5 hệ thống hỗ trợ lái xe ôtô an toàn nhưng ít người biết. Ảnh minh họa IIHS
Cảnh báo chệch làn đường/Hỗ trợ giữ làn
Đúng như tên gọi, hệ thống cảnh báo chệch làn đường có chức năng cảnh báo khi xe đi chệch làn. Thông qua các cảm biến, camera gắn ở đầu xe… hệ thống sẽ phát hiện tình trạng xe đi sai làn đường. Sau đó đưa ra cảnh báo cho tài xế bằng hình ảnh hiển thị trên bản đồng hồ trung tâm, âm thanh, hoặc tạo rung nhẹ vô lăng.
Hệ thống này cho hiệu quả hoạt động tối đa khi đi trên đường trường, đặc biệt là đường cao tốc, giúp giảm thiểu tai nạn liên quan đến việc chuyển làn đột ngột của ôtô.
Kiểm soát hành trình thích ứng
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control) cho phép tài xế thiết lập tốc độ mong muốn cho xe mà không cần phải tác động lực vào chân ga. Hệ thống này có tác dụng duy trì sự ổn định của chân ga, giúp người lái thoải mái hơn khi điều khiển xe, đồng thời giảm mức nhiên liệu tiêu thụ của xe.
Ngày nay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thường được tích hợp cùng với hệ thống cảnh báo va chạm, sử dụng chung các cảm biến của hệ thống này để tự giảm tốc độ xe cũng như cảnh báo người lái về khả năng va chạm với xe phía trước.
Theo các tài xế lâu năm, đây là tính năng hữu ích giúp giải tỏa nỗi lo xe chạy quá tốc độ cho phép, đặc biệt là trên đường quốc lộ hay đường cao tốc.
Hệ thống cảnh báo mất tập trung
Hệ thống cảnh báo mất tập trung được thiết kế chủ yếu để phát hiện mức độ tập trung của người lái có đủ đáp ứng và tiếp tục lái xe sau một hành trình dài. Người lái có bị rơi vào trạng thái buồn ngủ hay không nhằm đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh phù hợp, đảm bảo an toàn để tiếp tục hành trình.
Với mục tiêu đó, các hệ thống cảnh báo mất tập trung chủ yếu hoạt động dựa trên việc thu thập thông tin như thời gian lái xe, quãng đường di chuyển, hiệu suất lái để đưa ra cảnh báo nghỉ ngơi. Tùy theo thiết lập của nhà sản xuất mà hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo sau 2 đến 4 tiếng lái xe liên tục nếu nhận thấy tài xế mất tập trung hoặc mệt mỏi.
Hệ thống cảnh báo điểm mù
Điểm mù là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất mà tài xế không thể quan sát được thông qua gương chiếu hậu hay nhìn trực tiếp từ vị trí ghế lái. Tầm quan sát của người lái bị hạn chế, khiến việc rẽ hoặc chuyển làn trở nên nguy hiểm, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm giữa các phương tiện.
Như tên gọi của nó, hệ thống cảnh báo điểm mù xe ôtô ra đời nhằm giám sát và cảnh báo điểm mù xe ôtô. Tính năng cảnh báo điểm mù giúp kiểm soát, giám sát và cảnh báo cho người sử dụng ôtô biết được rằng, sắp có các phương tiện tham gia giao thông khác đang tiếp cận và nằm trong phạm vi điểm mù của xe. Thậm chí nó còn có thể can thiệp vào xe để chống tai nạn do điểm mù gây ra.
Hệ thống camera giám sát
Với tính năng phân tích quãng đường và hành vi của người lái xe trong thời gian thực, hệ thống camera giám sát có thể đưa ra cảnh báo va chạm phía trước, nhận dạng biển báo giao thông và phát hiện lái xe mất tập trung. Điều này góp phần làm giảm tần suất và mức độ rủi ro khi lưu thông trên đường.
Theo Lao động
Hiện tượng chảy dầu của ô tô báo hiệu các vấn đề trục trặc kỹ thuật có thể khiến động cơ xe bị phá hủy nếu không sửa chữa kịp thời.
" alt=""/>5 hệ thống hỗ trợ lái xe ôtô an toàn nhưng ít người biếtCông văn 5944 sau 2 ngày ban hành đã gây xôn xao dư luận khi đi kèm với phụ lục 26 sản phẩm được cho có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.
Trong danh sách này có các sản phẩm như nước xịt mũi họng Thái Dương, gel rửa tay, hoạt huyết Nhất Nhất, Imboot, viên nang Kovir của Sao Thái Dương, Siro Ngân Kiều, Vệ khí khang… Trong đó hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, liều dùng. Riêng công ty Sao Thái Dương có 5 sản phẩm.
12 trong số 26 sản phẩm đính kèm trong phụ lục công văn 5944 gây tranh cãi. Ảnh: Hà Nội mới
Đáng lưu ý trong số này, sản phẩm viên nang Kovir ghi rõ là phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hoà miễn dịch trong các bệnh lý virus.
Tuy nhiên phía Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, thực tế sản phẩm này là sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2. Ngoài thị trường, sản phẩm này đã tăng giá khoảng 10 lần lên 1 triệu đồng/hộp 2 vỉ. Từ ngày 19/7, doanh nghiệp này cũng đã có văn bản thông báo tăng giá đến các đại lý, khách hàng.
Khi được hỏi tại sao Bộ Y tế lại công bố chi tiết các sản phẩm trong phụ lục, đây có phải hình thức “chỉ định thầu”?, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế trả lời: "Đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua".
Ông Thịnh cũng khẳng định hoạt huyết Nhất Nhất không có tác dụng điều trị Covid-19.
Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành trong bối cảnh dịch Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp, y tế trong tình trạng quá tải, nhiều người dân lo lắng nên nhiều người cho rằng công văn này “cài cắm” thêm các sản phẩm chức năng.
Thực tế, sau khi công văn ra đời, đã xảy ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá một số loại thuốc, gây bất bình trong dư luận.
Trong công bố chính thức tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế cuối tháng qua, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế cho phép dùng thử nghiệm vị thuốc xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ít triệu chứng, thể nhẹ.
Bộ Y tế giao Cục Quản lý y dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng bệnh nhân Covid-19 nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.
Thúy Hạnh
Sáng 26/7, Bộ Y tế công bố 2.708 bệnh nhân mắc mới Covid-19 với 2.704 trường hợp ghi nhận trong nước, 4 ca nhập cảnh. Tổng số mắc tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 100.000 người.
" alt=""/>Bộ Y tế thu hồi công văn công bố 26 sản phẩm cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid