Một trong những chuyện được nhắc nhiều nhất liên quan tới cựu Bí thư tỉnh ủy Vân Nam vừa bị tuyên án tử,ợhaivănhóalùncủacựubíthưtỉnhlĩnhántửđá bóng là về bà vợ hai hám tiền của ông này.
Cựu bí thư tỉnh ủy Vân Nam lĩnh án tửMột trong những chuyện được nhắc nhiều nhất liên quan tới cựu Bí thư tỉnh ủy Vân Nam vừa bị tuyên án tử,ợhaivănhóalùncủacựubíthưtỉnhlĩnhántửđá bóng là về bà vợ hai hám tiền của ông này.
Cựu bí thư tỉnh ủy Vân Nam lĩnh án tửNhanh chóng điều chỉnh tâm lý, ở phần thi lập trình và thiết kế la bàn điện tử, Tào Bác lấy lại phong độ ổn định. Vượt qua nhiều đối thủ đến từ các đội tuyển trên thế giới, cuối cùng, anh đạt 727 điểm, mang về Huy chương Vàng cho Trung Quốc.
"Tôi đã không phụ lòng mong đợi của mọi người. Nỗ lực của bản thân 6 năm qua, cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng", Tào Bác chia sẻ.
Để trở thành đại diện Trung Quốc tham gia cuộc thi, Tào Bác đã dành ra hơn 2.000 ngày ôn luyện, từ lúc còn là sinh viên trung cấp đến khi trở thành giảng viên. Trong quá trình tập luyện, Tào Bác luôn nhắc nhở bản thân suy nghĩ kỹ lưỡng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Nhờ đó, anh đã có một hành trang vững chắc về các kỹ thuật lắp ráp và khắc phục sự cố để tham gia thi đấu.
Sau khi đạt được thành công tại kỳ thi thế giới, Tào Bác đặt mục tiêu giai đoạn tới trau dồi tiếng Anh thật tốt. Đồng thời, tổng kết lại những vấn đề anh gặp phải trong quá trình thi đấu và luyện tập để truyền lửa cho thế hệ tiếp theo tham gia cuộc thi. "Tôi muốn họ tiếp tục chinh phục tấm Huy chương Vàng thế giới và vận dụng các kỹ năng được học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống", anh nói.
Đam mê công nghệ từ nhỏ, năm 2017, dù vượt qua kỳ thi cấp 3 nhưng Tào Bác không chọn học THPT như bạn bè đồng trang lứa. Ở tuổi 15, anh quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin tại Trường Trung cấp Điện tử và Máy móc Vũ Hán để nuôi dưỡng ước mơ. Tốt nghiệp trung cấp, anh học cao đẳng tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán.
Năm 2023, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Tào Bác nhận được lời mời từ một trường đại học bổ nhiệm làm phó giáo sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Ngoài ra, có trường còn cho phép Tào Bác trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu.
Đối với sinh viên giỏi tốt nghiệp đại học top đầu, đây là cơ hội hiếm có. Tuy nhiên, đứng trước nhiều lựa chọn, Tào Bác quyết định từ chối mọi sự chiêu mộ để gia nhập Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán với tư cách là giảng viên khoa Công nghệ Điện - Điện tử. Chia sẻ về lựa chọn này, Tào Bác cho biết: "Vì đây là nơi mang lại cho tôi những thành tựu to lớn".
Chàng trai 21 tuổi tốt nghiệp cao đẳng từ chối lời mời làm phó giáo sư trường ĐHTRUNG QUỐC - Tào Bác (21 tuổi, ở Vũ Hán, Trung Quốc) là cử nhân cao đẳng vừa từ chối lời mời được bổ nhiệm làm phó giáo sư tại một trường đại học, khiến nhiều người bất ngờ." alt=""/>Chàng trai từ chối lời mời làm phó giáo sư tuổi 21, vô địch kỳ thi nghề thế giớiThủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng thể chế, thời gian qua, Chính phủ và từng thành viên Chính phủ đã tích cực, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, triển khai đồng bộ, hiệu quả đột phá chiến lược về thể chế, với nhiều đổi mới, kết quả nổi bật, có tính lan tỏa cao.
Trong năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề; trình Quốc hội thông qua 16 luật, trong đó có luật hết sức quan trọng như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bất động sản, Luật Nhà ở…
Ngoài ra, Chính phủ ban hành 29 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng ban hành 127 văn bản quy phạm pháp luật...
Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới
Năm 2024 và thời gian tới nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng nặng nề đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp tình hình và chất lượng xây dựng pháp luật ngày càng phải cao hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tích cực chuẩn bị trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; đồng thời nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ để bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án luật.
Nhắc lại quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, Thủ tướng khẳng định thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực của sự phát triển.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phải đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; có cơ chế, chính sách để huy động sức mạnh tổng hợp cho phát triển; đổi mới cách làm để tạo ra nguồn lực, động lực mới, truyền cảm hứng cho toàn xã hội phát triển.
Các bộ, ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; đầu tư nguồn nhân lực, nguồn lực cho xứng tầm là đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng luật; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính không cần thiết, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Thủ tướng lưu ý đến việc tạo môi trường phát triển lành mạnh, tránh “xin - cho” và phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xử lý nghiêm các vi phạm.
Cho ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thảo luận làm rõ việc áp dụng biện pháp cảnh vệ với đối tượng không phải là đối tượng cảnh vệ phù hợp với quy định của Hiến pháp cũng như sự cần thiết áp dụng biện pháp cảnh vệ với đối tượng này.
Với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về việc xác định đối tượng áp dụng chính sách thuế phù hợp với từng loại doanh nghiệp; chính sách ưu đãi; chế tài chống thất thu thuế; giải pháp bảo đảm tính minh bạch, tránh trục lợi chính sách trong quá trình triển khai…
Với một số luật vừa được ban hành như Luật Đất đai (sửa đổi) hay luật liên quan đến bất động sản, nhà ở… Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn để sớm đưa luật vào cuộc sống, khơi thông các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển.
" alt=""/>Thủ tướng: Đổi mới tư duy xây dựng chính sách, tạo động lực mới cho phát triểnThời hạn giải quyết tố cáo không quá 180 ngày kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trường hợp cần thiết có thể quyết định gia hạn thời gian giải quyết nhưng không quá 60 ngày.
Đoàn kiểm tra nghiên cứu đơn tố cáo, xây dựng đề cương yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo báo cáo giải trình; dự kiến lịch làm việc của đoàn kiểm tra, nội quy hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên đoàn kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.
Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết phục vụ đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
Quy trình kép với đảng viên tự giác nhận hình thức kỷ luật tương xứng
Bước tiếp theo, đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo, thống nhất lịch làm việc với tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên; yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo cáo theo đề cương, cung cấp hồ sơ, tài liệu; chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
Tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình bằng văn bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua đoàn kiểm tra).
Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ nhận được; tiến hành thẩm tra, xác minh, làm việc với người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo và tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra gặp và làm việc trực tiếp với người tố cáo (nếu cần) để xác định lại, giải trình, bổ sung và làm rõ thêm về nội dung tố cáo; hướng dẫn người tố cáo thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định.
Khi cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung, thời gian giải quyết, yêu cầu cần đánh giá, thẩm định, giám định chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan chức năng để làm căn cứ kết luận nội dung tố cáo thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo. Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo tự giác kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Ban Bí thư cho kết hợp thực hiện quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo (thực hiện quy trình kép).
Trong khi thực hiện kiểm tra, xác minh nếu phát hiện tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì trưởng đoàn báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Đồng thời đưa kết luận nội dung tố cáo vào báo cáo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm để xem xét, kết luận chung; đồng thời lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo.
Sau đó, tổ chức hội nghị thông qua báo cáo kết quả giải quyết tố cáo.
Tại hội nghị, đoàn kiểm tra thông qua báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến; bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).
Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo.
Đoàn kiểm tra phổi họp với Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo Thường trực Ban Bí thư quyết định thời gian, thành phần hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; gửi báo cáo giải quyết tố cáo và hồ sơ, tài liệu đến các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư theo quy chế làm việc.
Bước kết thúc giải quyết tố cáo, hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng).
Tại hội nghị, đoàn kiểm tra báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; trình bày đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và người tố cáo, các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Hội nghị thảo luận, kết luận; bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu thực hiện quy trình kép).
Đoàn kiểm tra hoàn thiện thông báo kết luận giải quyết tố cáo, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật trình Thường trực Ban Bí thư ký ban hành.