您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Omonia Aradippou vs Nea Salamina Famagusta, 23h00 ngày 7/4: Trụ hạng thành công
Thời sự92人已围观
简介 Pha lê - 07/04/2025 08:42 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà
Thời sựHồng Quân - 07/04/2025 07:08 Nhận định bóng đ ...
【Thời sự】
阅读更多Đêm nay 9/3, Việt Nam đón siêu trăng
Thời sựẢnh: Nbcnews
Đặc biệt, khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt trăng ở điểm cận địa, Mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái đất. Đây được gọi là hiện tượng siêu trăng hay siêu mặt trăng.
Theo ông Sơn, ở Hà Nội, hiện tại thời tiết khá thuận lợi để quan sát siêu trăng.
‘Hiện tượng siêu trăng về bản chất là hiện tượng dễ quan sát, không quá khác biệt về quang học bởi vậy, ở bất cứ vị trí nào nhìn lên bầu trời diện rộng, đều quan sát được.
Kích thước Mặt trăng trông sẽ lớn hơn bình thường khoảng 10%. Thông thường siêu trăng xuất hiện 1 hoặc 2 lần trong năm nhưng cũng có năm không có hiện tượng siêu trăng nào’, ông Sơn nói.
Người đàn ông mang bầu đầu tiên tại Việt Nam tiết lộ về thai kỳ
Minh Khang - người đàn ông đầu tiên mang bầu ở Việt Nam đã chia sẻ về những tháng ‘mang nặng’ để có con.
">...
【Thời sự】
阅读更多Người Hà Nội phát thực phẩm miễn phí trên vỉa hè
Thời sựSáng 5/4, một cụ bà đội chiếc nón cũ, đạp xe đạp trên đường Lê Văn Lương. Bà dừng lại khi nhìn thấy tấm băng rôn to được treo trên vỉa hè. Người phụ nữ cao tuổi, tần ngần đọc dòng chữ: ‘Điểm tặng thực phẩm hàng ngày. Ai cần cứ đến lấy. Nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói mỗi ngày. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác’ và ghé vào.
Người dân nhận thực phẩm từ thiện trên phố Hà Nội Trên chiếc bàn được kê ở vỉa hè là những phần quà cho người nghèo. Một phần quà đựng 2 gói mì tôm, 2 quả trứng; một phần quà khác đựng 1 túi gạo (800g-1kg) và 1 túi muối, đường… Bà chọn một phần quà, vui vẻ cho biết: ‘Hôm nay, tôi không phải lo bữa trưa rồi’.
Đó là hình ảnh tại ngõ 54 đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) - một trong nhiều điểm phát thực phẩm miễn phí ở Hà Nội trong mùa dịch Covid-19.
Phía sau điểm phát quà đó là một quán cà phê, rất nhiều những thành viên của nhóm tình nguyện đang tất tả nhận và vận chuyển hàng từ thiện vào kho.
Bà Trương An Xinh - Chủ tịch một công ty cổ phần ở Hà Nội, người đứng ra tổ chức phát thực phẩm từ thiện, cho biết, ngoài điểm tại Lê Văn Lương và 420 Lạc Long Quân, họ đang tiến hành triển khai phát miễn phí tại 3 điểm khác ở Hà Nội.
‘Ban đầu, chúng tôi chỉ mượn địa điểm để phát nhưng do khối lượng công việc lớn, thiếu nhân sự để đóng gói, phát quà… nên chúng tôi phải ưu tiên các địa điểm có thêm người giúp đỡ, hỗ trợ.
Ngoài ra, các điểm được chọn đều là khu đông dân, nhiều người lao động nghèo. Ví dụ khu Lạc Long Quân (Tây Hồ) có nhiều công nhân, khu Hà Đông có nhiều lao động nghèo từ các tỉnh đổ về. Nay có dịch Covid-19 họ không thể đi làm, không có thu nhập… buộc phải có người hỗ trợ thực phẩm’.
Tại các địa điểm, các thành viên của đoàn từ thiện sẽ hướng dẫn người dân không tụ tập đông, đứng giãn cách nhau 2m, đeo khẩu trang, rửa tay… trước khi nhận quà.
Người dân xếp hàng nhận thực phẩm miễn phí ‘Từ ngày 4/4, cứ 9h sáng chúng tôi tổ chức phát đến chiều, tối. Nếu còn người đến lấy, chúng tôi còn phát, không giới hạn về số lượng và thời gian. Chúng tôi cam kết, còn dịch còn phát và còn người nghèo cần, chúng tôi còn cung cấp’.
Hiện tại nhóm làm từ thiện của bà Xinh đã chuẩn bị được hơn 5 tấn gạo, 5 nghìn thùng mì tôm, 50 nghìn quả trứng gà… Các ngày tới, họ tiếp tục mua thêm các loại rau, củ, quả… để phát. Trong sáng 5/4, họ đã tặng được gần 1 nghìn túi quà.
‘Chúng tôi may mắn có bạn bè là các nhà sản xuất, nhà buôn… nên được lấy hàng với giá buôn. Ngoài ra, có khoảng 20-30 người là thành viên của nhóm làm việc rất nhiệt tình để phân chia quà, phát đến tận tay người nhận’, bà nói thêm.
Điểm phát tại đường Lê Văn Lương. Ảnh: Ngọc Trang ‘Chương trình vạch ra dù chi tiết thế nào cũng không tránh được những thiếu sót. Ví dụ chúng tôi chia sẻ là sẽ phát gạo, muối và lạc nhưng sáng nay lạc chưa kịp chuyển đến thì người dân chỉ nhận được gạo và muối. Tuy nhiên ‘một miếng khi đói bằng một gói khi no’, chúng tôi mong mọi người cùng nhau vượt đói và thông cảm cho nhóm từ thiện’, bà Xinh chia sẻ.
Đại diện nhóm từ thiện lý giải, họ chọn việc phát thực phẩm dù biết sẽ vất vả nhưng với lý do đây là những đồ ăn thiết thực và nhanh chóng đến được tận tay người nghèo.
‘Giữa thành phố nhộn nhịp, nhìn những người già đội nón cũ dừng lại đọc kỹ xem có phải được phát miễn phí không mới dám vào nhận khiến tôi xúc động. Tặng cho họ món quà, không chỉ giúp họ bớt đi nỗi lo về một bữa ăn, còn khiến họ còn có lòng tin vào những điều tốt đẹp trong xã hội và để biết rằng, họ sẽ không bị bỏ rơi…’, bà Xinh nhấn mạnh.
Người phụ nữ này cũng chia sẻ, cả đêm, nhóm từ thiện lọ mọ xếp hàng, liên tục nhận điện thoại để sắp xếp thực phẩm.
Nhóm từ thiện vận chuyển thực phẩm đến điểm phát quà ở đường Lê Văn Lương. Ảnh: Ngọc Trang ‘Xong việc ngày hôm nay, tối cả nhóm lại bàn ngày mai như thế nào? Chuyển hàng ra sao? Tất cả phải dồn hết sức bởi như sáng nay, chậm một chút, người dân đã phải xếp hàng dài để chờ’, bà nói.
‘Mấy hôm nay, tôi không có việc phải ở nhà trong khi tiền thuê phòng vẫn phải trả. Sáng nay, nhận được một phần quà này, tôi cảm thấy rất vui’, ông Hải - một người dân ở Bắc Ninh xuống Hà Nội làm nghề xe ôm, cầm trên tay túi thực phẩm vừa nhận, cho biết.
Ngoài ra, những ngày này, trên địa bàn thành phố, cũng có rất nhiều điểm phát thực phẩm miễn phí.
Trong những ngày không phải tới trường, các em nhỏ cũng tham gia chuẩn bị gạo, lạc, chia thành từng gói nhỏ để gửi tặng các điểm phát quà miễn phí.
Nhiều em nhỏ cũng tham gia chuẩn bị gạo, lạc để mang tặng các điểm từ thiện. Món quà các em chuẩn bị. Chủ trọ Bình Dương đi từng phòng tặng quà, giảm tiền thuê cho công nhân
Không chỉ giảm 50% tiền thuê, chủ trọ còn tặng quà là các thực phẩm khô thiết yếu, động viên người thuê nhà vượt qua khó khăn mùa dịch.
