Trên kênh YouTube cá nhân, danh hài Thúy Nga vừa chia sẻ chuyến tham quan một mảnh đất của em gái, rộng 25000 m2 tại tiểu bang Florida, Mỹ. Tại đây, có một căn nhà cho thuê với giá 2000 USD mỗi tháng. Phần đất còn lại được dùng để trồng cây ăn trái.Nữ nghệ sĩ tâm sự, suốt một năm qua mắc kẹt tại Mỹ vì Covid-19, cô không có công việc để làm, khiến kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, Thúy Nga tiết lộ, cô quyết định trở thành môi giới nhà đất, kiếm thêm thu nhập.
“Hôm nay, tôi quay cho mọi người xem mảnh đất này và sẵn tiện bán luôn. Tôi phải bán nhà, bán đất bớt đi không bữa giờ dịch bệnh ăn hết tiền rồi. Tôi muốn khởi nghiệp buôn bán nhà đất trên kênh YouTube của mình. Tôi phải tập tành kinh doanh, buôn bán cho có thêm chút tiền chứ cứ làm nghệ sĩ mãi nghèo lắm, sống không nổi”, Thúy Nga trải lòng.
Ngoài mảnh đất của em gái, Thúy Nga còn giới thiệu đến khán giả một mảnh đất khác rộng 1600m2 và một căn nhà đang cho thuê.
Thúy Nga mắc kẹt tại Mỹ gần 1 năm qua
Cách đó vài ngày, Thúy Nga “gây bão” khi tuyên bố thuê phi cơ riêng để về Việt Nam. “Cả năm qua dịch bệnh tôi không làm ăn được gì cả, cứng ngắc cả người rồi. Giờ chờ hết dịch mua vé về Việt Nam thì lâu quá”, cô nói.
Sau đó, Thuý Nga quyết định trải nghiệm dịch vụ bay trong 15 phút với chi phí 200 USD. Ban đầu, nữ danh hài tỏ ra khá phấn khích vì nam phi công khá đẹp trai. Song, sau 15 phút, Thúy Nga đã rút lại ý định thuê máy bay riêng về Việt Nam. Cô cho hay: "Sau khi bay thử 15 phút tôi đã chịu không nổi vì máy bay riêng này đi ù tai quá, nếu bay hàng chục giờ đồng hồ để về Việt Nam chắc tôi chết. Tính ra còn đắt hơn vé máy bay từ Cali qua Florida chơi, có 40 đô".
Trao đổi với chúng tôi, Thúy Nga cho biết, cách đây vài tháng, chị gửi con gái Nguyệt Cát (9 tuổi) ở Việt Nam và một mình về Mỹ để giải quyết công việc riêng. Tuy nhiên, sau đó nữ danh hài bị mắc kẹt tại Mỹ do dịch Covid-19.
Theo Thúy Nga, tại Mỹ ban bố cách ly xã hội, các chuyến bay thương mại không được khai thác. Từ trước đến nay, nữ danh hài chưa từng xa con gái quá một tháng. “Khi sang đây, tôi cứ nghĩ chỉ tạm xa con một thời gian ngắn nhưng không ngờ lại bị mắc kẹt lại lâu đến thế”, Thuý Nga ngậm ngùi nói.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Thuý Nga. Không chỉ xa con, chị phải hủy toàn bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và các show diễn ở cả Việt Nam lẫn Mỹ.
Thúy Nga phải rút tiền tiết kiệm để tiêu xài
Không có thu nhập, chị rút tiền tiết kiệm ra để tiêu xài. Nữ danh hài cho biết, hiện tại chị vẫn có thể cầm cự được nhưng nếu dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và mắc kẹt thêm một thời gian dài nữa ở Mỹ thì tình hình có thể trở nên gay go. Nữ nghệ sĩ giờ chẳng mong điều gì khác ngoài sự bình an, sớm được về Việt Nam đoàn tụ với con và tiếp tục các công việc vào cuối năm nay.
Thúy Nga sinh năm 1976, quê ở Quảng Trị. Năm 18 tuổi, chị thi vào trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Năm 2000, chị gia nhập sân khấu kịch Phú Nhuận của Hồng Vân. Năm 2003, Thúy Nga và Quốc Thuận thành lập nhóm hài riêng, làm tiểu phẩm tham gia chương trình“Gala Cười”. Ba năm liên tiếp, họ đoạt giải Nhóm hài trẻ được yêu thích.
Đặc biệt, Thúy Nga từng đóng chung nhiều vở kịch cùng nghệ sĩ Hoài Linh, trong đó có thể kể tới vai làm vợ Hoài Linh với các sản phẩm như: Vợ chồng thằng Đậu, Chuyện xứ người, đại gia đình,...nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khán giả vì diễn xuất tự nhiên.
Hoài Linh cũng nhận con gái Thúy Nga làm con nuôi
Năm 2010, Thúy Nga kết hôn và sinh con gái - bé Nguyệt Cát. Sau khi ly hôn, chị sống, làm việc tại Mỹ lẫn trong nước.
Với nhiều năm làm nghề cùng tên tuổi vang xa, cát-xê của Thúy Nga cũng thuộc top đầu trong showbiz. Nữ danh hài có 2 căn nhà ở Việt Nam và Mỹ. Căn biệt thự ở quê nhà có giá khoảng gần 10 tỷ đồng, còn nhà ở Mỹ có sân vườn rộng rãi và có tới 112 ô cửa sổ.
(Theo Dân Việt)

Thuý Nga: 'Làm mẹ đơn thân không tủi, khó nhất con hỏi ba là ai'
Xác định làm mẹ đơn thân từ khi mang bầu nên Thuý Nga không hờn tủi mà chỉ suy nghĩ làm sao để trả lời con một cách thông minh, tinh tế nhất rằng: "Ba nó là ai".
" alt=""/>Nữ danh hài gặp khó khăn tại Mỹ, phải làm môi giới nhà đất kiếm sống là ai?
 ra khỏi chiến dịch ưu đãi sẽ là không công bằng và vi phạm cam kết về đối xử công bằng theo các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong khi đó, những khó khăn sụt giảm kinh doanh cũng đến từ việc các showroom ô tô nhập khẩu phải đóng cửa theo các lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ.</p><table class=)
Bentley BentaygaĐồng cảm với những nhà nhập khẩu ô tô đang “kêu cứu”, chuyên gia ô tô Vĩnh Nam nhìn nhận: “Năm 2020, ô tô nhập đã chịu sức ép rất lớn từ ưu đãi cho xe lắp ráp, khiến chi phí tồn kho đầu năm 2021 tăng lên. Cộng thêm 3 đến 4 tháng giãn cách vừa qua khiến áp lực tài chính phình to. Bên cạnh đó, xe nhập còn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu thiếu chip, linh kiện khiến nhà sản xuất tăng giá xe. Đứng giữa áp lực như vậy, họ vẫn gồng gánh giữ giá bán và khuyến mại như cũ để tồn tại nên khó có thể đua giảm giá như xe lắp ráp.”
Chuyên gia Vĩnh Nam lấy thêm dẫn chứng một chiếc ô tô trị giá vài tỷ đồng, chỉ cần lưu kho vài tháng không bán được cũng đủ bay hết lợi nhuận. “Giai đoạn này ít nhất ô tô nhập nên được hưởng ưu đãi giảm phí trước bạ, dù ít hay nhiều cũng giúp gỡ khó cho doanh nghiệp”, ông Nam nhận xét.
11 nhà nhập khẩu ô tô cùng ký tên trong thư kiến nghị trên là các thương hiệu đắt tiền như Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar & Land Rover, Jeep, Subaru, Porsche, Volkswagen, Volvo, và Ferrari.
Trong đó thương hiệu Bentley và Ferrari được xếp vào nhóm siêu sang và siêu xe, trung bình mỗi chiếc xe bán tại Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng, có thể kể tên như Bentley Bentayga giá từ trên 13 tỷ đồng, hay Ferrari F8 Tributo giá chạm ngưỡng 30 tỷ đồng.
Thương hiệu có giá “mềm” nhất là Volkswagen chỉ có 3 mẫu xe cỡ nhỏ hạng B và C giá từ 700 đến 900 triệu đồng, còn lại đều giá tiền tỷ, với mẫu đắt nhất là Touareg có giá gần 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các công ty, năm 2020, xe nhập đã giảm sút từ 25-30%. Năm 2021, tổng sản lượng ô tô nhập khẩu của các đơn vị này chỉ chiếm 8% tổng sản lượng ô tô nhập của toàn thị trường. Nói cách khác, 92% xe nhập còn lại đều đến từ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp.
Không thể ưu đãi cho người giàu
Tuy nhiên, với góc nhìn về thị phần cũng nhưng đối tượng khách hàng chính của ô tô nhập, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) lại cho rằng chính sách ưu đãi phí trước bạ đối với xe nội mà không dành cho xe ngoại là hợp lý. Chính sách này dựa trên nguyên lý nền tảng của điều hành kinh tế là kích cầu thị trường nội địa nhưng đồng thời phải đảm bảo các yếu tố cân đối vĩ mô như hạn chế nhập siêu, nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng xa xỉ.
“Phương diện cá nhân tôi luôn ủng hộ nội địa hóa, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy ngay các mác xe phổ thông, đại chúng đều đã ở Việt Nam, dễ tiếp cận. Trong khi đó ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Do đó, chính sách ưu đãi ban hành ra thì không thể theo hướng khuyến khích tiêu dùng xe đắt tiền, cao cấp được", ông Hải chia sẻ.
Thậm chí, ông Hải không ngần ngại đưa ra quan điểm đa phần xe nhập khẩu là dòng cao cấp, dành cho giới nhà giàu. Nhà nước không thể ưu đãi cho người giàu. Với nhóm khách hàng này, việc thêm tiền đóng phí trước bạ thiệt hơn không thành vấn đề. Thậm chí, xét theo tâm lý tiêu dùng thì việc đóng đủ phí, cũng như ra biển trắng còn thể hiện giá trị, chất chơi cho chủ những chiếc xe đắt tiền.
 |
Chuyên gia Hải Kar cho rằng ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Ảnh minh họa: Đình Quý |
Theo tính toán, nếu ô tô nhập khẩu được hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua siêu sang, siêu xe sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Ví dụ, một chiếc Bentley Bentayga First Edition có giá bán gần 30 tỷ đồng hiện phải chịu lệ phí trước bạ lên tới 3 đến 3,6 tỷ đồng, tùy từng địa phương. Nếu được giảm 50% phí trước bạ, khách sẽ giảm được khoản tiền nộp từ 1,5-1,8 tỷ đồng.
Một chiếc sedan cỡ D nhập khẩu giá mềm nhất như Volkswagen Passat Comfort giá 1,38 tỷ đồng, sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được cao nhất 165 triệu đồng.
Có thể nói, không một đất nước nào lại chi cả tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ cho người tiêu dùng trung lưu, thượng lưu như vậy.
Trong khi đó, với ô tô nội địa, đây là sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp quan trọng. Ưu đãi cho xe nội nói chung không đơn thuần là kích cầu tiêu dùng hàng nội mà còn nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích nội địa hoá. Tất nhiên, việc giám sát hiệu quả lan toả từ các gói ưu đãi này đòi hỏi vai trò của Nhà nước rất lớn trong việc điều tiết chính sách phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn, đối tượng.
"Thực tế, tất cả các quốc gia đều có rào cản thương mại riêng để đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa giữa hàng hóa sản xuất và nhập khẩu. Bởi ngành sản xuất nội địa ít nhất cũng tạo công ăn việc làm cho số đông. Vì vậy cần ủng hộ sự ưu tiên cho doanh nghiệp nội địa”, chuyên gia Hải Kar nói.
Với các khó khăn như đóng cửa showroom do thực hiện lệch giãn cách xã hội, Chính phủ cũng đã có các gói ưu đãi khác đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh dịch bệnh.
Năm 2020 đã minh chứng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đã góp phần giúp thị trường ô tô hồi sinh.
Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như vậy đều đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, nhiều nước áp dụng các biện pháp tương tự trong thời gian ngắn.
Theo kết quả bán hàng trong 9 tháng đã qua của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), xe lắp ráp đạt doanh số 106.362 xe, giảm 6,46 % so với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu đạt sản lượng 82.575 xe, tăng 26,2% so với cùng kỳ.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giảm 50% phí trước bạ có mâu thuẫn với giải pháp hạn chế ô tô vào nội đô?
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giải pháp thu phí ô tô vào nội đô.
" alt=""/>Giảm phí trước bạ cho siêu xe là ưu đãi cho nhà giàu