当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo BATE Borisov vs Slutsk, 22h45 ngày 25/4: Cải thiện thành tích 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhưng tiện lợi đến đâu thì ăn mỳ gói nhiều sẽ không đủ chất. Thực phẩm này ở một số quốc gia được coi là món ăn chơi (snacks), không thể thay thế bữa ăn dinh dưỡng.
Những hình ảnh về dân nghèo nước ta hôm nay xuất hiện nhiều thức ăn này. Lúc nhận quà từ thiện hay vạ vật trên đường hồi hương, dường như mỳ tôm đã trở thành một giải pháp cứu đói.
Thật trùng hợp khi một khảo sát vừa cho biết, người Việt Nam tiêu thụ mỳ gói lớn thứ ba toàn cầu, với hơn 7 tỷ gói mỳ ăn liền trong năm 2020. Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới, tăng trưởng của thị trường mỳ gói Việt Nam đạt gần 30% năm ngoái - mức tăng trưởng rất cao. Theo bình quân đầu người, Việt Nam đứng nhì thế giới khi mỗi người tiêu thụ hơn 72 gói mỳ một năm.
Nhưng có ưa chuộng đến đâu thì ăn mỳ tôm hàng tháng liên tục có lẽ cũng quá mức chịu đựng của cơ thể con người. Tệ hơn nữa, tôi thấy có người bị kẹt lại ở tâm dịch trả lời, mỳ tôm cũng không còn đủ để ăn. Đó là một trong những lý do họ phải dứt áo rời thành phố về quê.
Nhìn cảnh người mẹ trẻ mệt mỏi ngồi nhìn con ngủ bên lề đường, tôi trăn trở mãi vì xót xa và bất lực. Những người biết có chốt chặn vẫn gồng gánh rời khỏi Sài Gòn khi lệnh phong tỏa kéo dài thêm một tháng được ban bố. Phụ nữ và trẻ em nheo nhóc, hàng chục người nằm ngủ ngổn ngang trên cầu dưới đèn đêm có lẽ là tấm ảnh ghi dấu những ngày khó quên.
Khác với những lần trước, lần này cuộc hành hương dường như nỗ lực hơn bởi yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó" đã ban bố từ hơn hai tuần trước. Tất nhiên, họ sẽ gặp sự ngăn cản và giúp đỡ, nhưng là giúp quay trở lại phòng trọ, của lực lượng chức năng.
Để người dân tháo chạy về quê nghĩa là "xuất khẩu" dịch bệnh ra cả nước. Là trung tâm kinh tế lớn nhất, TP HCM thu hút về đây lực lượng lao động đến từ mọi miền đất nước. Khi người dân bỏ đi, mọi miền quê đều có thể bị lây lan dịch. Mà như vậy, giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Cho dù chi phí phòng chống dịch và bảo đảm an sinh của Thành phố có bị tăng cao, tôi ước tính nó vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với việc để dịch bệnh lây lan khắp nơi. Đó là chưa nói tới rủi ro quốc gia sẽ không bao giờ có đủ nguồn lực để rải mành mành ra cả nước.
Giữ người dân ở lại thành phố cũng là giữ lại nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu để hàng triệu người dân rời bỏ trung tâm kinh tế này, chưa biết bao giờ họ mới quay trở lại. Trong lúc đó, sự phục hồi sản xuất phải được thúc đẩy tức thì ngay khi dịch lắng xuống, nếu Việt Nam không muốn bị cắt đứt hợp đồng, không muốn bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đại dịch, xuất khẩu vẫn là điểm sáng của nền kinh tế nước ta. Và xuất khẩu cũng chính là động lực quan trọng nhất để chúng ta phục hồi.
Để hàng triệu lao động ra đi còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế theo một góc độ khác. Tuyệt đại đa số họ sẽ về lại nông thôn. Tại quê nhà, an sinh của họ sẽ được bảo đảm nhờ vườn cây, ao cá. Nghĩa là họ trở lại với đời sống tự túc, tự cấp. Hàng triệu người sống tự túc, tự cấp thì tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu giảm thì tăng trưởng kinh tế khó lòng mà vực dậy được.
Những người nhập cư cần việc làm, chỗ ở, TP HCM cũng rất cần họ. Thành thị cần cả lao động có kỹ năng cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp hiện đại, cả lao động phổ thông cho những dịch vụ giản đơn như quét rác, lau dọn nhà hàng... Thiếu họ, không chỉ sản xuất sẽ bị đình trệ mà đời sống của thành phố cũng khó có thể đầy đủ và tiện nghi.
Dù đến từ bất kỳ địa phương nào, đa số người nhập cư đều đã chọn TP HCM làm quê hương thứ hai. Họ đã "vào Nam" hay "lên Sài Gòn" không chỉ tìm việc mà còn để sinh cơ lập nghiệp, gây dựng tương lai. Em bé nằm ngủ vạ vật bên đường tôi thấy chính là công dân gốc của TP HCM, vì em được sinh ra ở thành phố này và sinh kế của cha mẹ em cũng ở đó. Theo một cách hoàn toàn tự nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã lôi cuốn cha mẹ em và hàng vạn lao động khác tới TP HCM, và có thể nơi này sẽ dung dưỡng em khôn lớn.
Nay, vì khó khăn, gia đình em và các gia đình khác lại phải rời bỏ đất hứa. Đây quả thực là một quá trình di cư ngược.
Để giữ lực lượng lao động nhập cư ở lại vùng kinh tế lớn nhất cả nước, bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh cho họ rất quan trọng, nhất là khi nhiều người đang cảm thấy quá sức chịu đựng. Chính vì vậy, một chương trình an sinh trên diện rộng được tuyên bố rõ ràng về thời hạn mới có thể giúp họ không còn tiến thoái lưỡng nan.
Tương tự chiến lược tiêm chủng toàn dân, tôi đề xuất một chương trình an sinh trên cả nước cho tất cả những người bị mất việc làm vì dịch bệnh và kéo dài đến cuối năm 2021. Chương trình này có thể gồm các cấu phần: một khoản tiền trợ cấp ở mức sống cơ bản được phát hàng tháng; các gói thực phẩm được cấp phát theo tuần; sự tư vấn, chăm sóc y tế cả về cách thức phòng chống dịch và sức khỏe tâm thần - điều dường như ít được quan tâm thời gian qua.
Chương trình có mốc thời gian cụ thể là hết năm 2021, không riêng cho TP HCM - dù có thể thực hiện sớm nhất ở Thành phố này. Lý do không chỉ vì tình hình dịch còn phức tạp mà còn vì nếu khống chế sớm được dịch, chúng ta cũng phải có thời gian để phục hồi kinh tế.
Và quan trọng hơn, chương trình này được ban bố công khai, minh bạch các bước triển khai và thông tin đầu mối để người dân được biết, tránh chung chung như nhiều chương trình đã có. Chỉ có thông tin chi tiết và đáng tin cậy từ chính quyền mới khiến dân chúng không còn bất an. Tâm lý cộng đồng được ổn định là một "vaccine" giải bài toán dịch bệnh.
Sẽ có người hỏi, "tiền đâu ra?". Một chương trình như vậy chắc chắn đòi hỏi nguồn lực và tiếp sức của Trung ương bên cạnh sự sẵn sàng của các địa phương. Địa phương nắm chắc nhu cầu và triển khai hoạt động trợ giúp cụ thể, có thể dùng một phần ngân sách của mình. Trung ương điều phối nguồn lực của cả quốc gia để hỗ trợ từng địa phương ở mức tương ứng. Gói 26.000 tỷ đồng hiện mới phát được hơn 7.000 tỷ đồng trên cả nước có thể tích hợp vào gói này.
Tôi tin chúng ta vẫn có thể thắt lưng buộc bụng được nếu bớt đi các dự án đầu tư công nằm trong kế hoạch nhưng thực sự chưa cần thiết, các hội họp hình thức, lãng phí. Đây là lúc một nhà nước của dân, do dân và vì dân thể hiện rõ ràng nhất phẩm chất và năng lực của mình trên thực tế.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Giữ dân cho thành phố"/>Dưới đây là câu chuyện mua xe ô tô vừa được độc giả Lê Trung Hiếu (37 tuổi ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ tới VietNamNet:
Tôi và vợ đều từ tỉnh lẻ ra Hà Nội học tập và lập nghiệp, lấy nhau từ lúc vừa ra trường với "hai bàn tay trắng". Hiện, chúng tôi đều làm đến quản lý cấp trung trong ngành ngân hàng, thu nhập cũng ở mức trung bình khá so với bạn bè cùng trang lứa. Sau hơn 10 năm về chung một nhà, chúng tôi đã mua được một căn hộ chung cư và chiếc KIA Morning cũ để đi lại.
Hồi giữa năm 2022, sau khi dành dụm thêm được ít tiền, vợ chồng tôi quyết tâm đổi xe bởi chiếc Morning lúc này đã quá nhỏ, không còn phù hợp với gia đình 4 người thường xuyên lỉnh kỉnh đồ đạc mỗi lần về quê.
Mẫu xe cả hai vợ chồng đều yêu thích và nhắm đến chính là Hyundai Santa Fe bởi nó đủ lớn để cả gia đình thoải mái trong những chuyến đi xa; lại đủ sang trọng, lịch sự giúp tôi tự tin trong công việc hay đi gặp khách hàng, đối tác.
Tháng 7/2022, tôi đã đến một đại lý ở gần nhà và chốt mua chiếc Santa Fe phiên bản máy dầu cao cấp nhất, giá xe lúc đó là gần 1,4 tỷ đồng, chưa kể phải mua thêm hàng tá phụ kiện kèm theo. Muốn "lăn bánh" chiếc xe này ở Hà Nội, tôi sẽ phải bỏ ra không dưới 1,6 tỷ đồng.
Thực ra lúc đó hai vợ chồng mới có khoảng hơn 1 tỷ tiền mặt, nhưng với công việc của mình, tôi hoàn toàn có thể nhờ sự "giúp sức" của ngân hàng cho số tiền còn lại và trả dần trong 2-3 năm. Tuy nhiên, tính đi tính lại, tôi và vợ đều thấy bỏ ra số tiền trên là hơi nhiều so với khả năng, trong nhà cũng cần tiền tiết kiệm, nhỡ có việc gì cần dùng không phải vay mượn ai.
Và lý do quan trọng nhất khiến tôi "quay xe", đó là dù đã đặt cọc đến 2 tháng mà phía đại lý vẫn không có xe giao, còn năm lần bảy lượt trì hoãn, bắt mua thêm phụ kiện với giá "cắt cổ" khiến tôi thấy mình là khách hàng mà như...đi xin. Do vậy, chúng tôi quyết định "nhịn" ước mơ đổi xe đẹp, rút lại tiền cọc và để đến năm sau rồi tính tiếp.
Ban đầu, cả hai vợ chồng đều có phần hụt hẫng vì chiếc xe mơ ước đã "lăn bánh đến cửa nhà" rồi mà còn vụt mất. Nhưng lại động viên nhau vì còn chiếc "xe cỏ" ở nhà vẫn hoạt động tốt, mình vẫn có xe đi mà lại không bị gánh nặng về tài chính. Năm vừa rồi, chúng tôi đầu tư thêm một số mảng và tiết kiệm thêm được 500 triệu, ngoài ra còn hỗ trợ ông bà ngoại gần 300 triệu để sửa lại nhà ở quê cho tươm tất.
Cuối năm 2023 vừa qua, chúng tôi thấy việc đổi xe đã "chín mùi". Thật may mắn là nửa sau năm 2023 vừa qua, giá xe đã giảm nhiệt hẳn. Thậm chí hãng Hyundai còn hạ giá khá sâu cho đúng mẫu Santa Fe mà vợ chồng tôi yêu thích, đưa bản máy dầu cao cấp còn chưa đến 1,2 tỷ, lại còn được tặng thêm nhiều phụ kiện thiết yếu.
Chưa hết, thời điểm đó, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thêm 50% lệ phí trước bạ khiến giá lăn bánh của xe còn chưa đến 1,3 tỷ đồng. Và chúng tôi đã tậu được một chiếc xe mới chỉ sau 1 tuần đặt cọc, không cần phải chờ "dài cổ" như trước, lại được phục vụ như thượng đế. Thế là chỉ qua 1 năm, số tiền bỏ ra để mua cùng một mẫu xe giảm tới hơn 300 triệu.
Nghĩ lại vào năm 2022, nếu "cố đấm ăn xôi" mua xe với 1,6 tỷ thì vào thời điểm này chỉ bán được khoảng 1,1 tỷ, mất giá hẳn 500 triệu. Như vậy, "nhịn" mua xe 1 năm, chúng tôi lãi ngay nửa tỷ đồng.
Tôi vẫn nói đùa với vợ, mình đúng là "trâu chậm uống nước...trong".
Độc giả Lê Trung Hiếu
Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi câu chuyện về lần đầu tiên mua xe của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong cuộc sống hiện đại, tình yêu luôn gắn liền với tiền bạc và các vấn đề khác nhau. Cô gái trong câu chuyện dưới đây không những đã hiểu rất rõ điều đó mà còn lợi dụng những cuộc hẹn hò để cải thiện tình hình tài chính của mình theo đúng nghĩa đen.
Vivian Tu một Tiktoker 28 tuổi sống tại New York (Mỹ) đã gây xôn xao dư luận khi khoe khoang chuyện tình yêu của mình không phải nhờ sự lãng mạn mà là với những chiêu trò "xảo quyệt".
Cô cho biết khi vừa mới chuyển đến New York (Mỹ), cô đã tham gia các ứng dụng hẹn hò để kết nối với những người xung quanh. Sau một khoảng thời gian ngắn, cô nhanh chóng nhận ra rằng hẹn hò sẽ giúp cô giải quyết vấn đề tài chính mà cô đang phải đối mặt.
"Khi ai đó nói phụ nữ không giỏi trong việc kiểm soát chi tiêu tiền bạc thì tôi đã hẹn hò 6 lần một tuần để không phải trả tiền mua đồ", cô cho hay.
Cô gái chia sẻ chuyện hẹn hò thường xuyên của mình.
" alt="Hẹn hò 6 ngày mỗi tuần, cô gái tiết lộ động cơ đằng sau khiến ai cũng kinh ngạc"/>Hẹn hò 6 ngày mỗi tuần, cô gái tiết lộ động cơ đằng sau khiến ai cũng kinh ngạc
Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
Cùng với sự bùng nổ của phương tiện 4 bánh, mua bán, kinh doanh ô tô cũ trở thành nghề khá hot trong khoảng 5-7 năm trở lại đây, thu hút rất nhiều người từ chuyên nghiệp đến không chuyên tham gia.
Với đặc thù là "mua của người chán, bán cho người cần”, giới buôn ô tô cũ trong lúc đỉnh điểm có thể kiếm vài chục triệu, thậm chí trăm triệu mỗi tháng. Điều này phụ thuộc vào khả năng, uy tín, mạng lưới bán hàng và "cái duyên" của từng người.
Chia sẻ với VietNamnet, anh Quốc Khánh - một “thợ săn” xe cũ tại Hà Nội cho hay, thông thường, đối với những mẫu xe phổ thông có giá dưới 1 tỷ đồng được tìm mua nhiều, mỗi chiếc xe cũ bán ra, người buôn bán ô tô cũ có thể ăn chênh từ 8-10%. Ví dụ, bán một chiếc xe với giá 500 triệu đồng thì dân buôn đã thu được 40-50 triệu đồng.
Tất nhiên, trong số này có rất nhiều chi phí như chi cho nguồn tin, những cộng tác viên bán hàng, thẩm định xe, chi phí quảng cáo, thuê mặt bằng hoặc chỗ gửi, tiền dọn dẹp "mông má", làm giấy tờ,... Nếu chiếc xe đã là tài sản thế chấp vay ngân hàng thì chi phí còn có cả tiền lãi và nhiều thủ tục khác.
"Nhìn chung, lúc đông khách mua bán như thời điểm trước dịch bệnh, mỗi tháng anh em nào có duyên và chịu khó có thể bỏ túi trăm triệu ngon ơ. Còn nếu "săn" được chiếc xe sang của đại gia cả thèm chóng chán nào đấy giá vài tỷ đồng thì bán xong có thể đi chơi cả tháng", anh Khánh nói.
Chia sẻ sâu hơn về nghề kinh doanh xe cũ, anh Khánh cho biết, thông thường mỗi salon xe cũ hoặc cá nhân bán xe thường lựa chọn cho mình một phân khúc phù hợp. Có người chuyên các dòng xe sang, có người lại chuyên xe lướt, còn nhiều tay buôn chỉ thích gắn bó với các dòng xe cỏ rẻ tiền, thậm chí cả taxi "hoàn lương", xe tai nạn, ngập nước,... đủ cả.
Vị chuyên gia về ô tô này cho rằng, dòng xe nào cũng vậy, yêu cầu bắt buộc đối với dân buôn xe cũ ngoài am hiểu về kỹ thuật xe cần có mạng lưới rộng, kinh nghiệm và cả sự quyết đoán. Trong đó, không phải lúc nào cũng "ăn dày" được mà chiến thuật cần hết sức linh hoạt.
"Nhiều khi mình đi xem xe và ưng, đặt cọc cho chủ xe một số tiền nhỏ để giữ chỗ rồi đăng ảnh bán luôn. Chỉ 1 giờ sau đã có anh em cần tìm và chốt mua, lúc đó mình sẵn sàng bán qua tay, lấy lãi 'rau dưa' 5-10 triệu thôi. Trường hợp như thế dù lãi mỏng nhưng không cần bỏ vốn cũng như phải nhập xe vào kho", anh Khánh nói.
Tuy vậy, anh Khánh cho hay, việc buôn bán xe cũ ngày càng khó khăn, nhất là sau thời gian dịch bệnh Covid-19, người dân hạn chế chi tiêu khiến thị trường ô tô nói chung và ô tô cũ nói riêng gần như tê liệt. Dân buôn xe hiện nay đành chấp nhận cắt lãi mỏng hơn để mong đẩy được xe sớm, không ít trường hợp đành phải chấp nhận lỗ để bán tháo, thu hồi vốn.
Lắm rủi ro, "tai nạn" nghề nghiệp
Nghề buôn xe cũ có thu nhập ở mức rất cao so với mặt bằng chung, dù nghe có vẻ "lung linh", thế nhưng thực tế cũng có lắm rủi ro và "tai nạn" mà chỉ người trong nghề mới thấm.
Mới đây, anh H.A - một người mua bán xe cũ có khá nhiều kinh nghiệm đã "trải lòng" trên mạng về câu chuyện của mình. Hồi đầu năm 2023, anh H.A mua chiếc xe Mercedes-Benz E250 đời 2011 biển TP.HCM của 1 người đang sử dụng ở Phú Thọ với giá 395 triệu.
Dù ban đầu có chút nghi ngại về nguồn gốc xe, nhưng sau khi kiểm tra sơ bộ với một người thợ quen, cũng là người từng bán chính chiếc xe này cho chủ xe ở Phú Thọ, anh H.A vẫn quyết định nhập về và sau đó chuyển nhượng thành công cho một người buôn xe khác ở Hà Nội với giá 425 triệu. Việc mua bán giữa cánh thợ buôn xe chỉ ký công chứng chứ không làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Tuy vậy, đến tháng 7, người mua xe của anh H.A đi rút hồ sơ thì tá hoả phát hiện chiếc xe đang là vật chứng trong một vụ kiện dân sự, thuộc diện không "sạch" về mặt pháp lý, việc sang tên đổi chủ là không thể. Người này đề nghị trả lại chiếc xe hoặc chỉ mua lại với giá 170 triệu đồng, tức là anh H.A phải bù lại 255 triệu đồng nữa, nếu không sẽ khởi kiện.
"Sốc" vì quá sơ ý trong khâu kiểm tra nguồn gốc xe, anh H.A đành gọi 2 người chủ cũ ra đàm phán. Ban đầu, cả 2 đều đồng ý sẽ bù mỗi người 50 triệu đồng để cùng anh H.A trả cho chủ mới 375 triệu đồng và rút xe về. Tuy vậy, sau đó nhiều ngày, cả hai chủ cũ đều "bặt vô âm tín", không có động thái trả tiền như thoả thuận cho H.A.
"Tôi cũng là người bị hại, ở giữa bị động làm theo mọi người. Tối 24/9 người mua vẫn liên tục de doạ tôi doạ báo công an và "bóc phốt" cả lên mạng xã hội. Câu chuyện bây giờ đã đi quá xa và đành để cho pháp luật giải quyết. Tôi cũng chưa hề nói là không tìm cách giải quyết nhưng buôn xe mà dính như thế này thì chỉ có người cuối như tôi là bị thiệt", anh H.A trần tình.
Theo giới buôn xe cũ, những "cú ngã" như câu chuyện ở trên không hề hiếm gặp, nhưng thường xảy ra với những thợ hoạt động đơn lẻ, hoặc mới vào nghề, hám lợi nhuận vì nhập được xe rẻ.
Anh Mạnh Dũng, chủ một cửa hàng bán xe ô tô cũ khá lớn nằm trên đường Thành Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, trong kinh doanh xe cũ, việc "nhập xe" đầu vào quyết định đến 80% thành công, và điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố là tình trạng kỹ thuật xe và pháp lý. Cả hai đều tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn.
Về tình trạng kỹ thuật, những chiếc ô tô đã qua sử dụng nhưng mới đi được một thời gian ngắn khoảng dưới 1-2 năm thường được gọi là “xe lướt”. Hầu như, với dạng xe này, giới buôn không cần kiểm tra quá nhiều, chỉ cần giá rẻ là mua. Nhưng với những chiếc xe đời sâu trên dưới 10 năm, thợ xe phải kiểm tra kỹ đến từng con ốc vít, thậm chí không chỉ dùng mắt mà còn phải sờ, nghe tiếng máy tiếng đóng mở cửa,...từ đó đánh giá chất xe và đưa ra quyết định có mua hay không, và mua với giá nào.
Còn về pháp lý, anh Dũng cho rằng, nếu dính đến xe lỗi kỹ thuật còn có thể sửa được, chứ lỗi pháp lý thì... chịu chết. Lúc nhận tiền và làm thủ tục cho khách mới phát hiện ra xe không thể rút hồ sơ hay sang tên được thì vừa mất thời gian, mất tiền và cả uy tín. Thế nên, dân buôn xe cần có nhiều nguồn tin và cẩn thận kiểm tra tính pháp lý khi cần thiết.
"Hiện nay, quy định về định danh biển số theo Thông tư 24 của Bộ Công an dù ít nhiều ảnh hưởng đến cánh buôn xe cũ nhưng tôi cho rằng đây lại là chính sách tốt. Thông tư sẽ giúp thị trường tránh tình trạng xe gian, xe lậu và pháp lý "không sạch" bởi khi chuyển nhượng thì bắt buộc phải thu hồi giấy tờ cũng như biển số", anh Dũng nhận định.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đêm tháng Chạp, ông Huỳnh Ngọc Thoại, 64 tuổi, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, cùng vợ vận thêm áo khoác ra khúc sông Cái, bắt cá chình giống. Vừa tới nơi, người phụ nữ kiểm tra lại số dụng cụ gồm lưới mùng, thanh tre, sợi dây kẽm, vợt, thau….
Giăng lưới mùng dài hơn một mét, ông Thoại đính chúng vào hai thanh tre. Cạnh đó, người vợ dùng sợi dây kẽm buộc chặt theo chiều dài tấm lưới để giữ lưới được căng ra. Khi dụng cụ đã chắc chắn, vợ chồng bắt đầu hành trình trầm mình dưới nước, xuyên đêm săn lộc là những con cá chình giống.
Giữa khúc sông khi nước đã cạn, ông Thoại và vợ nắm giữa thanh cây ở hai đầu lưới, mò mẫm dưới sông. Họ khom người xúc một đầu lưới xuống nước rồi kéo lên, sau đó rọi đèn pin vào cho tới khi thấy cá xuất hiện thì dùng vợt xúc vào xô, hoặc thau đựng. Cứ thế, công việc này được vợ chồng ông Thoại lặp đi lặp lại suốt đêm tới rạng sáng.
Trầm mình dưới nước bắt cá chình giống
Mùa cá chình giống xuất hiện vào tháng 11 kéo dài đến tháng 2 âm lịch. Nơi cá này xuất hiện nhiều tại sông Cái là đoạn từ đập Tam Giang đến kè Bình Thạnh, huyện Tuy An. Không chỉ vợ chồng ông Thoại, mùa này, cả khu vực lấp lánh ánh đèn đội khi nhiều người dân tập trung tới đây bắt cá chình giống. Tiếng người nói cười, xua tan màn đêm tĩnh mịch.
Vừa thu được mẻ cá vào lưới, ông Thoại, bảo công việc này không quá vất vả, song phải thức đêm. Mỗi tối, vợ chồng bắt đầu giăng lưới lúc 19h đến khoảng 3h sáng hôm sau, rồi đưa về bán cho thương lái với giá 2.000-3.000 đồng một con tùy lớn nhỏ.
“Có hôm, gặp luồng thì cá vào lưới nhiều, lắm khi bắt được 500 con một đêm, bán cho thương lái được một triệu đồng, nhưng có ngày chỉ vài con”, ông Thoại nói thêm rằng bản thân tranh thủ đi làm đêm để kiếm tiền, còn ngày ngủ bù, vì mỗi năm chỉ được một mùa.
Trầm mình nhiều giờ dưới nước, ông Lê Hải Nam, 50 tuổi, cho biết cá chình giống nhỏ như cây kim may, hay như cây tăm xỉa răng, thi thoảng mới có con to bằng đầu đũa. Giống cá này có đặc tính bơi ngược sông, nên dùng lưới để thu.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Theo ông Nam, công việc này không quá nguy hiểm, nặng nhọc. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt thì phải thức đêm nên hôm sau phải ngủ bù, hoặc có hôm gặp mưa gió trong điều kiện trầm mình dưới nước nhiều giờ nên cũng mệt mỏi. “Mùa bắt cá chình giống mỗi năm chỉ một lần nên mọi người xem đây như món lộc trời ban tặng. Tất cả đều tranh thủ đi làm kiếm thêm thu nhập”, ông Nam nói.
Theo khoa học, cá chình là loài di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông và lớn lên trên sông. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ.
Những ngày cuối năm, người dân ở đây tranh thủ đi bắt cá chình giống để bán cho thương lái. Họ thức đêm nhiều có phần cực nhọc, song vẫn muốn có thêm thu nhập để mong rằng có một cái Tết trọn vẹn hơn.
Trầm mình dưới nước thâu đêm, vợ chồng Phú Yên kiếm tiền triệu dịp cận Tết
Theo nhà khảo cứu Phạm Xuân Cần với bài viết đăng trên trang dbndnghean.vn, cha đẻ của “Cao Sao Vàng” từng gắn bó với từng nhà, từng người Việt lâu nay chính là lương y Phó Đức Thành, một gương mặt đặc sắc của đô thị Vinh hồi đầu thế kỷ XX.
Ông sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh ở Huế, ông ra Vinh lập hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp ba miền Bắc-Trung-Nam.
Ông từng đi nhiều nơi để sưu tầm, học hỏi nhiều cây thuốc quý, bài thuốc quý, rồi từ đó nghiên cứu, bào chế ra nhiều loại thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam, trong đó có “dầu cù là” Vĩnh Hưng Tường, mang tên “Vạn Ứng”. Được biết, lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau chế thêm loại cao đặc và đa dạng hóa sản phẩm theo mùa.
Đặc biệt, sau này, khi ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2. Dần dà đến năm 1969, sản phẩm này có tên là “Cao Sao Vàng” hết sức thông dụng trong cuộc sống như nhiều người đã biết.
Còn theo nhà báo Trần Chánh Nghĩa trong sách “Đất & người phương Nam- tập 1-Một thuở Sài Gòn” (Nhà xuất bản Thanh Niên-2023), ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam trước đây rất thông dụng nhiều loại dầu gió “vang bóng một thời” do chính người Việt sản xuất. Đó là “dầu khuynh diệp bác sĩ Tín”. Cha đẻ của chai dầu này là ông Bùi Kiến Tín sinh năm 1912 tại Quảng Nam. Trải qua học tập trong nước và ở Pháp, ông trở thành một bác sĩ y khoa.
Từ học tập ở Pháp, ông Tín tự tìm hiểu phương pháp bào chế thuốc của các nền y học tiên tiến để đến năm 1941 hồi hương, dồn tâm huyết cho ra đời sản phẩm mà ông hằng mong đợi, tìm tòi. Cũng trong năm 1941, sản phẩm của bác sĩ Tín đến với người tiêu dùng, được quảng cáo rộng rãi bằng tiếng Việt.
Ước tính từ năm 1941 cho đến khoảng năm 1975, đã có khoảng 25 triệu chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín “không phân biệt sang hèn", luôn có trong túi các bà nội trợ, những người buôn bán, các em học sinh để phòng lúc trái gió, trở trời.
![]() | ![]() |
Dầu khuynh diệp và bác sĩ Tín. Ảnh tư liệu
Tinh dầu khuynh diệp là nguyên liệu chính để bào chế sản phẩm, bên cạnh các loại tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, dầu hương nhu. Do nguyên liệu khuynh diệp không có ở trong nước nên ông Tín phải rất khó khăn khi phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Rồi ông tìm cách mua cây và giống khuynh diệp về trồng ở trong nước, chủ yếu trồng ở vùng Đà Lạt, Lâm Đồng.
Tất nhiên, cuộc sống dần đổi thay, xu thế hội nhập và phát triển của đất nước sẽ góp sức đưa những sản phẩm như Cao Sao Vàng của Việt Nam ra nước ngoài, nhất là các nước có khí hậu lạnh giá và nhiều sản phẩm tốt của nước ngoài cũng được nhập về trong nước, phục vụ mọi nhu cầu của người dân.
Điều cần nói là trong vô vàn khó khăn của cuộc sống, cha ông ta đã biết cách tìm tòi, học hỏi, tận dụng lợi thế từ nhiều cây thuốc, bài thuốc trong dân gian để bào chế, sản xuất nhiều loại thuốc thông dụng, hiệu quả, đồng thời không quên học tập kinh nghiệm quý từ các nền y học phát triển để bổ sung kho thuốc, sản phẩm thuốc của dân tộc.
Để từ đó, những cây thuốc, bài thuốc quý, sản phẩm tốt gắn liền với tên tuổi của những lương y, bác sĩ giàu tâm huyết luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
Giá rét mùa đông lại nhớ dầu xoa, dầu gió nổi tiếng một thời