600 lời cảm ơn cùng suất ăn đặc biệt gửi bác sĩ tuyến đầu chống dịch
Hơn 600 suất ăn cùng những lời nhắn nhủ, cảm ơn, động viên hàng ngày được gửi tới đội ngũ y, bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TƯ.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Tigre vs Newell’s Old Boys, 07h00 ngày 8/4: Phá dớp và lấy lại ngôi đầu
- Mùa dịch Covid
- Nhân ngày 8/3: Đàn ông yêu cô nào cũng đòi 'hết mình', lấy lại đòi 'gái trinh'
- Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi 'Tiếng nói Xanh'
- Nhận định, soi kèo Olimpija Ljubljana vs Koper, 22h00 ngày 9/4: Khoảng dừng không mong muốn
- Tập đoàn AMACCAO tặng 100.000 chai nước trị giá 400 triệu chống dịch Covid
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
-
Nghiên cứu này thuộc dự án Đánh giá hiệu quả tiêm chủng vaccine tại Việt Nam, thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024. Mục tiêu là đánh giá hiệu quả phòng ngừa mắc Covid-19 nhập viện hoặc tử vong ở người từ 12 tuổi trở lên sau tiêm đầy đủ mũi cơ bản và mũi tăng cường. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp Bộ Y tế đưa ra chiến lược phòng chống Covid phù hợp. 10 bệnh viện phía Nam tham gia dự án là Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, Nhi Đồng Thành phố, Đại học Y Dược TP HCM, Đa khoa tỉnh Bình Dương, Đa khoa thị xã Tân Uyên, Đa khoa tỉnh Tây Ninh, Đa khoa huyện Bến Cầu, Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Vũng Tàu.
Ngày 20/4, theo văn bản Viện Pasteur TP HCM gửi Sở Y tế 4 tỉnh thành và 10 bệnh viện trên, dự án được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu bệnh chứng. Phương pháp này sử dụng một nhóm chứng là người khỏe mạnh hoặc mắc bệnh khác với bệnh đang nghiên cứu (gọi là ca chứng). Số người trong nhóm chứng có thể nhiều gấp 2-4 lần so với nhóm bệnh chứng (gọi là ca bệnh chứng).
Nghiên cứu dự kiến khảo sát 2.800 ca bệnh chứng xét nghiệm âm tính (test-negative case-control) Covid nằm viện và tuyển 3.200 ca chứng. Bệnh nhân được xét nghiệm PCR khẳng định Covid và giải trình tự gene virus xác định biến chủng nCoV. Từ đó đối chiếu trở lại với dữ liệu tiêm chủng của họ và đánh giá tính hiệu quả miễn dịch sau tiêm.
Tính đến giữa tháng 4, cả nước đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine, riêng TP HCM tiêm được hơn 23,6 triệu liều. Sở Y tế TP HCM nhận định Covid-19 có thể bùng phát trở lại do miễn dịch cộng đồng giảm từ gần 99% vào tháng 9/2022 hiện còn hơn 94% và sự xuất hiện các biến chủng phụ của Omicron.
Hiện, số ca Covid-19 có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành. Hà Nội và TP HCM đều ghi nhận xuất hiện biến chủng mới có đặc tính lây lan nhanh nhưng không làm tăng ca nặng, các triệu chứng ban đầu chưa thay đổi và ngày càng giống cảm cúm. Các bác sĩ đang theo dõi độc lực của biến chủng mới.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân duy trì biện pháp 2K và vaccine để phòng chống Covid.
Mỹ Ý
" alt="10 bệnh viện đánh giá hiệu quả miễn dịch sau tiêm vaccine Covid">10 bệnh viện đánh giá hiệu quả miễn dịch sau tiêm vaccine Covid
-
Giữ khoảng cách thể chất, nhưng trái tim vẫn gần Trước bối cảnh virus lan rộng, các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng quyết liệt. Dù vẫn nghiêm chỉnh thực thi, nhưng chúng ta mỗi ngày lại gần nhau hơn bằng những mắt xích tạo bởi trái tim. Là những chiếc bàn dựng tạm bên đường, cung cấp nhu yếu phẩm cho “ai cần thì lấy”; là những thông báo miễn giảm tiền trọ hay thuê mặt bằng; là mọi người nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ tại khu cách ly.
Và khi sáng tạo âm nhạc trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu, mạng xã hội tạm dừng chức năng “ném đá” để chia sẻ những niềm lạc quan, những tấm chân tình mong muốn được trao đi nhưng tinh thần nhiều hơn vật chất, thì một mắt xích lớn hơn xuất hiện, gom góp tất thảy giá trị vô hình trên tạo thành điều thực tế.
Đó cũng là lúc hành trình “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” lăn bánh. Chương trình được thực hiện bởi Lifebuoy, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường (trực thuộc Bộ Y Tế) và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Rồi chúng ta sẽ ổn!
Cuộc hành trình “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” bắt đầu chỉ với “vũ khí” là vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy, cùng niềm tin mãnh liệt về những yêu thương, hi vọng và tinh thần chống “giặc Covid-19” của toàn dân, nhưng đã tạo làn sóng lan tỏa hơn bao giờ hết.
Đợt chưa có lệnh cách ly toàn xã hội, công viên gần nhà đã chẳng còn mấy người lớn tuổi tập dưỡng sinh nhộn nhịp. Thay vào đó, ở một góc hai bà cháu đang tập nhảy cùng tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa cầm tay, “Cùng rửa tay xoa xoa xoa đều, đừng đưa tay lên mắt mũi miệng…”.
Cơ thể bà chẳng còn uyển chuyển, nhưng vẫn kiên nhẫn vui vẻ lắc lư theo giai điệu.
“Thằng cháu nó sợ bà ở nhà buồn, nên dạy bà nhảy thế này cho vui. Mình còn khỏe khoắn vận động được, giúp góp quỹ được là vui lắm con. Đến lúc đủ tiền xây trạm rửa tay rồi he, hi vọng người ta xài cũng thấy vui lây”.
Lướt Facebook những ngày nhà nhà lo âu, đoạn clip của cô bạn làm ngành y tế như thắp lên tia sáng, đẩy lùi nỗi lo trực trào theo từng con số tăng nhanh.
“Các đồng nghiệp của mình ở tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với bệnh dịch mà họ vẫn dũng cảm lắm. Một chút cố gắng của tụi mình ở hậu phương hi vọng có thể cổ vũ tinh thần giúp họ mạnh mẽ”.
Tiếng nhạc Ghen Cô Vy phát lên rõ mồn một, trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít từ đầu đến chân, nguồn năng lượng tích cực rực cháy qua ánh mắt.
“Mình cũng mong thật nhiều trạm rửa tay Lifebuoy được xây dựng, nó như liều thuốc trấn an tinh thần rằng gia đình mình và những người khác sẽ được bảo vệ thật tốt vậy”.
Một tối tan sở ngồi đợi xe, bỗng nghe chú bảo vệ bên cạnh quay qua cười, chìa chiếc điện thoại cũ kĩ ra bắt chuyện, trên màn hình là vũ điệu rửa tay quen thuộc.
“Mấy người trong công ty rủ chú nhảy chung, để gây quỹ xây trạm rửa tay một ngày mấy ngàn người được dùng miễn phí, chú thấy ý nghĩa nên tham gia. Nhớ đón xem ủng hộ chú nghe”. Nói rồi, chú lại quay về với chiếc clip, gương mặt ánh nét thích thú vì tìm thấy niềm vui giữa mùa dịch nhiều nỗi lo.
“Anh Hai, em gửi cái này cho coi nghe, hay lắm!”, vừa nhấc điện thoại đã nghe chú Tư hào hứng khoe. Nhấn vào đường link chú gửi, tiếng đài phát thanh cập nhật tình hình dịch vang lên trên nền nhạc Ghen Cô Vy. Chuyển cảnh, bà con nông dân trên ruộng lúa mênh mông bắt đầu nhảy theo vũ điệu rửa tay không sai một nhịp.
Thì ra chẳng riêng thành phố, lời kêu gọi “Xây trạm rửa tay dã chiến” đã lan xuống tận những miền quê. “Nông dân coi vậy mà hiện đại lắm à nhen. Tập miết thuộc làu cách rửa tay với xà phòng, giờ đố dám rửa bậy. Hi vọng có ngày trạm rửa tay Lifebuoy về xã cho dân năng rửa, tuyên truyền phòng dịch phải kèm với thực hành liền thì mới hiệu quả”.
Không chỉ là việc nâng cao ý thức vệ sinh, tạo điều kiện để nhiều người có thể tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch, mà trên hết, những trạm rửa tay dã chiến còn là nơi để chúng ta củng cố niềm tin vững chắc: Không sao cả, rồi chúng ta sẽ ổn thôi!
Cách thức đơn giản để gây quỹ:
Mỗi clip nhảy theo vũ điệu 6 bước rửa tay chuẩn trên nền nhạc Ghen Cô-Vy 2.0 được tải lên Facebook/Youtube/TikTok chế độ công khai kèm hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh, sẽ đóng góp 25.000VNĐ vào quỹ. Bài nhạc Ghen Cô-vy 2.0 có thể được tải ở đây: https://bit.ly/nhac-GhenCovy-GayQuy
Mỗi lượt chia sẻ clip vũ điệu rửa tay Ghen Cô-Vy 2.0 trên Facebook/Youtube/TikTok chế độ công khai kèm khuyến khích "Đừng lan âu lo - Tập thói quen tốt" và hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh cũng sẽ đóng góp 5.000 VNĐ vào quỹ.
Nhằm hưởng ứng tinh thần giãn cách xã hội chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 23/4. Thông tin chi tiết tham khảo tại website chính thức của quỹ: https://100tramruataydachien.com/
Kim Phượng
" alt="Ghen Cô Vy, một giai điệu cổ vũ, triệu người nắm tay chống dịch">Ghen Cô Vy, một giai điệu cổ vũ, triệu người nắm tay chống dịch
-
Phun khử trùng tại nhà thờ giáo phái Shincheonji ở Daegu, Hàn Quốc.
Sau khi thực hiện các nghi lễ, họ chia thành từng nhóm để học kinh thánh hoặc đi ra ngoài để truyền đạo.
Khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được thông báo tới các thành viên, họ được yêu cầu phải nói dối rằng mình không phải là tín đồ của Shincheonji (Tân Thiên Địa), mặc dù sau đó phía nhà thờ phủ nhận việc này.
Trong khoảng hơn 400 ca đầu tiên lây nhiễm Covid-19, có hơn một nửa trong số đó là thành viên của Shincheonji cùng với bạn bè, người thân của họ. Tính đến nay, Hàn Quốc đã trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo các quan chức y tế, tính đến ngày 22/2, họ vẫn chưa tiếp cận được với hơn 700 tín đồ của Shincheonji để sàng lọc nguy cơ lây nhiễm.
‘Các tín đồ của giáo phái này thường xuyên giấu giếm việc mình là thành viên của Shincheonji với những người ngoài, thậm chí là cả với bố mẹ họ’ – ông Hwang Eui-jong, một mục sư có nghiên cứu về giáo phái này cho hay.
‘Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chính quyền chưa thể tiếp cận được với nhiều người trong số họ. Họ đang cùng nhau trốn tránh ở đâu đó, cầu nguyện rằng chuyện này sẽ nhanh chóng qua đi’.
Các nghi lễ của giáo phái Shincheonji được cho là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc. Sự bùng phát của dịch bệnh giữa các tín đồ của Shincheonji đang làm một phép thử cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Hàn Quốc – nơi đã chế ngự thành công sự bùng phát chết người của dịch viêm đường hô hấp có nguồn gốc từ Trung Đông vào năm 2015.
Các chuyên gia về giáo phái tôn giáo Hàn Quốc và các cựu thành viên của nhà thờ cho rằng những hoạt động nghi lễ của giáo phái này khiến cho các tín đồ của họ rất dễ nhiễm bệnh.
‘Không giống như các nhà thờ khác, Shincheonji yêu cầu các tín đồ phải ngồi trên sàn nhà, sát cạnh nhau trong suốt buổi lễ’ – Lee Ho-yeon, một cựu tín đồ từng rời khỏi nhà thờ vào năm 2015 cho hay. ‘Chúng tôi được yêu cầu không để bất cứ thứ gì trên mặt, như kính hay khẩu trang. Chúng tôi cũng được dạy phải hát các bài thánh ca thật to’.
‘Họ cũng dạy các tín đồ không sợ hãi bệnh tật, không quan tâm tới những thứ trần tục như công việc, tham vọng hay đam mê. Mọi thứ đều tập trung vào việc truyền đạo, ngay cả khi chúng tôi bị ốm’.
Nhà thờ của giáo phái Shincheonji nằm ở thành phố tâm dịch Daegu – nơi có khoảng 2,5 triệu dân sinh sống. Đây cũng là nơi cư trú của cụ bà 61 tuổi – bệnh nhân số 31, người đã lây truyền cho rất nhiều người khác.
Các quan chức y tế cho biết, hôm 7/2, bệnh nhân số 31 đã đi khám ở một bệnh viện nhỏ thuộc thành phố Daegu sau một tai nạn giao thông nhỏ. Ngày hôm sau, bà phàn nàn về việc bị đau họng. Ngày hôm sau nữa – một ngày Chủ nhật, bà đi lễ ở nhà thờ Shincheonji.
Sau hôm đó, cụ bà bị sốt và phải nhập viện. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã trốn ra khỏi bệnh viện vào ngày Chủ nhật kế tiếp để đến nhà thờ. Ít nhất có 1.000 tín đồ Shincheonji đã tham dự một trong 2 buổi lễ ngày Chủ nhật hôm đó.
Các bác sĩ đã yêu cầu bà chuyển tới bệnh viện lớn hơn để xét nghiệm Covid-19 ít nhất 2 lần nhưng bà từ chối. Bà khăng khăng cho rằng mình không đến Trung Quốc trong vài tháng gần đây và cũng không gặp ai mắc bệnh.
Cuối cùng, khi bệnh đã quá nặng, bà mới đồng ý xét nghiệm và được xác nhận dương tính với Covid-19.
Một nhánh của giáo phái Shincheonji bị đóng cửa sau khi phát hiện một trường hợp dương tính với Covid-19 đã tới đây làm lễ. ‘Hành vi của cụ bà không có gì đáng ngạc nhiên với những người đã biết đến nhà thờ này’ – ông Chung Yun-seok, một chuyên gia về các giáo phái tôn giáo nhận định. ‘Với họ, ốm đau là một tội lỗi bởi vì nó ngăn cản họ thực hiện công việc của Chúa’.
Hôm 21/2, nhà thờ lên tiếng bác bỏ những lời chỉ trích về các hoạt động của mình. Họ gọi đó là ‘lời vu khống dựa trên những định kiến’. Họ giải thích rằng các thành viên phải ngồi sát nhau trên sàn nhà là vì chính quyền địa phương không cấp phép cho họ xây dựng những nhà thờ lớn hơn.
Trong khi đó, các quan chức y tế vẫn đang cố gắng tìm hiểu cách thức mà bệnh nhân số 31 lây bệnh cho những người khác. Ông Hwang cho rằng nhà thờ này đã truyền giáo cho những người Hàn Quốc đang sống ở khu vực đông bắc Trung Quốc và nhiều người trong số này đã sang Hàn Quốc.
Ông Jung Eun-kyong – giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết chính quyền đang điều tra các báo cáo nói rằng giáo phái Shincheonji có các hoạt động ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó có cả thành phố Vũ Hán. Hãng thông tin Newsis của Hàn Quốc cho biết Shincheonji đã mở một nhà thờ ở Vũ Hán vào năm ngoái. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đã bị gỡ khỏi website của nhà thờ.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết bệnh nhân số 31 đã tới Cheongdo – một khu vực gần Daegu hồi đầu tháng 2. Tính đến ngày 15/2, 108 bệnh nhân và nhân viên y tế ở một bệnh viện Cheongdo đã có kết quả dương tính với Covid-19. 2 người trong số đó đã tử vong tính đến ngày 21/2.
Lee Man-hee, 88 tuổi – người sáng lập và lãnh đạo giáo phái Shincheonji. Cheongdo cũng là quê hương của Lee Man-hee (88 tuổi) – người sáng lập và lãnh đạo giáo phái này. Được biết, các tín đồ của Shincheonji thường xuyên đi hành hương và làm các công việc thiện nguyện. Các tín đồ cũng được cho là đã tham gia tang lễ của anh trai ông Lee diễn ra ở Cheongdo hồi đầu tháng 2.
Bệnh nhân số 31 thì nói bà không tới bệnh viện phát hiện 108 người dương tính kia, cũng như không tham dự tang lễ, nhưng bà đã sử dụng nhà tắm công cộng ở Cheongdo.
‘Chúng ta cần một cuộc điều tra kỹ lưỡng về những người đã tham dự tang lễ cũng như các buổi lễ của nhà thờ’ – Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chỉ đạo trong một cuộc họp khẩn cấp.
