Đất nước Trung Nguyên đã từng trải qua chiến hỏa,ệnTưThábrentford đấu với wolves ở vùng đất rộng mênh mông này, vì bình định mà nổ ra chiến hỏa, lại nhờ chiến hỏa mà quy kết thành thống nhất. Hợp lâu ắt sẽ phân, phân lâu ắt sẽ hợp, đây là tình hình chung của thiên hạ. Hiện nay thống trị vùng đất này chính là Lương Vương triều, nói tới lại mang đủ loại sắc thái truyền kỳ, đợi tác giả từ từ kể lại.
Tiền triều vốn là Đại Lương triều, Đại Lương quốc họ Trần, chính là xây dựng thống nhất từ loạn thế ngũ đại thập quốc. Hoàng đế khai quốc Lương Cao Tổ - Trần Lịch Hùng tài trí mưu lược, tấm lòng quảng đại, hải nạp bách xuyên [1]. Ngày mới lập quốc cũng mong muốn phát triển cảnh tượng phồn vinh, nhưng, ngày vui ngắn ngủi.
[1] Hải nạp bách xuyên: sự mênh mông của biển lớn có thể dung nạp được tất cả các dòng sông, ý nói người có hoài bão to lớn, vì nước vì dân.
Khi Hoàng vị truyền đến trong tay vị Hoàng đế thứ tư của Đại Lương - Lương Thế Tông, cũng chính là lúc Đại Lương gặp phải thù trong giặc ngoài. Ông trời vốn không có mắt, phía Nam lũ lụt, phía Bắc hạn hán, phía Đông động đất, phía Tây lại nhật thực. Vì vậy bên ngoài bị người Mông, Hồ cướp bóc dữ tợn, bên trong lại có bách tính khởi nghĩa võ trang, toàn bộ vương triều giống như là một chiếc thuyền nhỏ trong bão táp, lảo đảo muốn chìm.
Thế Tông băng hà khi còn tráng niên, Sùng Tông kế vị. Lương Sùng Tông tuổi trẻ khí thịnh, lại không hiểu quân sự, một bầu nhiệt huyết dẫn binh đi phương Bắc, kết quả không cần nói nhiều, đại bại trở về. Thất bại của lần chiến sự này cũng trở thành mồi dẫn lửa khiến vương triều to lớn này bị tiêu diệt.
Sùng Tông là người dễ kích động nổi giận. Sau khi chiến sự thất bại, không những không rút kinh nghiệm, mà còn tịch biên gia sản, chém đầu cả nhà tướng lãnh binh thất bại! Nghĩa quân các nơi tức giận dẫn quân xông vào Hoàng thành! Mông, Hồ cũng thừa dịp tiến vào, một đường như thế chẻ tre, đấu tranh ba tháng thì binh lính sắp tới Hoàng thành! Đại Lương có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Ở thời khắc nguy cấp như lúc này, Đại Lương lại có một vị Hoàng thúc đứng ra lèo lái! Vị Hoàng thúc này không phải là ai khác, chính là thân huynh trưởng dòng chính của Thế Tông, Đại bá phụ của Sùng Tông - Trần Tấn. Nhớ lại nhiều năm về trước, Trần Tấn là đích trưởng tử của Nhân Tông, nhân phẩm quý giá, văn thao võ lược, vốn có hiền danh. Lúc thiếu niên đã theo quân xuất chinh, tuy dũng mãnh hơn người nhưng thân mình lại bị thương, chân trái hơi khập khiểng. Sau khi hồi triều, Trần Tấn thượng tấu, thỉnh lập Tam Hoàng tử làm Thái tử, Nhân Tông trầm ngâm nhiều ngày, cuối cùng chuẩn tấu.
Hiện nay trước cảnh nước mất nhà tan, người nam nhân được phong hào là Khiêm Dũng Vương này mặc áo giáp ra trận, lãnh đạo ba quân anh dũng! Nghĩa quân các nơi thấy ngoại tộc xâm chiếm, lại thấy Khiêm Dũng Tướng quân xung phong đi đầu, cũng không tính toán hiềm khích lúc trước, cùng nhau chống ngoại xâm. Tuy quân dân Đại Lương hăng hái chống cự, nhưng rốt cuộc vì thời cơ đã muộn, kỵ binh dũng mãnh của Mông, Hồ vẫn công phá hoàng thành. Sùng Tông thấy chuyện không thành, ở Đại Chính điện tự vẫn, lấy thân đền nợ nước. Sùng Tông chết cũng tuyên bố vương triều Đại Lương một trăm lẻ ba năm lịch sử bị diệt.
Nhưng Khiêm Dũng Vương lại không từ bỏ, hắn là nam nhân trải qua chiến hỏa tôi luyện, hận không thể chết trận sa trường, hận không thể da ngựa bọc thây! Không ngờ cuối cùng vẫn do nam nhân quật cường này tạo ra kỳ tích: trong vòng bảy tháng ngắn ngủi, vị Vương gia lãnh đạo quân lính hỗn tạp này lại đuổi Mông, Hồ ra khỏi lãnh thổ Đại Lương!
评论专区