Xem cách quản trị này để biết tại sao Thế Giới Di Động phát triển thần tốc

Wi-Fi của một siêu thị bất kỳ ở Thế Giới Di Động trên toàn quốc nếu được báo hư thì đội ngũ công nghệ thông tin đặt tại TP.HCM phải phản hồi ngay trong… 2 phút,áchquảntrịnàyđểbiếttạisaoThếGiớiDiĐộngpháttriểnthầntốnhận định man city tối đa 30 phút phải sửa xong. Nhân viên giao hàng khi lắp ráp tại nhà khách hàng đều phải chụp ảnh nghiệm thu, việc rà soát ảnh chụp xem có gian dối hay không sẽ do robot thực hiện...

Trên đây là những ưu điểm trong hệ thống quản trị bằng công nghệ của Thế Giới Di Động mà cuối tuần trước ông Nguyễn Đức Tài, đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, cùng với hai cộng sự của mình lần đầu tiên chia sẻ công khai. Hệ thống này cực kỳ quan trọng vì ngay từ khi mở đến siêu thị thứ hai, Thế Giới Di Động đã bắt đầu xây dựng hệ thống để có thể quản lý từ xa mọi siêu thị mới mở. Đây cũng là những bí mật mà ông Tài cho biết hơn 10 năm nay giữ kín như bí kíp, gần đây mới chia sẻ nhằm tạo cảm hứng cho các doanh nghiệp trẻ.

Nguyên tắc ngay từ đầu khi thành lập Thế Giới Di Động là giải quyết các vấn đề quản trị bằng máy móc, không dùng cơ bắp. Từ khi mở siêu thị thứ hai, công ty đã xây dựng ngay hệ thống để quản lý mọi thứ từ xa nhằm phục vụ cho việc mở rộng hệ thống sau này.

Để vận hành hệ thống quản trị hiện tại, theo ông Tài, có hai người không thể thay thế được là ông Phạm Văn Trọng - Giám đốc CNTT và ông Bùi Ngọc Tín - Phó Giám đốc CNTT.

Trình bày trong khán phòng khoảng 1.000 người là các quản lý cấp cao, chủ cửa hàng bán lẻ vào cuối tuần trước, ông Trọng cho biết hệ thống công nghệ tại Thế Giới Di Động có thể quản lý định danh tới từng chiếc điện thoại di động dựa trên số IMEI của máy. Chỉ cần nhập vào số IMEI này có thể biết mọi thông tin về máy: ngày nhập kho, đang ở siêu thị nào, các khuyến mại áp cho chiếc điện thoại...

Giả sử có một khách hàng đặt mua điện thoại cũ ở một siêu thị nhất định, hệ thống sẽ lọc và tìm ra chiếc máy phù hợp, đồng thời “khoá" IMEI chiếc máy để tránh việc nhân viên bán hàng bán chiếc máy đó cho khách khác. Mỗi điện thoại tại cửa hàng Thế Giới Di Động hiện nay đều có bảng đèn LED riêng hiển thị giá bán, nếu chiếc điện thoại cũ này đã có người đặt thị bảng đèn LED cũng hiện thông báo để nhân viên biết chiếc máy đã được đặt mua.

Theo nguyên tắc giữ hàng trong 24 tiếng đồng hồ, nếu người khách kia không đến nhận máy thì hệ thống sẽ “nhả" IMEI máy ra để được bán lại bình thường. Tất cả các việc này đều được tự động hoá hoàn toàn, không cần sự can thiệp của con người.

"Một chiếc điện thoại sau khi bán ra tại Thế Giới Di Động sẽ được phân chia lợi nhuận cho nhân viên bán được chiếc máy đó, cho quản lý siêu thị, cho quản lý vùng, cho thu ngân,... và mọi thông tin đều minh bạch trên hệ thống mà nhân viên có thể xem lại bất kỳ khi nào. Một nhân viên bán hàng có thể kiểm tra xem một ngày trước đã bán được bao nhiêu máy, được tính ngày công bao nhiêu tiền, đến hôm đó lương trong tháng của người đó là bao nhiêu,... Không chỉ biết lương của mình, nhân viên bán hàng có thể thấy lương của đồng nghiệp chung quanh để có động lực bán hàng nhiều hơn", ông Trọng chia sẻ.

Với đa dạng mặt hàng và chính sách khuyến mại khác nhau, một nhân viên bán hàng không thể nhớ hết mọi thông tin, nên các cửa hàng Thế Giới Di Động trang bị smartphone cho nhân viên. Chỉ cần gõ tên sản phẩm, mọi thông số kỹ thuật, chính sách khuyến mại áp dụng,... đều hiển thị trên màn hình. Ngoài ra, đối với mặt hàng gia dụng cần giao hàng, nhân viên có thể biết luôn thời điểm có thể mang đến nhà khách hàng mà không phải hỏi bộ phận giao nhận...

Chính việc áp dụng mọi thứ bằng công nghệ nên hạn chế được tối đa tình trạng tiêu cực. Chẳng hạn khi bên mua hàng thống nhất với các hãng để mua một lô hàng với các số IMEI cho trước, số lượng đã định thì khi nhập hàng nhân viên chỉ cần nhập các thông số này vào, nếu không khớp như ban đầu thoả thuận hàng sẽ bị trả lại.

Công nghệ
上一篇:Soi kèo góc Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
下一篇:Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà