Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Hà Nội, 18h00 ngày 19/1: Khó nuốt trôi
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01 -
BlackBerry 'chết' nhưng vẫn sống trong lòng nhiều người chơi điện thoạiMẫu BlackBerry Passport lịch lãm một thời vẫn được nhiều người yêu thích và lưu giữ. (Ảnh: Hải Đăng) Dù chiếc điện thoại cuối cùng của BlackBerry sản xuất cách đây đã gần 4 năm nhưng vẫn có những cộng đồng nhỏ những người chơi BlackBerry tại Việt Nam còn tồn tại. Vẫn có những bài viết rải rác trên các hội nhóm về dòng điện thoại nức tiếng một thời. Đặc biệt, trên một nhóm buôn bán BlackBerry cũ, hàng ngày vẫn có vài bài đăng mua bán, trao đổi, vẫn có sản phẩm được giao dịch.
Anh Cường Phạm, một người chuyên sửa chữa và mua bán BlackBerry tại TP.HCM, cho hay mỗi ngày anh vẫn có thể bán ra được 7-8 máy (dù tin tức gần đây khiến lượng mua bán giảm hẳn).
Anh Anh Tuấn, một người chơi khác ở Cần Thơ, cho hay anh vẫn giữ một số mẫu BlackBerry làm kỷ niệm, lâu lâu mua bán trao đổi với mọi người.
“Mình vẫn sử dụng BlackBerry song song với điện thoại chính, vì dòng BlackBerry đơn giản, an toàn”, anh Tuấn tâm sự.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang - một người chơi BlackBerry lâu năm - cho rằng, dù nhiều người chơi đã chuyển sang các dòng máy khác nhưng ai cũng giữ một chiếc BlackBerry “để anh em gặp nhau còn có câu vô đề, thậm chí có lúc chỉ dùng nó để nhận ra nhau giữa đám đông”.
Anh Trần Mạnh Hiệp, đồng sáng lập diễn đàn Tinh Tế - một thời gian dài chơi BlackBerry, nhận xét cộng đồng chơi BlackBerry hiện nay vẫn tồn tại, dù số lượng ngày một ít đi.
“BlackBerry được yêu mến vì kiểu dáng mạnh mẽ, nam tính. Dù hiện nay nhiều người chuyển sang xài điện thoại khác nhưng tình yêu không thay đổi được”, anh Hiệp phân tích. “Nhóm người yêu thích BlackBerry thường tử tế, lịch thiệp. Họ yêu chân phương, không khoe mẽ, hiếm khi lên mạng chửi nhau như một số cộng đồng khác”, anh Hiệp nói thêm.
Rất nhiều người chơi từng gắn bó với kiểu dáng khác biệt của BlackBerry, thích hàng phím vật lý bấm rất đã tay và hiệu quả. “BlackBerry vẫn sống trong lòng mọi người, bởi nó là một phần của lịch sử phát triển smartphone. Ngay trong thời đại của nó, nó là số 1 về nhiều mặt, đặc biệt bàn phím và bảo mật. Nên mọi người vẫn sẽ nhớ về BlackBerry như một ký ức đẹp”, anh Bùi An - quản lý diễn đàn HDVietnam phân tích.
Vì sao BlackBerry “chết”?
Theo anh Trần Mạnh Hiệp, trên thực tế BlackBerry đã “chết” từ rất lâu, vào thời điểm mà hãng chuyển sang sử dụng hệ điều hành Android. Thêm nữa, BlackBerry cũng dừng bán điện thoại mới được vài ba năm.
“Điện thoại BlackBerry đúng như người ta trải nghiệm thì không còn lâu lắm rồi. BlackBerry xài Android thì không còn là BlackBerry nữa”, người đồng sáng lập diễn đàn công nghệ lớn nhất hiện nay bày tỏ.
BlackBerry đã thay đổi bằng cách làm điện thoại màn hình cảm ứng, giữ lại phím QWERTY, chạy Android, nhưng vẫn không trụ được. (Ảnh: Hải Đăng) Như nhiều ý kiến đã phân tích trước đây, anh Bùi An cho rằng BlackBerry quá chậm thay đổi, quá tự tin vào chất lượng sản phẩm của mình cũng như hệ điều hành của họ.
“Trong thị trường cạnh tranh với iPhone, Android và cả máy Windows Phone lúc đó, BlackBerry hầu như không tạo ra được nhiều sáng tạo mới khiến người dùng không có lý do gì để lựa chọn”, anh Bùi An lý giải.
Việc chuyển sang Android trong những năm sau đó của BlackBerry được xem là bước đi chữa cháy, nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng. Giống như ông lớn Nokia cũng đã chậm chân khiến cho hào quang một thời cũng vụt tắt.
“Tóm lại, BlackBerry phải rời cuộc chơi do chậm thay đổi, hệ điều hành không phát triển với ứng dụng yếu và thiếu. Cùng với đó là sản phẩm có giá khá cao, không đáp ứng được những nhu cầu mới của người dùng về công nghệ”, anh Bùi An nhận định.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang cho rằng ngành công nghiệp smartphone thay đổi diễn ra quá đáng sợ, nhưng những người tạo ra BlackBerry lại bình chân như vại, khiến cho sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phát triển.
Song song đó, hệ điều hành của hãng không “mở”, không theo kịp trào lưu mạng xã hội, và số lượng ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu.
Những hạn chế đó buộc BlackBerry phải dừng cuộc chơi phần cứng và đi theo con đường phát triển giải pháp di động.
Dù thừa nhận BlackBerry đã thất bại song những người chơi BlackBerry đến hiện tại như chị Trang không cho rằng BlackBerry đã “chết”.
“BlackBerry đã, đang, và sẽ là tượng đài trong lòng mình. BlackBerry là thanh xuân rực rỡ mình từng có, là công việc, là bạn bè, từng có khi là tình yêu. Và nó ở yên đó, ngự trị cùng thanh xuân của mình”, chị Trang tâm sự.
Hải Đăng
Điện thoại BlackBerry vẫn dùng được tại Việt Nam sau lệnh “khai tử”
Điện thoại BlackBerry tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4/1, tuy nhiên nhiều người chưa thể yên tâm hoàn toàn.
"> -
TP.HCM xác định 25 ca dương tính liên quan tới giáo phái ở quận Gò Vấp
Liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp, ngành y tế TP.HCM cho biết có thêm 12 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.
"> TP.HCM phát hiện 9 ca dương tính Covid -
Quản lý xe điện: Vẫn còn nhiều khoảng trống?Nhiều loại xe không rõ nguồn gốc, chất lượng, bán trà trộn cùng các loại hàng chính hãng Theo thông tin của Tổng cục QLTT, trước tình trạng vẫn còn nhiều loại xe điện lậu đang bày bán và lưu thông trên thị trường, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch chuyên đề kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh xe điện; kịp thời xây dựng phương án, tổ chức kiểm tra đột xuất đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh xe điện.
Cụ thể, kể từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT tại nhiều địa phương đã kiểm tra và xử lý 216 vụ, phạt hành chính 631 triệu đồng với tổng giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 1,327 tỷ đồng.
Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, các hành vi vi phạm chủ yếu đối với mặt hàng này là không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất, lắp ráp hàng hóa thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy; kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; không niêm yết giá hàng hóa và vi phạm về nhãn hàng hóa…
Tổng cục QLTT cho biết, các lực lượng QLTT tại địa phương tiếp tục theo dõi, nắm diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng xe điện trên địa bàn; kịp thời tổ chức kiểm tra đột xuất khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật nhất là các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo nguồn tin của ICTNews, trong tháng 9, QLTT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng kinh doanh xe điện trên địa bàn thành phố.
Theo chia sẻ của chủ một hệ thống điện máy, các loại xe đạp điện, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện nay đã có các chiêu thức hoạt động tinh vi hơn. Nhiều mẫu xe có thể đã được “phù phép” các loại giấy tờ để hợp lý hóa nguồn gốc, xuất xứ; lượng xe khai báo thấp hơn so với thực tế; khai báo giá trị thấp hơn để “lách thuế”.
Ngoài ra, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM,… các loại xe này không còn bày bán tràn lan và công khai như vài năm trước mà sẽ bán cùng hàng chính hãng. Nếu người dùng có nhu cầu mua các mẫu xe giá rẻ thì sẽ được người bán giới thiệu. Dù không có hóa đơn chứng từ, giấy chứng nhận chất lượng nhưng với mức giá rẻ hơn 30 - 40% nên nhiều người vẫn sẵn sàng chọn các loại xe này.
Trong khi đó, ở nhiều tỉnh, thành khác, nhiều cửa hàng vẫn bày bán công khai các loại xe không rõ nguồn gốc, đặc biệt là xe đạp điện. Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh cho biết, khách hàng tại các thành phố lớn hiện nay thường có xu hướng lựa chọn các loại xe máy điện. Loại xe này hiện đã quản lý bằng việc đăng ký biển số như xe máy nên khó có thể trà trộn các loại hàng lậu mà sẽ khai báo giá trị thấp. Còn ở các vùng nông thôn, nhu cầu mua các loại xe đạp điện của người dân vẫn rất lớn (đặc biệt là từ miền Trung trở vào). Vì thế, nhiều loại xe không nguồn gốc vẫn được bày bán rất công khai.
Trách nhiệm không chỉ từ nhà quản lý
Theo nhiều doanh nghiệp, điểm gây khó trong quản lý, đó là do xe đạp điện hiện không cần đăng ký biển số khi lưu thông, người mua hoàn toàn có thể sử dụng ngay. Do đó, nhiều xe không được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn tham gia giao thông. Cộng với tâm lý người dùng không quá coi trọng việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng do giá bán cao hơn. Điều này cũng khiến cho lượng xe lưu hành trong thực tế lớn hơn số lượng được quản lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, số lượng xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận sản xuất, lắp ráp đưa ra thị trường hiện chiếm phần rất nhỏ so với số lượng thực tế và việc thống kê con số chính xác xe đạp điện hoạt động thực tế là không dễ.
Cơ quan quản lý chất lượng xe điện trên thị trường hiện nay là Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp điện không phải đăng ký khi tham gia giao thông nên các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát trên thị trường để tránh tình trạng tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm soát về chất lượng.
Đại diện Cục Đăng kiểm cho hay, cơ quan này cũng đã có kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định đưa xe đạp điện vào diện quản lý, cấp biển số nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ phương tiện, đảm bảo an toàn kỹ thuật và an toàn cho người sử dụng, tránh thất thu thuế của Nhà nước. Đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa xe của nhà sản xuất chân chính với xe có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng trên thị trường.
Trên thực tế, đề xuất này đã được Cục Đăng kiểm nêu ra từ năm 2018. Nhưng cho đến nay, đây vẫn chỉ là đề xuất từ cơ quan này.
Cũng theo đại diện Cục Đăng kiểm, để kiểm soát chất lượng của các loại xe đạp điện, xe máy điện, Cục Đăng kiểm đã tăng cường các biện pháp kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy điện, xe đạp điện và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, xuất xưởng xe không phù hợp kiểu loại xe đã được kiểm tra, chứng nhận.
Còn về phía doanh nghiệp, nhiều lãnh đạo hãng xe cho rằng, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cơ quan quản lý thì người dùng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các khách hàng khi mua xe cần tìm hiểu kỹ càng hơn và phải có ý thức lựa chọn các sản phẩm có chất lượng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận từ cơ quan quản lý để đảm bảo an toàn khi lưu thông cho chính mình và cả xã hội.
Phúc Vinh
Xe điện chính hãng "chật vật" cạnh tranh với xe lậu đang áp đảo thị trường
Xe điện hai bánh vẫn là thị trường màu mỡ, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản, nghiêm túc vẫn đang phải chật vật cạnh tranh với các mặt hàng không rõ nguồn gốc.
">