Đồng thời, Ngược dòng thời gian để yêu anh cũng là phim Thái Lan có doanh thu cao thứ 2 mọi thời đại tại Việt Nam (sau Yêu nhầm bạn thân- doanh thu 52,3 tỷ đồng) tính đến thời điểm hiện tại. Trong 2 tuần công chiếu chính thức, Ngược dòng thời gian để yêu anhcũng ghi nhận doanh thu tuần thứ 2 tăng 200%, gấp đôi tuần đầu tiên khởi chiếu.
Không chỉ thiết lập loạt kỷ lục doanh thu ấn tượng tại Việt Nam, Ngược dòng thời gian để yêu anh còn tạo trend trên mạng xã hội với câu thoại hài hước "mai đẹt-ti-ni". Trước đó tại Thái Lan, Ngược dòng thời gian để yêu anh trở thành tác phẩm có doanh thu chiếu rạp ngày đầu tiên cao nhất, cũng như phim có doanh thu mở màn cao nhất trong 3 năm gần đây.
Ngược dòng thời gian để yêu anhphiên bản điện ảnh là câu chuyện tình xoay quanh cặp đôi định mệnh Bhop (Thanavat Vatthanaputi) và Gaysorn (Ranee Campen) với bối cảnh chính ở thời đại Rattanakosin (1782-1855). Thực chất, họ chính là hậu duệ được tái sinh sau hàng trăm năm của Dej và Karaket ở thời đại Ayutthaya (1351-1767) - cũng là hai nhân vật chính trong phim truyền hình. Tuy nhiên, hiện chỉ còn một trong hai người vẫn tin vào "định mệnh".
Bhop – một kỹ sư tài năng luôn nghĩ rằng cô gái thường xuất hiện trong giấc mơ của anh suốt nhiều năm qua chính là tri kỷ mà anh luôn tìm kiếm. Khi gặp Gaysorn – vị tiểu thư có gương mặt giống hệt “người trong mộng” – Bhop quyết tâm giành lấy trái tim cô. Tuy nhiên, Gaysorn lại không hề tin vào vận mệnh và luôn tỏ thái độ khước từ Bhop. Cặp đôi sẽ trải qua một hành trình dài để đến được với nhau, đồng thời phải đối mặt với những thử thách và biến cố xảy ra trong thời đại của mình.
Trước đó, phiên bản truyền hình từng được đánh giá là bộ phim quốc dân tại xứ chùa vàng, ước tính thu hút khoảng 80% dân số nước này theo dõi và tạo ra vô số những trào lưu về văn hóa, thời trang… Thành công to lớn đó cũng mang lại vinh dự cho đoàn phim khi được gặp gỡ thủ tướng Thái Lan.
Quỳnh An
" alt=""/>Phim ngôn tình Thái lập kỷ lục doanh thu tại Việt NamKhán giả xôn xao cười. Người hiểu biết thì tỏ vẻ thể tất: Ông ấy tranh thủ quảng cáo cho mình đấy thôi. Người chưa quen với kiểu ngang nhiên như vậy thì ngớ ra: Sao có thể tận dụng diễn đàn của người khác nhanh gọn như thế, sao có thể mượn cớ tặng hoa để tự nói về mình sống sượng như thế, sao có thể thiếu một sự ngượng ngùng cần thiết đến thế.
![]() |
Một vài văn nghệ sĩ khi được tung hô thì dễ trở nên khó kiềm chế bản thân. Illustration: Mai Minh Hồng |
Người háo danh thường khó kiềm chế được bản thân, nói cách khác họ thiếu một cái phanh hãm và bản năng tự quảng cáo thường vì thế mà lao dốc không phanh. Chẳng phanh chẳng thắng, cứ hồn nhiên mà lao dốc. Tự nói về mình, chẳng ngần ngại chẳng ngượng ngùng. Khi không thẳng tuột tự tụng ca thì lại vòng vo, vòng vo theo kiểu quá lộ liễu.
Năm con gà, họa sĩ vừa có bức tranh gà được in trên báo, bèn tự mình đưa bức tranh lên mạng cho mọi người biết. Lẽ ra họa sĩ chỉ cần viết một câu giới thiệu đàng hoàng và tự nhiên: Đây là bức tranh gà của tôi vừa được in trên báo, xin mời xem. Thế mà không, họa sĩ lại viết một câu bên dưới bức tranh đem ra để phô: Gà vừa vẽ xong, chưa kịp vặt lông tống vào nồi thì nó đã nhảy tót lên đây la làng. Chẹp, mất bữa nhậu ngon.
Rồi khoe tiếp một bức tranh khác, cũng vừa mới được in báo. Tranh vẽ trong một khu bảo tồn vượn bạc má. Con vượn già tóc râu trắng xóa ngồi yên, con vượn trẻ nói: Làm quen cuộc sống mới đi, ngồi đó chờ… bảo tồn à.
Họa sĩ khoe tranh bằng cách viết vào bên dưới một câu: Thấy mình lỗi thời giống em vượn già.
Tưởng khéo mà không khéo. Tưởng như nói năng gián tiếp, tế nhị, nhưng hóa ra lại là kiểu quảng cáo, nấp dưới dạng pha trò hơi quê. Ai chẳng biết mục đích chính của vị là khoe khoang, đưa đẩy dền dứ như vậy chỉ càng nghĩa lộ. Đúng ra chỉ cần chìa bức tranh ra mà nói: Tranh mới của tôi đây, mọi người xem nhé. Trực tiếp, thẳng thắn, thành thật. Dễ tiếp nhận hơn nhiều.
Một nhà thơ muốn quảng cáo để bán tập thơ của mình, cũng đưa bìa thơ lên mạng, rồi mượn giọng để giới thiệu: "Đã lâu không in tập thơ nào / Nay thử in một tập xem sao / Dạo quanh phố sách thì luôn thấy / Bỗng nghe giá bán thấy không cao".
Cũng là tự quảng cáo đấy, nhưng giọng mượn thơ như đùa biết đâu lại mua vui và khiến người ta thể tất cho cái sự tự mình đi rao bán thơ mình.
Một anh phóng viên, bút danh TP, viết phóng sự mà không bỏ qua một cơ hội nào để được ghép tên mình vào trong bài báo: Tôi vừa đến cổng xí nghiệp thì gặp ông trưởng phòng đi ra, thấy tôi, ông reo lên: A, anh TP, giám đốc vừa hỏi tôi có cách nào để liên lạc với anh TP, anh mời anh TP sớm đến gặp giám đốc, chúng tôi sẽ có đầy đủ tài liệu cung cấp cho anh TP…
Người viết nên đứng sau những dòng chữ. Minh họa: HBR |
Người viết phải luôn là người đứng đằng sau những dòng chữ, làm công việc quan sát, phản ánh, phân tích, tổng hợp. Tóm lại là đứng đằng sau sự kiện và con người được phản ánh. Đằng này không ngần ngại lôi tuột tên mình ra để thỏa mãn sự háo danh, bằng cách ấy gây phản cảm cho người đọc.
Chuyện khác, một nhà văn, trong một bài tản văn không ngần ngại kể chuyện có người bạn vừa sinh con trai, người bạn ấy bèn lấy tên nhà văn để đặt cho con, không quên dẫn lại câu nói của người bạn: “Em đặt tên con như thế để mong nó sau này cũng thông minh như anh”.
Chuyện ấy có thể là thật. Nhưng nhà văn tự đem kể lại theo kiểu phô như vậy thì chỉ có thể khiến cho độc giả nhíu mày hoặc cười nhếch mép. Nhà văn cứ việc cam đoan là mình không bịa, nhưng vì cái sự như thế này độc giả sẽ không bao giờ coi ông là một nhà văn tinh tế.
Háo danh cũng là một bản tính của con người, tùy điều kiện và môi trường mà nó phát lộ hay không, phát lộ nhiều hay ít. Tùy theo mức văn hóa, phẩm cách và khả năng biết ngượng ngùng đến mức nào mà người ta biết cách tự giới thiệu một cách văn minh hay quê kệch. Tự quảng cáo cũng là một nhu cầu có thể hiểu được của con người, nhưng đã chủ ý quảng cáo thì phải học kỹ năng, không thì sẽ gây phản cảm vì sự thô vụng.
Theo Zing.vn
Đem lại tiếng cười cho khán giả, thế nhưng đằng sau sân khấu, nhiều nghệ sĩ nữ như Hồng Đào, Minh Vượng, Thúy Nga, Tú 'cháo lòng'... lại có chuyện tình cảm buồn, trắc trở.
" alt=""/>Nhiều văn nghệ sĩ háo danh, hợm hĩnh đến không biết ngượngMãi cho đến thời gian gần đây, cảnh sát bang Michigan mới bắt được nghi phạm của vụ án này, đó là Jason Gibbs - cựu nhân viên của hãng dịch vụ vận tải gần sân bay Metro, thành phố Dearborn, Mỹ. Trong phiên tòa hôm 6/7 vừa qua, người đàn ông này đã bị cáo buộc tội trộm cắp và rao bán hơn 1.990 chìa khóa xe trong vòng 6 tháng cuối năm 2019.
Cảnh sát bắt đầu mở cuộc điều tra sau khi các hãng xe Ford, GM và FCA phàn nàn về các vụ việc đánh cắp chìa khóa xe với một chi nhánh của hãng cung ứng vận chuyển CSX Transportation. Theo đó, thay vì có 2 chiếc chìa khóa đi kèm với những chiếc xe được chuyển đến đại lý thì tất cả các mẫu xe của những hãng nói trên đều chỉ còn lại duy nhất 1 chìa.
Theo khai nhận với cảnh sát, Gibbs cho biết sau khi lấy được chìa khóa dự phòng của những chiếc xe này, anh ta đã nhanh chóng rao bán lại cho người khác qua mạng Internet. Tổng số tiền hắn ta thu về nhờ hành vi phạm pháp này lên tới hơn 60.000 USD.
Mai Lý (Theo News Break)
Bạn đã từng chứng kiến những khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình và tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!
Giống như cái tên của mình, Pontiac Deluxe Six Ghost Car đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử phát triển của nền công nghiệp ô tô khi nó là chiếc xe “trong suốt” đầu tiên được sản xuất.
" alt=""/>Người đàn ông trộm gần 2000 chìa khóa xe