đủ khả năng làm điều này.
Lo ngại đó dẫn tới mong muốn chung của những nhà làm luật là siết chặt quản lý bằng những công cụ hành chính. Đây là mong muốn dễ hiểu, và hợp lý trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, như cầu quản lý nên được thực hiện theo cách giảm thiểu việc can thiệp vào quyền giám sát của người dân.
Thứ nhất, mặt trái của mạng xã hội hoàn toàn có thể khắc chế để khiến nó hữu ích hơn. Nếu tận dụng tốt, mạng xã hội giúp bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, minh bạch, và gần gũi với người dân hơn. Cũng là câu chuyện về cảnh sát, Đà Nẵng bắt đầu tiếp nhận tố giác vi phạm giao thông qua Facebook từ đầu năm nay. Bộ máy nhà nước muốn vận hành hiệu quả thì không thể chỉ dựa vào quyết tâm chính trị hay ý chí hành chính. Việc giám sát bằng quyền lực không thể thay thế quyền lực của giám sát.
Thứ hai, trong bất kỳ thể chế nào, người dân luôn ở thế yếu so với bộ máy nhà nước. Để áp chế ý kiến của công chúng thì dễ, nhưng lấy được niềm tin thì khó. Niềm tin của người dân - nền tảng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - là nội dung được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua. Để có được điều này, ngoài minh bạch, nhà nước cần tạo điều kiện tối đa để người dân giám sát bộ máy hoạt động của mình.
Thứ ba, giám sát chỉ là nguyên liệu đầu vào cho yêu cầu quan trọng hơn: cải thiện hiệu quả của bộ máy nhà nước. Trừng phạt và răn đe cán bộ vi phạm giải quyết được bức xúc tạm thời, nhưng nếu sự việc chỉ dừng ở đó, hệ thống sẽ vận hành theo cách tương tự cho tới khi vi phạm khác xuất hiện.
Tự giác luôn là công cụ giám sát tốt nhất. Nhưng khi điều lý tưởng đó không dễ dàng đạt được ở bất cứ xã hội nào thì những công cụ, được thời đại công nghệ cung cấp, như camera, là phương tiện vừa giúp người dân tăng sức mạnh giám sát của mình; vừa giúp chính quyền sàng lọc, chuẩn hóa đội ngũ.
Vấn đề còn lại là bên nào sẵn sàng sử dụng những công cụ giám sát này theo cách hiệu quả nhất.
Nguyễn Khắc Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Sống trong thế giới camera" /> ...[详细]
Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4
Chú rể hát trong đám cưới khiến dân mạng sốt rần rần
Chú rể điển trai hát cực hay tặng cô dâu trong đám cưới khiến dân mạng "tan chảy".Hotgirl đọ sắc hoa hướng dương khổng lồ ở Sa Pa" alt="Chú rể hát trong đám cưới khiến dân mạng sốt rần rần" />
- Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Khó cho The Blues
- Gia đình Cẩm Ly 'thao túng' chương trình Ca sĩ thần tượng
- Cựu Hoa hậu Hàn Quốc trở lại màn ảnh
- Che ngực, “Võ Tắc Thiên” giảm lượng xem thê thảm
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
- Ballet Pháp đến Việt Nam
- Trai đẹp Hàn Quốc 32 tuổi, cao 1,88 m nổi bật khi đi xem World Cup