Bệnh nhi trú tại huyện Hương Khê,ảnhbáotainạnthươngtíchởtrẻkhichơiđùavớivậtcứngsắcnhọbáo bong đá Hà Tĩnh. Người nhà cho biết trẻ chơi đùa và ngã vào thanh sắt dựng đứng, bị thanh sắt chọc vào miệng gây rách vòm miệng.
Sau ngã, bé đau và chảy máu nhiều nên được đưa vào viện trong tình trạng có các vết rách vùng giữa vòm miệng dọc tới gần lưỡi gà, kích thước khoảng 2x3cm. Các bác sĩ lập tức phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi, khâu tạo hình phục hồi vòm miệng.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hà, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, cho biết vết thương của bệnh nhi phức tạp, sâu, vùng vòm miệng nhiều mạch máu nên trẻ chảy rất nhiều máu. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây mất máu, nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói, phát âm của bệnh nhi sau này.
Bác sĩ Hà cho biết thêm mô vùng vòm miệng rất mềm, trẻ có thể bị thương, đau khi ăn uống nên để vết thương mau liền, hàng ngày cha mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối Natri clorid 0,9%, cho trẻ ăn thức ăn mềm, nguội, theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bác sĩ Hà cũng cảnh báo những tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật cứng, sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…). Do đó, các gia đình cần chú ý, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật cứng, sắc nhọn để tránh gây thương tích đáng tiếc cho trẻ.
Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết để phòng ngừa tai nạn rắn cắn cho conTừ tháng 5 đến tháng 11, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và nhiều cơ sở y tế trên cả nước tiếp nhận trẻ bị rắn độc cắn nhập viện trong tình trạng nguy kịch.