Sau khi trường hợp bệnh nhân số 31 được phát hiện, các tín đồ của Shincheonji đã nhắn tin cho nhau trên mạng xã hội rằng họ vẫn sẽ tiếp tục công việc truyền giáo của mình trong các nhóm nhỏ. Họ cũng bảo nhau phải nói dối việc là tín đồ của Shincheonji khi bị các quan chức hỏi.
Tuy nhiên, sau đó nhà thờ cho biết những tin nhắn này không phản ánh đường lối chính thức của họ và người gửi đi những tin nhắn này sẽ bị kỷ luật.
Hôm 21/2, lãnh đạo giáo phái – ông Lee Man-he đã yêu cầu các tín đồ ‘làm theo chỉ thị của chính phủ’, đề nghị họ tránh tụ họp và truyền giáo online.
‘Sự bùng phát dịch bệnh là hành động của quỷ dữ. Nó ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của Shincheonji’ – ông nói trong một thông điệp gửi tới các tín đồ của mình.
Phát ngôn viên của giáo phái Shincheonji bày tỏ quan điểm qua YouTube rằng họ chỉ là những nạn nhân của dịch bệnh. Giáo phái Shincheonji có 150.000 thành viên và 12 hội thánh ở Hàn Quốc.
Bà Moon Yoo-ja, 60 tuổi đã mất nhiều năm trời cố gắng ‘cứu’ con gái thoát khỏi giáo phái này. Bà buộc tội giáo phái Shincheonji đã huỷ hoại nhiều gia đình.
‘Một khi họ rơi vào cái bẫy của giáo phái, họ thường sẽ bỏ bê việc học tập và công việc’ – bà Moon cho biết. ‘Một số bà nội trợ gia nhập giáo phái này, bỏ bê chồng con’.
Trong khi đó, ông Hwang Gui-hag, tổng biên tập Thời báo Pháp luật - tờ báo chuyên đưa tin về tôn giáo - cảnh báo rằng không nên tập trung quá nhiều vào các hoạt động của Shincheonji. Ông nói, một số nghi lễ của Shincheonji cũng tìm thấy ở các nhà thờ khác của Hàn Quốc.
‘Đây không phải là vấn đề tôn giáo, mà là vấn đề y tế và sức khoẻ’ - ông Hwang nói. ‘Nếu chúng ta quá chú ý tới vấn đề tôn giáo, chúng ta sẽ bỏ qua vấn đề khác. Bạn giải thích như thế nào về sự bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán - thứ chẳng gây ra bởi bất cứ nhà thờ nào cả?’.
Nữ sinh Việt quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnh
Lạc quan ứng phó với dịch bệnh trên đất Hàn, Đỗ Ngân Hà đã chia sẻ về quyết định ở lại đất nước kim chi thời điểm này và được gia đình hoàn toàn ủng hộ.
" alt="Điều ít biết về giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc">Điều ít biết về giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc
-
Nhận định, soi kèo Nữ Phần Lan vs Nữ Hungary, 22h30 ngày 8/4: Cục diện khó lường
-
So với hiện hành, Luật đã giảm từ 37 thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy xuống còn 10 thủ tục. Trong đó có hai thủ tục về thẩm định thiết kế phòng cháy; hai thủ tục về kiểm tra công tác nghiệm thu; 6 thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy. Ban soạn thảo bãi bỏ các quy định liên quan đến thẩm tra thiết kế nhằm cắt giảm bớt khâu trung gian, tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho người dân, doanh nghiệp; bỏ quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Việc này giúp đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho cơ sở, doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, thiết kế, thi công, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Điều 20 quy định phòng cháy đối với nhà ở, trong đó nhà ở tại thành phố trực thuộc trung ương, thuộc khu vực không bảo đảm hạ tầng giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, phải đảm bảo một số điều kiện.
Cụ thể, nhà phải trang bị bình chữa cháy; thiết bị truyền tin báo cháy kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu về cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy. UBND thành phố trực thuộc trung ương xác định khu vực trong diện này và thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định. Hiện, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Đối với nhà ở tại khu vực khác, việc lắp thiết bị truyền tin báo cháy không bắt buộc, song được khuyến khích trang bị. Ngoài ra, nhà ở phải bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng; bố trí lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp.
" alt="Cắt giảm thủ tục phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp">Cắt giảm thủ tục phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp