Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Kết quả cấy máu xác định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, tác nhân gây bệnh Whitmore.
Sau 6 ngày điều trị tích cực nhưng không có nhiều cải thiện, anh H. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, anh H được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết do B.pseudomallei.
Theo thông tin từ gia đình, anh làm nghề máy xúc và có tiền sử đái tháo đường được phát hiện một năm trước nhưng không được theo dõi và điều trị thường xuyên.
Tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh phối hợp, kháng nấm và lọc máu liên tục. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, anh xuất hiện tình trạng tràn khí dưới da ở vùng cổ và ngực.
Kết quả chụp X-quang và CT phát hiện khí tràn màng phổi và trung thất, gây chèn ép tim cấp.
Anh H. được phẫu thuật mở khoang trung thất để giải áp. Mặc dù vậy, tình trạng suy hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân vẫn không cải thiện, bệnh nhân được đặt VV ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng ( bao gồm suy gan, suy thận và suy hô hấp), duy trì vận mạch, lọc máu liên tục.
Nội soi phế quản bệnh nhân phát hiện nhiều dịch mủ và giả mạc bám đầy niêm mạc phế quản, hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn gây tổn thương phổi.
ThS.BS Lê Thị Huyền, khoa Hồi sức tích cực thông tin: "Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải sử dụng VV ECMO và lọc máu liên tục. Chức năng tuần hoàn đã cải thiện khi không còn cần đến vận mạch, nhưng chức năng phổi vẫn còn rất yếu, cần theo dõi và hỗ trợ tích cực.
Tình trạng thận của bệnh nhân đã có dấu hiệu cải thiện, nhưng vẫn cần duy trì lọc máu".
Cảnh giác với môi trường ô nhiễm
Theo BS Huyền, bệnh nhân H. làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Whitmore là một bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến âm thầm, thường ở dạng bán cấp với triệu chứng không điển hình như sốt kéo dài. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết và tiếp cận điều trị sớm.
"Bệnh Whitmore hiện chưa có vaccine phòng ngừa, vì vậy biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Người dân không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại nơi bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng", BS Huyền khuyến cáo.
Cũng theo chuyên gia này, khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người dân sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, những người có bệnh nền như đái tháo đường nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước ô nhiễm.
Nếu phải làm việc trong môi trường nguy cơ cao, người dân cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, bao gồm găng tay, ủng và quần áo bảo hộ. Khi có triệu chứng bất thường như sốt kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà.
" alt=""/>Sốt 10 ngày không đỡ mới phát hiện mắc vi khuẩn "ăn thịt"Đạp xe thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: I.T).
Đi xe đạp để di chuyển, chẳng hạn như đi làm, mang lại lợi ích của việc kết hợp tập thể dục vào cuộc sống hàng ngày, giảm chi phí liên quan đến việc lái ô tô hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng…
Nhiều nghiên cứu cho thấy đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và tử vong sớm, đồng thời có thể ngăn ngừa tăng cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều mang tính quan sát hoặc cắt ngang, sử dụng các khảo sát tự báo cáo về tần suất đạp xe.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi bạn đạp xe hằng ngày:
Bệnh tim mạch
Một phân tích tổng hợp của 23 nghiên cứu tiền cứu cho thấy những người tham gia di chuyển tích cực (đạp xe hoặc đi bộ đi làm) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn đáng kể.
Một nghiên cứu lớn của Thụy Điển theo dõi hơn 23.000 đàn ông và phụ nữ trong 10 năm đã phát hiện ra rằng những người đi làm bằng xe đạp so với những người lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng đã giảm nguy cơ mắc một số yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, huyết áp cao, cao huyết áp…
Một nghiên cứu lớn khác đã theo dõi hơn 53.700 đàn ông và phụ nữ Đan Mạch lớn tuổi từ 50 đến 65 trong 20 năm. Kết quả cho thấy những người tham gia chuyển từ không đạp xe sang đạp xe có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 26% so với những người chưa bao giờ đạp xe.
Một nghiên cứu quan sát ở 2.364 thanh niên (độ tuổi 18-30) cho thấy những người đàn ông tích cực đi lại đã giảm nguy cơ béo phì, đồng thời giảm nguy cơ tăng mức chất béo trung tính (triglyceride), huyết áp và insulin.
Béo phì
Mối liên quan giữa việc đạp xe và thay đổi cân nặng đã được nghiên cứu trong một nhóm gồm hơn 18.000 phụ nữ tiền mãn kinh. Sau 16 năm, kết quả cho thấy mức tăng cân ít hơn đáng kể ở những người đi bộ nhanh hoặc đạp xe.
Một nghiên cứu quan sát lớn bao gồm hơn 72.000 nam giới và 82.000 phụ nữ cho thấy việc đi lại tích cực có liên quan đáng kể đến chỉ số khối cơ thể. Họ cũng có tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thấp hơn so với những người lái xe hoặc đi phương tiện giao thông công cộng.
Theo Healthline, đạp xe theo thói quen, đặc biệt là ở cường độ cao, có thể giảm lượng mỡ trong cơ thể, thúc đẩy việc quản lý cân nặng lành mạnh.
Các nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng việc kết hợp chạy nước rút và rèn luyện sức mạnh với đạp xe thường xuyên có thể tạm thời làm tăng quá trình trao đổi chất và xây dựng cơ bắp, cho phép bạn đốt cháy nhiều calo hơn, ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
Đạp xe sẽ giúp đôi chân săn chắc hơn
Đạp xe cải thiện chức năng tổng thể ở phần dưới cơ thể và tăng cường cơ bắp chân mà không gây căng thẳng quá mức cho các khớp. Nó nhắm vào cơ tứ đầu, cơ mông, cơ gân kheo và bắp chân của bạn.
Để làm cho đôi chân của bạn khỏe hơn nữa và nâng cao hiệu suất đạp xe của bạn, hãy thử thực hiện các bài tập cử tạ, chẳng hạn như squat vài lần mỗi tuần.
Đạp xe có thể làm giảm cholesterol
Tác dụng tăng cường sức khỏe của việc đạp xe có thể cải thiện mức cholesterol, điều này có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn và giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.
Theo một đánh giá của 300 nghiên cứu, đạp xe trong nhà có tác động tích cực đến tổng lượng cholesterol. Nó có thể tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt) đồng thời giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính.
Đạp xe tăng cường sức khỏe tinh thần và trí não
Đạp xe có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng. Tập trung vào con đường hoặc nhịp điệu của bạn khi đạp xe có thể giúp bạn phát triển khả năng tập trung và nhận thức về thời điểm hiện tại.
Nghiên cứu ủng hộ điều này. Một nghiên cứu cho thấy rằng đạp xe ngoài trời đã cải thiện chức năng nhận thức và sức khỏe cho người lớn tuổi.
Nếu bạn thấy mình cảm thấy uể oải, bơ phờ hoặc như não đang chuyển động chậm, hãy đạp xe ít nhất 10 phút. Tập thể dục thúc đẩy giải phóng endorphin trong cơ thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời giảm mức độ căng thẳng.
Đạp xe có thể giúp ích cho người mắc bệnh ung thư
Đạp xe là một sự bổ sung tuyệt vời cho kế hoạch chăm sóc của bạn nếu bạn đang hồi phục sau bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy mệt mỏi và đau đớn trong quá trình điều trị, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể mình và chỉ tập thể dục nếu bạn sẵn sàng.
Đạp xe cũng có thể giúp bạn giữ dáng và cân đối, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú.
Theo nghiên cứu từ năm 2019, nếu bạn bị ung thư vú, duy trì hoạt động có thể giảm tác dụng phụ của việc điều trị ung thư, bao gồm mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn.
Đạp xe có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh
Bạn muốn ngăn chặn những lo ngại về sức khỏe phát sinh hay kiểm soát các tình trạng hiện tại, tập thể dục thường xuyên là chìa khóa. Đạp xe thường xuyên là một cách để tránh lối sống ít vận động và những lo ngại về sức khỏe có thể đi kèm.
Tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa các vấn đề về tim như đột quỵ, đau tim và huyết áp cao.
Đạp xe cũng có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây cho thấy đạp xe thường xuyên có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường xuống 24% và nếu tiếp tục trong ít nhất 5 năm, có thể giảm tỷ lệ tử vong xuống 35%.
" alt=""/>Lợi ích sức khỏe của việc đạp xe thường xuyênÔng Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phát biểu tại sự kiện (Ảnh: T.T).
Khi suy giảm nội tiết tố, sức khỏe của chị em xuất hiện nhiều rắc rối từ nhẹ đến nặng. Họ phải đối mặt với các vấn đề như suy giảm chất lượng cuộc sống với nhiều triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ.
Hầu hết chị em cho rằng việc suy giảm nội tiết tố, mãn kinh là vấn đề sinh lý, do "ông trời" quy định nên cố gắng chịu đựng, không chăm sóc và tìm các giải pháp để giảm bớt đau đớn, khó chịu khi mãn kinh. Hệ thống y tế từ xưa đến nay khi đề cập đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em cũng chưa chú trọng đến vấn đề này.
Sau mãn kinh, phụ nữ có thể sống thêm 20-30 năm, nhưng phải đối diện với rất nhiều vấn đề ở độ tuổi này như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ, cảm giác mệt mỏi, bực bội vô cớ, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục…
Về lâu dài, tình trạng mãn kinh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, các vấn đề về bàng quang, suy giảm nhận thức…
Phó giáo sư - Tiến sĩ Lưu Thị Hồng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, cho biết, mãn kinh là tình trạng thiếu hụt estrogen, được hiểu một cách thông thường là thời điểm chấm hết giai đoạn sinh sản của phụ nữ.
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 48-50 tuổi. Thời gian từ lúc bắt đầu rối loạn đến khi mãn kinh khoảng 12 tháng, có thể kéo dài 4-5 năm.
Ước tính 70-80% phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi các triệu chứng mãn kinh, trong đó 20-35% trải qua các triệu chứng từ vừa đến nặng. Trung bình thời gian kéo dài triệu chứng là 7,4 năm. Tuy nhiên, có một thực tế là ngay ở các cơ sở y tế cũng ít quan tâm đến chăm sóc, tư vấn cho chị em về vấn đề tiền mãn kinh và mãn kinh.
"Dù các vấn đề của phụ nữ mãn kinh rất nhiều nhưng phụ nữ thường không đi khám chuyên khoa mà tự tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc qua lời khuyên của bạn bè, người bán thuốc. Chỉ khi các triệu chứng nặng, gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống mới đi khám…", PGS Hồng nói.
Chị em cần làm gì để ứng phó với giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh?
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thị Thu Hạnh, Phó khoa Phụ Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết, mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời mỗi phụ nữ nhưng trải nghiệm mãn kinh của mỗi phụ nữ sẽ khác nhau bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh học…
Thực tế, rất nhiều phụ nữ mãn kinh ở Việt Nam đang chịu đựng giai đoạn này một cách âm thầm vì thiếu thông tin cơ bản về các triệu chứng rối loạn mãn kinh, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống.
Để vượt qua thời kỳ này, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần (thư giãn, học cách chia sẻ với người thân, tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng).
- Luyện tập thể dục thường xuyên (kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp).
- Dinh dưỡng hợp lý (không hút thuốc lá hay các chất kích thích, ăn chế độ giàu thực vật, chất xơ, bổ sung canxi, vitamin D để phòng loãng xương…).
- Môi trường sống thông thoáng và nhiệt độ phù hợp…
"Phụ nữ muốn dùng các thuốc nội tiết tố cần đi khám và được bác sĩ tư vấn, chỉ định, kê đơn, không tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ sinh ra tác dụng phụ, gây ra nguy cơ ung thư vú, đột quỵ, huyết khối…", TS Hạnh lưu ý.
" alt=""/>Estrogen suy giảm, chị em phải đối mặt với hàng loạt bệnh