Samsung đang phát triển smartphone chơi game chuyên dụng
Google sẽ tính phí các nhà sản xuất smartphone sử dụng ứng dụng của mình
Việt Nam đặt mục tiêu mọi người dân có smartphone vào năm 2020
Samsung Galaxy S9
![]() |
Samsung Galaxy S9 |
Galaxy S9 là smartphone đầu bảng đầu tiên được Samsung trang bị thiết kế 2 loa ngoài, bằng cách kết hợp giữa loa ngoài và loa thoại, tạo ra hệ thống loa stereo cho âm thanh lớn và sinh động.
Bộ loa kép của S9 đạt âm lượng lớn hơn so với loa đơn từ tiền nhiệm S8 và đạt kết quả tốt trong các phép đo về độ lớn của loa. Samsung cũng đã làm việc với AKG để cải thiện chất âm trên loa ngoài của S9 theo hướng cân bằng với độ trầm âm được tăng cường. Máy cũng hỗ trợ Dolby ATMOS mang đến hiệu ứng âm thanh vòm 360 độ sống động.
Việc duy trì cổng tai nghe 3,5mm trên flagship này cũng giúp người dùng dễ dàng kết hợp với các loại tai nghe có dây ưa thích để đáp ứng nhu cầu nghe nhạc. Galaxy S9 cũng là smartphone đầu bảng hiếm hoi còn duy trì cổng kết nối truyền thống này, trong khi các smartphone khác thì người dùng sẽ cần dùng thêm adapter để chuyển từ cổng USB Type C sang 3,5mm dễ tạo thêm rắc rối do bị rơi, thất lạc bộ chuyển.
LG V30
![]() |
LG V30 |
Smartphone đầu bảng của LG là một trong số ít điện thoại Android được trang bị bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự Quad DAC 32 bit chất lượng cao giúp tạo ra âm thanh chất lượng tốt hơn thông qua giắc cắm tai nghe so với các DAC thường gặp trên hầu hết các smartphone.
Việc tiếp tục duy trì giắc cắm tai nghe cũng là một trong những điểm đắt giá về phần âm thanh trên LG V30 khi cho phép người dùng lựa chọn mua thêm tai nghe chất lượng một cách dễ dàng mà không phải thông qua adapter chuyển đổi hay tai nghe không dây. Bộ DAC ES9218P mới nhất được tích hợp trên V30 không chỉ giúp giảm nhiễu mà còn nâng cao hiệu suất khuếch đại âm thanh.
Theo nhà sản xuất, DAC mới trên V30 giúp cải thiện đến 50% hiệu suất khi hoạt động kể cả khi có nhiễu. Để giảm nhiễu hơn nữa, LG đã đặt thêm một lớp kim loại bảo vệ ngay trên chip DAC. Rõ ràng là hãng điện tử Hàn Quốc đã đặc biệt quan tâm vấn đề trải nghiệm âm thanh của người dùng V30. Âm thanh loa ngoài của máy khá lớn với chất âm đạt mức tốt, đã có sự cải thiện đáng kể so với G6 hay V20 và thậm chí nhỉnh hơn các đối thủ cùng thời trong một số thử nghiệm.
Sony Xperia XZ2
![]() |
Sony Xperia XZ2 |
Xperia XZ2 tiếp tục phát huy thế mạnh tiên phong trong thiết kế loa kép của Sony với sự kết hợp của loa thoại phía trên và loa ngoài phía dưới màn hình. Hai loa ngoài hướng phía trước sử dụng công nghệ S-Force Front Surround của máy thể hiện chất âm khá tròn trịa với âm lượng lớn hơn khoảng 20% so với XZ1.
Âm thanh loa ngoài của XZ2 tuy không đủ cho các không gian rộng ở các bữa tiệc sôi động nhưng khá vừa vặn với những không gian hẹp tại nhà. Trong khi đó, chất âm trải nghiệm qua tai nghe hoặc khi cắm vào ampli rời bên ngoài thì Xperia XZ2 thể hiện sự cải tiến vượt bậc với độ lớn trên mức trung bình và chất âm trong trẻo, rõ ràng, chính xác cao độ. Hơi tiếc là máy không được trang bị cổng tai nghe truyền thống.
Bù lại, Xperia XZ2 hỗ trợ LDAC - chuẩn không dây chất lượng cao tương thích với các tai nghe Bluetooth mang đến trải nghiệm âm thanh đạt gần chất lượng Hi-Res khi kết hợp. Máy cũng được cung cấp các tùy chọn cho phép người dùng tùy chỉnh âm thanh theo ý thích kèm công nghệ ClearAudio+ và Clear BASS.
HTC U12 Plus
![]() |
HTC U12 Plus |
Điểm nhấn về âm thanh trên HTC U12 Plus chủ yếu đến từ hệ thống loa kép BoomSound có từ thời của những chiếc One M7, M8. Theo HTC, loa ngoài của U12 Plus đạt âm lượng tối đa cao hơn 50% so với thiết kế tiền nhiệm.
Như thường lệ, hệ thống loa kép BoomSound của máy được đặt đối xứng ở mặt trước giúp âm thanh hướng thẳng đến tai người dùng khi cầm máy ngang để xem video, nghe nhạc.
Loa kép BoomSound của U12 Plus gồm loa treble (loa thoại) và một loa chính (loa ngoài) nằm ngay viền dưới màn hình và HTC đã sử dụng thân máy như một khoang để giúp âm thanh từ loa phía trên thêm sống động.
Máy cũng thiếu vắng cổng 3.5mm truyền thống. Thay vào đó là USB Type C và phụ kiện tiêu chuẩn đi kèm theo máy, bao gồm tai nghe USonic có khả năng phân tích điều chỉnh âm thanh phù hợp với đôi tai người dùng kết hợp khả năng khử tiếng ồn hiệu quả. HTC U12 Plus cũng hỗ trợ công nghệ Qualcomm aptX HD giúp hạn chế việc giảm chất lượng âm thanh qua truyền tải không dây và Sony LDAC cho trải nghiệm âm thanh 24 bit chất lượng cao khi sử dụng với tai nghe không dây.
Thảo Trần
Hãy cùng điểm qua loạt smartphone chống bụi, nước: Xperia XZ1, Galaxy A8 2018 và Moto X4 để có thể chọn được cho mình chú dế yêu đồng hành trong mùa mưa bão.
" alt=""/>Top smartphone nghe nhạc hayBản đồ siêu ứng dụng thế giới. Ảnh: Maketecheasier
Tại châu Á, các ứng dụng như WeChat, Alipay, Grab, Go-Jek, Paytm, Kakao và Line đang trở thành một phần không thể thiếu của nhiều người. Phần lớn đều bắt đầu từ các tính năng cơ bản như nhắn tin, thanh toán, gọi xe… nhưng dần trở nên đa năng hơn.
Mô hình “siêu ứng dụng” không khó hiểu: nó là một cổng duy nhất cho phép mọi người thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, tiết kiệm dung lượng điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian khi không phải mở nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, nó không phải không có nhược điểm, đặc biệt là xét tới quyền riêng tư, tính cạnh tranh.
Xu hướng này phát triển mạnh mẽ tại châu Á và đang lan sang Mỹ La-tinh. Các công ty Bắc Mỹ và châu Âu như Facebook, Uber, Amazon cũng đang hướng đến siêu ứng dụng song không dễ để họ trở thành “WeChat phương Tây”.
![]() |
Vô số tính năng trong ứng dụng WeChat. Ảnh: Maketecheasier |
Hiện tại, “vua” của siêu ứng dụng chính là WeChat của Tencent. Đây là ứng dụng được hơn 2/3 người Trung Quốc sử dụng, trung bình vài tiếng mỗi ngày. WeChat và đối thủ Alipay của Alibaba thường xuyên được dùng để trả tiền, thanh toán hóa đơn không cần tiền mặt.
" alt=""/>Siêu ứng dụng là gì? Những công ty nào là 'ông trùm' siêu ứng dụng?