您现在的位置是:Thế giới >>正文
Apple tiếp tục 've vãn' Bắc Kinh
Thế giới84人已围观
简介Ngoài trung tâm R&D trị giá 45 triệu USD tại Bắc Kinh,ếptụcvevãnBắtần lam Apple có kế hoạch mở t...
Ngoài trung tâm R&D trị giá 45 triệu USD tại Bắc Kinh,ếptụcvevãnBắtần lam Apple có kế hoạch mở thêm một cơ sở nữa tại Thâm Quyến, nơi được ví như "Thung lũng Silicon của Trung Quốc".
Thông tin trên vừa được CEO Apple, Tim Cook, thông báo trong cuộc gặp với các quan chức cao cấp Thâm Quyến và Terry Gou, sáng lập kiêm CEO của Foxconn, đối tác cung cấp phần cứng cho Apple.
Động thái mới của Apple là một phần nỗ lực thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc đại lục. Hồi tháng 9 vừa rồi, Apple công bố kế hoạch tuyển hơn 500 nhân viên mới cho cơ sở R&D tại Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, trung tâm R&D của Apple đặt tại Công viên Khoa học Zhongguancun, ngay cạnh văn phòng của Baidu và Lenovo. Nhiệm vụ chính của trung tâm này là phát triển phần cứng.
Quyết định xây dựng hai trung tâm R&D tại Trung Quốc cũng được xem là động thái lấy lòng Bắc Kinh của Apple sau nhiều biến cố bất lợi cho công ty này.
Hồi đầu năm vừa rồi, Trung Quốc đã khóa truy cập không cho người dân nước này tiếp cận dịch vụ iBooks và iMovies của Apple.
Cách đây 4 tháng, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc ra phán quyết cáo buộc chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus vi phạm sáng chế của một công ty trong nước.
Tuy nhiên, quan hệ với chính quyền Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể sau nhiều động thái "thân thiện" của Apple. Công ty này đã chi tiền mua 1 tỉ USD cổ phần của công ty dịch vụ chia sẻ trực tuyến Trung Quốc.
Ngoài ra, các chuyến đi "như con thoi" của Tim Cook tới Trung Quốc để gặp mặt các quan chức cấp cao sở tại cũng được đánh giá là "rất hiệu quả".
Tất nhiên, ai cũng hiểu Apple sốt sắng vì cái gì cho dù thực tế đang khá ảm đạm. Doanh thu của Apple tại Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã giảm 33% trong năm nay. Mảng smartphone bị tác động nhiều nhất với mức tăng trưởng thấp nhất từ trước tới nay.
Nguyễn Minh (theo DigitalTrends)
Tags:
相关文章
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3: Nối dài kỷ lục
Thế giớiHư Vân - 30/03/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá ...
【Thế giới】
阅读更多Hiệu trưởng trường ĐH Mở TP.HCM xin lỗi sinh viên
Thế giớiGS Nguyễn Minh Hà xin lỗi sinh viên vì thay đổi chỗ học, gây bất tiện cho các em Ông Hà khuyên sinh viên xác định thái độ, mục tiêu học tập, chủ động, sáng tạo trong học tập. Bên cạnh đó, sinh viên phải thường xuyên nâng cao các kỹ năng thông qua các hoạt động các chương trình của khoa và nhà trường, đặc biệt chú trọng đến kỹ năng Ngoại ngữ và Tin học để dễ dàng tiếp cận với tri thức của thế giới và nghề nghiệp khi ra trường.
Ngoài ra, sinh viên phải rèn luyện tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, thái độ tích cực, lòng nhân ái của bản thân thông qua các hoạt động học tập, trao đổi và phục vụ cộng đồng vì đây là một trong những giá trị cốt lõi của nhà trường.
Năm học này, Trường ĐH Mở TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong công tác quản lý. Thông tin từ nhà trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong vòng 1 năm là trên 93%.
Hiệu trưởng yêu cầu tất cả sinh viên ra trường phải có chứng chỉ IELTS
Hiệu trưởng một trường đại học yêu cầu sinh viên đặt mục tiêu tốt nghiệp phải có chứng chỉ IELTS. Sinh viên chương trình tiếng Anh toàn phần tốt nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương.">...
【Thế giới】
阅读更多Áp lực tự chủ đại học, nhiều hiệu trưởng xin nghỉ việc
Thế giớiGS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Trong phần tham luận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, trăn trở về bài toán năng lực tự chủ của các trường đại học. Theo ông Lê Quân, đây là một bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ nếu so 10 năm trước. Tuy nhiên, quá trình tự chủ có rất nhiều vấn đề.
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia Hà Nội vốn là nơi luôn được coi là cơ chế tốt nhất, song khi làm vướng rất nhiều luật. Trong tự chủ đại học, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng. “Hiện, một đại học không phải là cơ quan quản lý theo hành chính mà đòi hỏi sự năng động rất cao. ĐH Quốc gia Hà Nội giờ đây tìm được một hiệu trưởng giỏi cũng rất khó khăn.
Trong 2-3 năm qua, chúng tôi đã có 2-3 người xin thôi chức vụ hiệu trưởng để chuyển sang một vị trí khác. Tất nhiên, chúng tôi phải đào tạo đội ngũ kế cận nhưng điều này cho thấy đây dần dần là một công việc nhiều áp lực, sức ép”, ông Quân nói.
ĐH muốn phát triển bền vững chỉ trông chờ vào học phí sẽ rất khó khăn
Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia luôn được coi là ưu tiên, trọng điểm. Nhưng thực sự để việc đầu tư đáp ứng được sứ mệnh, nhiệm vụ cũng rất khó khăn. “Lương cơ sở đang tăng lên, ngân sách cấp xu hướng giảm đi. Trong khi đó, việc trông chờ vào học phí cũng chỉ có giới hạn, như vậy, rất nhiều bài toán đặt ra nếu nhìn vào tài chính đại học, trong đó, có bài toán tài chính cho khoa học công nghệ.
ĐH Quốc gia Hà Nội mỗi năm được ngân sách cấp khoảng 75 tỷ đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ, trong khi có gần 3.000 tiến sĩ, 6 viện nghiên cứu. Mỗi năm, mỗi viện được khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng hỗ trợ, rất khó khăn. Với suất đầu tư như vậy, có thể thấy cơ chế bất cập", GS Quân nói.
GS Lê Quân cho rằng, việc trông chờ vào học phí là rất khó khăn nếu muốn bền vững. Thời gian qua, Quốc hội dành rất nhiều thời gian và ra nhiều nghị quyết cho một số cơ chế đặc thù khác nhau, nhưng chưa có những cơ chế đặc thù về giáo dục đại học.
“Cần có thể chế làm sao để đại học có những cơ chế để được quản lý theo một mô hình tự chủ cao và được làm nhiều điều mới cùng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, hơn là quản lý mang tính chất hành chính đồng phục”, ông Lê Quân chia sẻ.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo. PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, Nghị quyết 29/NQ-TW nêu rõ đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, nhưng chi cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học hiện vẫn còn rất thấp. Theo ông Hải Quân, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện cũng rất “ngổn ngang”.
“Tỷ lệ ngân sách cấp 3 năm liên tục giảm. Thực tế, từ năm 2020 đến năm 2023, cả ĐH Quốc gia TP.HCM không khởi công được công trình nào mới. Năm 2023, dự kiến chúng tôi sẽ phải hủy dự toán, đồng nghĩa trả lại ngân sách 671,4 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi phải chuyển nguồn từ năm 2022 sang 2023 là 545 tỷ. Năm 2022 phải hủy dự toán (tức được cấp năm 2021 nhưng đến năm 2022 vẫn không thể giải ngân) khoảng 340 tỷ đồng”.
Ông Hải Quân cho rằng, việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học cũng chưa hợp lý. “Nghị quyết nói rằng phải tăng cường đầu tư, các trường đại học cũng đã làm rất tốt, nhưng số chi thực sự cho các trường để làm nghiên cứu khoa học tỷ lệ rất thấp”.
Theo ông Hải Quân, nguồn thu của các trường đại học chủ yếu đến từ học phí. Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới cho thấy, càng ngày tỷ lệ phụ thuộc vào học phí càng cao, đến hơn 70%. “Một trường không thể trở thành đại học đẳng cấp thế giới hoặc được xếp hạng thế giới nếu chỉ dựa vào học phí”.
Ông Quân dẫn khuyến nghị của Ngân hàng thế giới cần tăng 0,8 - 1% GDP đầu tư cho giáo dục đại học (hiện nay khoảng 24-27%).
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, phát biểu tại hội thảo. Giáo dục đại học Việt Nam chưa có sự bứt phá
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam đang trong trạng thái phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.
“Đối với hệ thống các trường đại học công muốn có sự cải thiện cần vừa phải huy động phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Đầu tư nhưng để tiêu được như thế nào cũng là câu chuyện đáng lo ngại, đã hiếm có còn khó tiêu”.
Bộ trưởng Sơn cho rằng, có nhiều "cái vướng" với mô hình tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Những quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ của giáo dục đại học chưa có sự đồng bộ, chia sẻ của các hệ thống pháp luật khác... Với một cơ sở giáo dục đại học, chúng ta áp dụng các quy định như các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để đơn vị rất đặc biệt này tự chủ.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quy mô, công tác quản lý, quản trị đại học có bước phát triển và nhiều đổi mới.
Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc.
Thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học còn có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong cách hiểu, vận dụng và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là về thực hiện tự chủ đại học. Quy mô giáo dục đại học của nước ta có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Chính sách xã hội hoá giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhất là về năng lực đổi mới sáng tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học chưa được hoàn thiện.
'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'
Lãnh đạo nhiều trường đại học, học viện cho hay gặp vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đại học khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan còn thiếu đồng bộ.">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
- Bỏ việc ổn định, giới trẻ chi tiền tỷ học thạc sĩ: Người có việc, kẻ thất nghiệp
- Nữ sinh được tuyển thẳng vào ĐH số 1 châu Á, 24 tuổi trở thành phó giáo sư
- Học sinh Nam Định, Ninh Bình chia sẻ ý tưởng về trí tuệ nhân tạo
- Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
- Tình huống nhường câu trả lời tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia gây tranh cãi
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4: Sức nặng của Búa tạ
-
Ở trận chung kết, 3 đội thi này sẽ phải vượt qua 4 vòng thi, gồm: Báo cáo tổng kết dự án; Tiếp sức phản biện; Kêu gọi đầu tư từ Hội đồng giám khảo đầu tư; Sinh viên thế hệ mới - Chúng tôi là?. 3 đội sẽ thực hiện vòng Báo cáo tổng kết dự án bằng hình thức trình bày kết hợp sân khấu hoá. Tại vòng thi này, mỗi đội sẽ có 5 phút để báo cáo về kết quả của dự án trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi và từ sau vòng thực tế lan tỏa đến trước trận chung kết.
Vòng Tiếp sức dự án hứa hẹn có nhiều bất ngờ khi các đội tìm kiếm những điều còn thiếu sót, để góp ý, phản biện, xây dựng cho dự án của nhau và ngược lại, đây cũng là cơ hội để các sinh viên thể hiện mức độ hiểu sâu cũng như độ chắc chắn trong dự án của mình.
Vòng Kêu gọi đầu tư từ Hội đồng giám khảo đầu tư là một bài thực hành đàm phán để kiểm chứng mức độ thuyết phục của từng đội khi kêu gọi đầu tư; mỗi đội chỉ có tối đa 1 phút để trình bày quyền lợi của nhà đầu tư nếu đồng hành với dự án của mình.
Ở vòng thi cuối, mỗi đội sẽ nhận 1 câu hỏi từ 1 trong 3 giám khảo xuyên suốt và có 30 giây để trả lời. Đây không còn là câu chuyện về dự án, mà mở rộng hơn về cách nhìn nhận thế hệ mình, suy nghĩ về trách nhiệm và con đường phía trước với những điều cần làm...
Các đội thi được đánh giá ngang tài ngang sức nên các chặng đua cuối cùng rất khó đoán định. Trước thềm vòng chung kết, MC Khánh Vy chia sẻ, trận chung kết sẽ có những phần chơi vô cùng mới mẻ, bất ngờ để chọn ra đội xuất sắc nhất.
Đội giành giải cao nhất của cuộc thi là đội có dự án tiềm năng đi xa và bền vững nhất, thể hiện được kỹ năng tốt nhất khi thực hiện dự án, thể hiện sự trưởng thành và bứt phá của các sinh viên.
Đề xuất đánh giá sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc đúng thực chất
Ở góc độ nhà tuyển dụng, chuyên gia đề nghị cần có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng sinh viên, không để tỷ lệ tốt nghiệp Giỏi, Xuất sắc quá cao như hiện nay." alt="3 trường đại học tranh tài ở chung kết Sinh viên thế hệ mới">3 trường đại học tranh tài ở chung kết Sinh viên thế hệ mới
-
Đề tài xuất phát từ ý tưởng thực tế là sữa và các sản phẩm từ sữa được sử dụng ngày càng phổ biến và trở thành những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày. Một trong những thành phần chính quyết định cấu trúc, hương vị và đặc tính dinh dưỡng của các sản phẩm này là chất béo sữa.
Tuy nhiên, chất béo sữa là một nguyên liệu đắt tiền, vì vậy các nhà sản xuất có xu hướng sử dụng công nghệ hiện đại để thay thế (toàn bộ hoặc một phần) chất béo sữa bằng các loại chất béo ngoại lai rẻ tiền hơn mà không cần ghi nhãn cần thiết.
Nghiên cứu của Linh Đa và Ngọc Quý được đánh giá đã xây dựng quy trình phân tích đơn giản và nhanh chóng để phát hiện đặc tính thật, giả của chất béo sữa bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo kết hợp phương pháp chemometric. Quy trình đề xuất là công cụ giúp hữu hiệu để phát hiện và cảnh báo cho các cơ quan quản lý thị trường, người tiêu dùng và các bên có liên quan về đặc tính thật giả của các sản phẩm từ sữa.
Hai sinh viên nghiên cứu về sữa đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc Chia sẻ với VietNamNet, Linh Đa - Ngọc Quý, chủ nhân của nghiên cứu cho biết, khi học môn kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm, các em được giao tìm hiểu về kiểm soát chất lượng của sữa và các sản phẩm từ sữa.
Trong quá trình tìm kiếm, 2 sinh viên nhận thấy rằng, thực tế là giá thành các sản phẩm từ sữa rất cao và không đồng đều đối với cùng 1 nhóm sản phẩm. “Theo khảo sát của nhóm, phô mai làm từ sữa bò trên thị trường giá dao động rất rộng từ hàng chục đến hàng trăm nghìn. Trong khi đó, để đánh giá chất lượng các sản phẩm này, người tiêu dùng chỉ có thể đánh giá thông qua một số thông tin về hàm lượng của các thành phần cơ bản trong sản phẩm như chất béo, protein, calo. Từ đó. nhóm đã đặt câu hỏi, vậy điều gì làm cho các sản phẩm từ sữa có giá khác nhau như vậy?”- các sinh viên kể.
Đa và Quý cũng cho hay, hiện nay, nhà nước đã có quy chuẩn quốc gia về sữa tươi nguyên liệu, tuy nhiên, trong các quy định này chủ yếu đề cập đến hàm lượng các nhóm chất trong sản phẩm mà chưa có quy định về chất lượng của các nhóm chất này trong sản phẩm.
Các em đã ấp ủ tìm ra công cụ mới để phát hiện đặc tính thật, giả của chất béo sữa nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những nhà sản xuất sữa chân chính. Ý tưởng đó càng mạnh mẽ hơn sau khi Đa và Quý tìm hiểu sâu về thành phần các axit béo trong chất béo sữa và học về “chemometrics” từ TS Nguyễn Văn Anh, khoa Công nghệ thực phẩm của trường, cũng là giảng viên hướng dẫn của hai sinh viên.
Linh Đa kể, nhóm nhận thấy rằng ngành khoa học chemometrics đã và đang nhận được sự quan tâm từ những người làm nghiên cứu, đặc biệt ứng dụng trong việc nghiên cứu tính thật, giả của các sản phẩm thực phẩm cũng như dược phẩm.
Với ưu thế của các công cụ toán học trong chemometrics, việc kết hợp phân tích các dữ liệu thu được từ thực nghiệm và chemometrics tạo thành một công cụ hữu hiệu trong giải quyết các bài toán về phân loại cũng như hồi quy đa biến.
Sau khi đọc rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan, Linh Đa và Ngọc Quý thấy rằng một trong những cách tiếp cận phổ biến để phát hiện sự hiện diện của chất béo ngoại lai trong chất béo sữa đã được nghiên cứu là phân tích thành phần của acid béo, triglixerit và các thành phần vi lượng khác có trong chất béo sữa.
Từ những phân tích ở trên, khi kết hợp được các kết quả phân tích thành phần triglixerit, acid béo có trong mẫu chất béo sữa với chemometrics sẽ cung cấp cho người nghiên cứu các thông tin hữu ích trong bài toán phân tích tính thật giả của các mẫu chất béo sữa.
Hai em đã xây dựng quy trình phân tích đơn giản và nhanh chóng để phát hiện đặc tính thật giả của chất béo sữa bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo kết hợp phương pháp chemometric.
“Quy trình đề xuất là công cụ giúp hữu hiệu để phát hiện và cảnh báo cho các cơ quan quản lý thị trường, người tiêu dùng và các bên có liên quan về đặc tính thật giả của các sản phẩm từ sữa”- Linh Đa cho biết.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí danh mục ISI, nhóm Q1
Từ các kết quả chính của đề tài, nhóm nghiên cứu đã công bố thành công bài báo Novel approach for determination of milk fat adulteration with non-milk fat by RP-HPLC. Bài báo được trên tạp chí Journal of Food Composition and Analysis thuộc danh mục ISI, nhóm Q1.
Ngọc Quý cho biết nghiên cứu này được áp dụng được cho tất cả các loại sản phẩm từ sữa (có chứa chất béo sữa). Do chất béo sữa là thành phần chính và luôn luôn xuất hiện và tạo nên hương vị đặc trưng trong các sản phẩm từ sữa.
Chính vì vậy, khi thay thế thành phần trong các sản phẩm từ sữa bằng nguyên liệu khác, hàm lượng và thành phần chất béo sữa sẽ thay đổi, khi đó quy trình đề xuất sẽ phát hiện được và cảnh báo cho các cơ quan quản lý thị trường, người tiêu dùng và các bên có liên quan.
Như vậy, đây sẽ là công cụ mạnh và hữu ích trong ngành công nghiệp sữa của Việt Nam. Đặc biệt, đây là ngành đang tăng trưởng và phát triển mạnh, các công nghệ chế biến đang từng ngày phát triển. Trong tương lai với sự đa dạng của các sản phẩm từ sữa đây sẽ là công cụ thiết yếu.
Dù vậy khi bắt tay nghiên cứu, nhóm của Linh Đa và Ngọc Quý cũng vấp phải nhiều khó khăn như cách tiếp cận mới nên việc xây dựng quy trình gặp nhiều khó khăn từ nghiên cứu kỹ thuật dùng trong xử lý mẫu, chạy sắc ký, xử lý sắc ký đồ thu được và xử lý đầu vào của chemometric tốn rất nhiều thời gian và nguồn kinh phí.
“Để tiến hành phân tích, nhóm phải bố trí thời gian giữa việc xuống Lab và học trên lớp, cố gắng vận dụng các kiến thức đã học trên giảng đường vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm thí nghiệm”- Ngọc Quý kể.
Ngọc Quý cũng cho hay, do quy trình sử dụng đến các phương pháp phân tích hiện đại nên việc tiếp cận máy móc lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, với việc sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại, các hóa chất, dung môi cần sử dụng đều đảm bảo rất tinh khiết nên giá thành cao. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của nhà trường, giảng viên hướng dẫn, nhóm đã dần vượt qua và hoàn thành bước đầu được nội dung nghiên cứu.
Ngọc Quý cũng nhìn nhận rằng, ngành công nghiệp bơ sữa trong nước cũng đang trong giai đoạn phát triển. Các sản phẩm bơ phô mai đang bày bán trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu. Chính vì vậy, để tìm được các mẫu đặc trưng và đảm bảo đại diện cho nhóm chất phân tích khá tốn công sức và kinh phí.
Để hoàn thiện nghiên cứu, hai sinh viên đã kết hợp với các cộng sự tại Liên bang Nga trong quá trình lấy mẫu và làm các thí nghiệm đối chứng. Mất 2 năm nhóm nghiên cứu mới đưa ra được quy trình xác định tính thật giả của chất béo sữa.
TS Nguyễn Văn Anh, khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công Thương TP.HCM, nhìn nhận, Linh Đa và Ngọc Quý là những sinh viên chăm chỉ, năng động và có khả năng tự học tốt. Đề tài nghiên cứu quy trình phân tích tính thật giả của các sản phẩm từ sữa. theo TS Văn Anh, đây là nhóm sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá thành cao nên có nguy cơ cao bị thay thế bằng những nguyên liệu rẻ tiền hơn. Vì vậy đề tài có tính ứng dụng cao.
Phương pháp sử dụng phương pháp HPLC với đầu dò thông dụng RID, rất phù hợp với các điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Mặt khác, quy trình có thể áp dụng cho hầu hết các sản phẩm từ sữa do các sản phẩm từ sữa đều chứa một lượng nhất định chất béo sữa.
Đồng thời, chất béo sữa là thành phần tạo nên hương vị và cấu trúc của sản phẩm nên sự thay thế bất kỳ chất béo sữa bằng chất béo ngoại lai đều sẽ có thể phát hiện bằng quy trình.
Chính vì vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp rộng và có thể mở rộng với các sản phẩm khác ngoài bơ và phô mai như sữa bột…
Shark Lê Hàn Tuệ Lâm tốt nghiệp bằng đại học loại gì?
Lê Hàn Tuệ Lâm – Giám đốc quỹ đầu tư Nextrans Việt Nam (Shark Lê Hàn Tuệ Lâm), từng tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương." alt="Nghiên cứu 'thức uống trẻ em nào cũng dùng', 2 sinh viên đạt giải Nhất toàn quốc">Nghiên cứu 'thức uống trẻ em nào cũng dùng', 2 sinh viên đạt giải Nhất toàn quốc
-
Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 21h00 ngày 14/1
-
Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
-
Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Sheffield United, 3h00 ngày 23/12