Sau hơn 3 tháng, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông” và thí điểm đào tạo An toàn giao thông cấp giáo dục mầm non nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh, giáo viên và đặc biệt là các bạn nhỏ.Thí điểm đào tạo ATGT cho bậc mầm non
Trong năm học 2020-2021, chương trình thí điểm đào tạo ATGT cho trẻ mầm non đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh thành phố bao gồm: Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, mỗi tỉnh 3 trường mầm non. Tham gia hoạt động đào tạo tại trường học, các bé đã có cơ hội nhập vai vào các nhân vật khác nhau như: người tham gia giao thông, chú cảnh sát điều hành giao thông để trải nghiệm các tình huống giao thông thực tế.
 |
|
Thông qua các học liệu an toàn giao thông do HVN phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm Non - Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn như: tài liệu hướng dẫn giảng dạy, các tình huống trong các tập phim “Vui giao thông”, các bộ giáo cụ, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, thẻ bài..., giáo viên sẽ hướng dẫn các bé tìm hiểu và trải nghiệm các quy tắc giao thông an toàn.
Với hệ thống các bộ giáo cụ, mô hình giao thông sinh động, hấp dẫn, các bài giảng và hoạt động thực hành trở nên trực quan, gần gũi và thiết thực hơn. Các bé tập trung lắng nghe bài giảng, tỏ ra hào hứng, thích thú và chủ động tham gia thực hành.
Các bé đồng thời được làm quen với các bài học về các phương tiện giao thông, cách lên xuống xe an toàn, đèn tín hiệu giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng cách, phân biệt một số biển báo giao thông cùng nhiều nội dung thú vị khác.
“Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới đặc biệt thu hút khán giả nhí
“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về ATGT và kỹ năng lái xe an toàn (LXAT) được Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai và phát sóng trên truyền hình từ năm 2004.
Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Năm 2020, “Tôi yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản hoàn toàn mới, tập trung vào lứa tuổi Mầm non, từ 3 - 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông.
Bên cạnh việc phát sóng trên truyền hình, HVN còn phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trong trường mầm non tại 5 tỉnh thành từ năm học 2020-2021 để trẻ có thể tiếp cận với kiến thức giao thông một cách dễ dàng nhất.
Sau hơn 3 tháng phát sóng với gần 20 tập, loạt phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” xoay quanh ba nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) - Bo (Mèo) - Ben (Tắc kè) đã trở thành chương trình được các bạn nhỏ yêu thích và hào hứng đón chờ hàng tuần.
Mỗi tập phim là một bài học, câu chuyện giao thông với nhiều kiến thức bổ ích được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính tuổi thơ hồn nhiên, sinh động của ba nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành của các bạn nhỏ, cùng nhau khám phá thế giới và hình thành cho bản thân những nhận thức và bài học đầu tiên về giao thông.
Các bé đặc biệt yêu thích những bản nhạc trong các tập phim, thường “ngân nga” những giai điệu với các quy tắc giao thông được lồng ghép trong lời bài hát.
Đa đạng hóa hình thức đào tạo ATGT tại trường học
Từ khi triển khai “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông”, hoạt động giáo dục về ATGT cho các bé tại các trường mầm non thí điểm, hoạt động đào tạo tại trường học trở nên chuyên nghiệp và bài bản hơn. Các bài giảng, chương trình đã được đưa vào kế hoạch đào tạo, đảm bảo về thời lượng và chất lượng bài giảng để nâng cao nhận thức cũng như tính chủ động của các bé.
Hình thức truyền tải nội dung cũng trở nên đa dạng hơn. Cùng với bài học trong phim hoạt hình, các giáo viên còn linh hoạt vận dụng những bộ giáo cụ, mô hình giao thông để tổ chức hoạt động ngoài trời, kết hợp cùng trò chơi, sáng tác thơ, vè về ATGT cho các bé. Nội dung ATGT còn được lồng ghép nhẹ nhàng, linh hoạt trong nhiều hoạt động giáo dục hàng ngày khác của bé để giúp bé ghi nhớ và thực hành thường xuyên.
Minh Ngọc
" alt="Trẻ mầm non hào hứng học an toàn giao thông"/>
Trẻ mầm non hào hứng học an toàn giao thông
- Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, việc các trường xét tuyển theo nhóm không chỉ có lợi cho chính các trường mà còn có lợi cho thí sinh, giúp việc tuyển sinh ĐH trở nên nhẹ nhàng hơn và Bộ khuyến khích điều này.Ông Ga khẳng định điều này tại cuộc họp về tuyển sinh theo nhóm trường miền Bắc với sự tham gia của 41 cơ sở đào tạo ĐH từ Hà Tĩnh trở ra, được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sáng 8/5.
Theo Thứ trưởng Ga, cho tới nay, vấn đề lớn nhất trong việc xét tuyển của các trường là các trường sẽ rất khó biết thí sinh trúng tuyển vào trường mình có thể trúng tuyển vào trường nào khác nữa để đưa ra điểm chuẩn chính xác.
"Phần mềm của Bộ chỉ lọc một lần dữ liệu các trường đưa lên để loại ra những thí sinh đã trúng tuyển vào nguyện vọng cao hơn. Do các trường không thảo luận được với phần mềm của Bộ nên rất khó chọn điểm chuẩn bao nhiêu cho vừa vì mỗi trường chỉ biết thí sinh đăng ký vào trường mình thôi" - ông Ga nói.
"Vì vậy, việc lập nhóm xét tuyển là rất quan trọng".
 |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu tại hội nghị sáng 8/5. Ảnh: Lê Văn. |
Thống kê cũng cho thấy, hầu hết thí sinh đăng ký theo 2 nhóm, hoặc là các trường phía Nam hoặc là các trường phía Bắc, số lượng thí sinh từ phía Nam đăng ký ra các trường phía Bắc hay ngược lại rất ít.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã khuyên các trường phía Nam từ Quảng Bình trở vào lập nhóm xét tuyển chung do ĐHQG TP. HCM và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM chủ trì và các trường từ Hà Tĩnh trở ra lập nhóm xét tuyển phía Bắc do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, trong quy chế không quy định việc các trường phải lập nhóm xét tuyển và việc tham gia nhóm là tự nguyện. Tuy vậy, quy chế, Bộ cũng đã dành ra thời gian 3 ngày, từ 25-28/7 để các nhóm tổ chức xét tuyển chung trước khi chạy phần mềm xét tuyển của Bộ vào 28/7.
Theo đó, việc xét tuyển theo nhóm sẽ chạy cơ sở dữ liệu chung của tất cả các trường trong nhóm, thậm chí cơ sở dữ liệu của cả nước để đưa ra điểm chuẩn dự kiến của các trường. Sau khi việc xét tuyển theo nhóm đã xong, các trường đưa ra điểm chuẩn dự kiến sẽ gửi dữ liệu lên Bộ để Bộ tiếp tục chạy phần mềm lọc ảo một lần nữa giữa 2 nhóm Nam - Bắc và các trường ngoài nhóm.
Việc xét tuyển vẫn là do các trường chủ động, Bộ không can thiệp và nhóm xét tuyển cũng không can thiệp. Các trường tự chọn điểm chuẩn phù hợp, điều chỉnh thông số tuyển chọn phù hợp với các ngành nghề. Nhóm chỉ cung cấp thông tin để giúp các trường xác định điểm chuẩn phù hợp nhất.
"Với việc xét tuyển như vậy thì các trường có thể yên tâm rằng khi một thí sinh trúng tuyển thì thí sinh đó chỉ có thể vào trường mình hoặc bỏ không học chứ không trúng tuyển 2 nơi khác nhau" - ông Ga khẳng định.
Ông Ga cũng cho biết, việc xét tuyển theo nhóm không chỉ có lợi cho các trường mà còn có lợi cho thí sinh. "Nếu như trường ở ngoài nhóm, chúng ta gọi thí sinh nhưng không biết thí sinh đó trúng đã trúng tuyển vào trường khác. Như vậy nhưng em này sẽ chiếm chỗ của những em khác đáng lẽ trúng tuyển vào trường mình".
Lọc ảo thế nào?
Việc các trường tham gia xét tuyển theo nhóm với cơ sở dữ liệu chung sẽ giúp các trường lọc ảo tốt hơn khi lọc được những thí sinh trúng tuyển vào các trường khác trong nhóm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố ảo khác ảnh hưởng tới việc xét tuyển như thí sinh đăng ký vào các trường công an, quân đội, thí sinh tuyển thẳng, thí sinh tuyển bằng học bạ…
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ ĐH cho biết, tại cuộc họp của các trường ĐH phía Nam diễn ra cách đây vài hôm đây cũng là vấn đề được nhiều trường thắc mắc nhất. Tuy nhiên, các trường cũng đã đi đến thống nhất chung.
Theo bà Phung, đối với các trường hợp học sinh trúng tuyển nhưng đi du học, tuyển thẳng thì thường rơi vào các trường ĐH tốp trên và cũng không nhiều, không ảnh hưởng quá lớn đến việc xét tuyển.
Đối với những trường tốp trên xét tuyển theo học bạ cũng không nhiều. Tuy nhiên, Bộ sẽ làm việc để các trường này kết thúc xét tuyển theo học bạ trước khi việc xét tuyển theo nhóm bắt đầu để có thể loại thí sinh này ra khỏi dữ liệu xét tuyển chung.
Đối với các trường công an và quân đội, bà Phụng cho biết, Bộ đã làm việc để các trường thuộc 2 khối này cung cấp dữ liệu trúng tuyển cho 2 nhóm để việc lọc ảo tốt hơn.
 |
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN, đơn vị chủ trì nhóm xét tuyển miền Bắc. Ảnh: Lê Văn. |
Bổ sung vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí cho biết, năm nay, chỉ tiêu của 2 khối trường công an và quân đội giảm mạnh, nến số lượng thí sinh trúng tuyển vào các trường này sẽ không lớn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã làm việc và phía các trường công an, quân đội cũng đã khẳng định cung cấp dữ liệu dự kiến vào ngày 25/7 và tới ngày 28/7 thì sẽ có dữ liệu chính xác để các nhóm thực hiện xét tuyển.
Đối với những thắc mắc về một số trường có các chỉ tiêu xét bằng học bạ, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí cho biết, thường những trường xét chỉ tiêu học bạ là những trường ở top dưới, điểm trúng tuyển thường bằng với điểm sàn của Bộ GD quy định nên chỉ tiêu học bạ của những trường này không ảnh hưởng lớn đến việc xét tuyển chung.
Lo lắng về cơ sở hạ tầng
Nhiều ý kiến tại hội thảo lo lắng rằng, năm ngoái, nhóm GX chỉ có 12 trường nhưng năm nay, hình thành nhóm miền Bắc với số lượng trường lên tới 40, thậm chí có thể lớn hơn thì liệu phần mềm chạy dữ liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có thể đáp ứng được hay không.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định, năm nay số lượng trường đông hơn năm ngoái nhưng số lượng thí sinh đăng ký thì chỉ nhiều hơn gấp đôi hoặc gấp 3 năm ngoái vì vậy cơ sở hạ tầng hoàn toàn có thể đáp ứng được.
"Năm ngoái chúng tôi định chạy trên một server riêng nhưng cuối cùng chỉ chạy trên một chiếc máy tính xách tay và mỗi lần chạy chỉ vài chục giây là xong" - ông Sơn khẳng định.
Việc chạy phần mềm dữ liệu để đưa ra điểm chuẩn dự kiến sẽ giống như việc xét tuyển ở một trường lớn với tất cả các nguyện vọng, ngành, nhóm ngành của tất cả các trường tham gia nhóm.
Ông Sơn cũng cho biết, sau hội thảo sáng nay, các trường sẽ xác nhận tham gia nhóm bằng văn bản đồng thời nhóm xét tuyển cũng không hạn chế các trường tham gia.
Lê Văn
" alt="'Xét tuyển theo nhóm có lợi cho cả trường lẫn thí sinh'"/>
'Xét tuyển theo nhóm có lợi cho cả trường lẫn thí sinh'
Tuyển chọn từ 1.400 đơn đăng ký, phỏng vấn hơn 100 cá nhân có thành tích ấn tượng, Hội đồng Anh đã trao Học bổng IELTS Prize 2019/20 khu vực Đông Á cho 29 thí sinh xuất sắc, trong đó có 3 thí sinh từ Việt Nam là: Đặng Trần Tùng đạt giải Nhất; Phạm Hoàng Yến đạt giải Nhì và Huỳnh Anh Tuấn nhận giải Ba. Bộ 3 đã chia sẻ về bí quyết học tập, rèn luyện để “săn” học bổng IELTS Prize. |
Để giành được học bổng, họ không chỉ có thành tích xuất sắc, mà còn thể hiện được niềm đam mê, khát vọng của bản thân trên con đường học tập |
Chủ động tìm kiếm thông tin học bổng
Huỳnh Anh Tuấn (điểm IELTS 8.0, sinh năm 2000) là người trẻ tuổi nhất. Chia sẻ về bí kíp để đạt học bổng, cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM cho biết, sự chủ động sẽ mang đến nhiều lợi thế cho các bạn trẻ trong việc lựa chọn học bổng phù hợp với mục tiêu của mình.
Đối với các chương trình học bổng uy tín thường niên như IELTS Prize, thông tin về học bổng sẽ thường xuyên được cập nhật trên các kênh thông tin chính thống như: website, fanpage của Hội đồng Anh cho đến các hội nhóm du học, săn học bổng…
 |
Đặng Trần Tùng, giải Nhất IELTS Prize 2019/20, sẽ theo học Thạc sĩ Giảng dạy, ĐH Curtin, Úc. |
Đặng Trần Tùng, giải Nhất Học bổng IELTS Prize 2019/20 và cũng là thí sinh Việt Nam đầu tiên giành điểm số tuyệt đối IELTS 9.0 cho cả hai hình thức thi trên giấy và thi trên máy tính tại Hội đồng Anh, cho biết bản thân cũng đã chuẩn bị kỹ càng trước khi ứng tuyển: "Học bổng IELTS Prize có yêu cầu hồ sơ tương đối đơn giản, không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, bạn cũng nên chủ động theo dõi thông tin, căn ngày thi IELTS để thoải mái nhất trong quá trình chuẩn bị chứng chỉ IELTS cũng như hồ sơ học bổng."
Nắm rõ tiêu chí học bổng để trở thành nhân tố phù hợp
Mỗi học bổng đều sẽ có những yêu cầu và tiêu chí nhất định. Về điều này, Đặng Trần Tùng có lời khuyên dành cho thí sinh năm sau: "Ngay với cái tên chương trình thì bạn có thể dễ dàng thấy điểm IELTS là một tiêu chí đánh giá quan trọng trong quá trình Ban tổ chức xét duyệt hồ sơ. Đây cũng là tiêu chí mà bạn có nhiều thời gian nhất để chuẩn bị, vì vậy hãy tập trung cao độ để có một điểm số IELTS ở mức tốt. Ngoài ra, bạn cần vạch rõ con đường hướng nghiệp trong tương lai sẽ mang lại giá trị tích cực đến cộng đồng như thế nào, sự quan tâm của bạn dành cho các vấn đề cấp bách trong xã hội hiện nay và phân tích học bổng này sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ ra sao."
 |
Phạm Hoàng Yến đạt giải Nhì học bổng IELTS Prize 2019/20, sẽ theo học bậc Thạc sĩ Quản lý Thiết kế Kinh doanh Quốc tế, ĐH Aalto, Phần Lan |
Phạm Hoàng Yến, cô gái đạt giải Nhì Học bổng IELTS Prize 2019/20 chia sẻ, cô đã lên chiến lược cho việc chinh phục học bổng: “Khi biết đến Học bổng IELTS Prize của Hội đồng Anh, mình vô cùng thích thú vì những tiêu chí tuyển chọn hoàn toàn phù hợp với bản thân mình. Với điểm số IELTS tương đối cao và sự tự tin vào đam mê của bản thân, mình đã quyết định tham gia IELTS Prize, và có một trải nghiệm rất tuyệt trong suốt quá trình ứng tuyển học bổng từ vòng hồ sơ đến vòng phỏng vấn. Một trong những điểm cộng nữa của Học bổng IELTS Prize so với những học bổng chính phủ khác là không bị giới hạn về ngành học, trường học và quốc gia theo học.”.
Việc thể hiện giá trị và khát vọng của bản thân, quyết tâm trau dồi kiến thức, sử dụng những kiến thức đó để đóng góp cho cộng đồng sau khi tốt nghiệp… sẽ giúp các ứng cử viên “ghi điểm” trong mắt ban giám khảo của IELTS Prize.
Không ngừng nâng cao năng lực bản thân
Một trong những khó khăn thường gặp của các thí sinh khi ứng tuyển học bổng IELTS Prize là viết bài luận. Theo Đặng Trần Tùng, để quá trình viết luận dễ dàng hơn, ứng cử viên nên lập dàn bài trước. Việc bắt tay viết chi tiết ngay lập tức thường được cho rằng là để "theo dòng cảm hứng". Tuy nhiên, điều này có thể khiến người viết sa đà vào những ý không quan trọng và dài dòng. Việc lập dàn bài sẽ giúp nhìn ra được tổng quan câu chuyện, đánh giá được sự mạch lạc, và người đọc sẽ đọng lại được điều quan trọng nhất bạn muốn nói.
Cùng với đó, Hoàng Yến cho rằng: "Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm viết bài luận để xin học bổng, bạn có thể tìm đến những anh chị cựu sinh viên có nhiều kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ học bổng, hoặc thậm chí là những bạn đã từng đạt học bổng IELTS Prize như tụi mình. Mình luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho các bạn trẻ".
 |
Huỳnh Anh Tuấn sẽ theo học bằng Cử nhân Thương mại về Hệ thống thông tin kinh doanh, ĐH Sydney, Úc |
Huỳnh Anh Tuấn còn chia sẻ thêm, đối với phần phỏng vấn, phong thái tự tin sẽ giúp ứng cử viên ghi điểm trong mắt ban giám khảo. Ứng cử viên nên thường xuyên tập luyện với bạn bè, đồng nghiệp hoặc giáo viên để làm quen dần với việc vấn đáp bằng tiếng Anh.
Một kinh nghiệm từ Tuấn là chuẩn bị trước những nội dung tiềm năng mà ứng cử viên có thể chia sẻ hoặc được hỏi trong vòng phỏng vấn. Những điều chia sẻ có thể là: các vấn đề đáng quan tâm hiện nay, những lý do xứng đáng đạt học bổng, kế hoạch trong tương lai... Sự chuẩn bị trước về mặt nội dung sẽ giúp ứng cử viên tự tin hơn, nhanh chóng kiểm soát vòng phỏng vấn một cách hiệu quả.
Cập nhật thông tin các thông tin mới nhất về lịch thi IELTS, chương trình ưu đãi hay chia sẻ bí kíp hay của các thí sinh thi IELTS với Hội đồng Anh, theo dõi Fanpage: IELTS British Council Vietnam. Đồng thời, để biết thêm thông tin chi tiết về học bổng IELTS Prize, truy cập https://www.ieltsasia.org/vn/en/ielts-prize. |
Thế Định
" alt="Bí quyết chinh phục học bổng IELTS Prize của 3 thí sinh Việt"/>
Bí quyết chinh phục học bổng IELTS Prize của 3 thí sinh Việt