An Chi cho hay,ữsinhđạtIELTSngaylầnthiđầutiênchiasẻchiếnthuậthọchiệuquảshark bình lúc biết tin chuẩn bị có đợt thi IELTS, em chỉ có 1-2 tuần để ôn luyện. Điều đầu tiên Chi làm là tập làm quen với dạng đề bằng cách tham khảo các đề thi thử cũng như đi thi thử tại các trung tâm. Sau đó em cùng người thân tìm kiếm và xem qua những tư liệu online.
“Lúc ấy, em không để ý quá nhiều về phần lý thuyết, thay vào đó, chọn tập trung vào các phần thực hành (Writing, Speaking) vì xác định đó là điểm yếu của bản thân. Đặc biệt là phần Writing, vì viết essay IELTS sẽ khác xa so với những gì bạn quen học ở trường hay trung tâm (trừ khi luyện ở trung tâm ôn IELTS)".
An Chi khuyên các thí sinh nên lựa chọn thi trên máy, vì khi đó bạn sẽ không phải lo về đếm từ hay chữ viết. Khi ôn luyện, nữ sinh cố gắng xem qua cách phân tích dữ liệu và bố cục một bài essay, cũng như văn phong bài viết.
"Nhưng với một tuần ôn quá ít, chỉ đủ cho em đạt điểm Writing thấp nhất trong các phần còn lại (7.0). Lúc thi, em cố gắng bình tĩnh và đọc kĩ đề rồi bắt đầu viết. Em bắt đầu viết task 1 trước, nhưng chỉ dành ra 15 phút cho bài này. Task 2, em dành ra tới 45 phút, nhưng vẫn có cảm giác không đủ. Trong lúc làm bài, em cảm thấy ý kiến chính trong bài chưa vững, nên sau đó lại phải chỉnh sửa khá nhiều. Điều này bởi em chưa có được những kiến thức xã hội cần thiết và liên quan tới đề bài. Từ câu chuyện bản thân, em không quá khuyến khích việc thi IELTS quá sớm, khi mà kiến thức xã hội còn chưa đầy đủ”, Chi chia sẻ.
Phần Speaking cũng làm Chi khá lo lắng, nhưng em cho rằng không nên học thuộc trước các đề, vì phương pháp này kém hiệu quả cũng như không chắc chắn. Quá trình ôn Speaking của Chi bao gồm việc tham khảo những bài thi điểm cao trên mạng, cũng như tập làm quen với việc tạo ra những câu từ tiếng Anh trong giây lát.
“Khi vào thi, em đã cố gắng giữ “cái đầu lạnh” trước giám khảo. Những câu hỏi liên tiếp khiến em phải liên tục vắt óc nghĩ ra một câu trả lời vừa hợp lý mà vừa cho thấy một trình độ Tiếng Anh nâng cao. Điều này nghe có thể khá áp lực, đặc biệt với task 2, khi bạn phải nói một mình trong 2-3 phút về một chủ đề cho sẵn. Lời khuyên của em là giữ bình tĩnh và bám theo các ý chính để từ đó phát triển thêm. Nếu có nói sai một từ hoặc sai một câu, bạn có thể sửa lại”.
Reading là phần mà nữ sinh không rõ cách ôn thi lắm, nên em chỉ biết tìm đề trên mạng và bắt đầu làm thử.
“Điều duy nhất mình tiếc là lúc ấy không xem kĩ hơn về mặt true/false/not given hay cách làm những câu hỏi nâng cao hơn. Sau khi thi Reading, em nhận thấy rằng phần thi này cho bạn khả năng kiểm soát thời gian nhiều nhất, nên bạn sẽ có tự do về thứ tự làm bài cũng như thời gian dành cho mỗi bài. Em chỉ tiếc rằng lúc ấy đã hơi ẩu, nên chỉ đạt được 8.5”, Chi kể.
Phần Listening là phần nữ sinh dành sự quan tâm ít nhất vì đã làm quen với việc nghe tiếng Anh hằng ngày (qua việc xem TV, nghe nhạc và tiếp xúc với những cộng đồng nói tiếng Anh trên mạng).
“Lúc thi thật sự bạn phải luôn chú ý trong cả 40 phút làm bài và dùng thời gian giữa các phân đoạn một cách khéo léo. Mình nhớ có một, hai câu hỏi mình bỏ lỡ vì không chú ý kĩ càng, nên điều mình làm là cố gắng đoán thật nhanh câu trả lời rồi tiếp tục nghe bài”, Chi chia sẻ.
Tuy nhiên, nữ sinh cho hay, dĩ nhiên bản thân sẽ không đoạt được những kết quả này nếu không có chút “vốn liếng” tiếng Anh.
Riêng với An Chi, từ năm lớp 3, nữ sinh đã có niềm đam mê như vô tận và nhận ra bản thân thích tự học qua việc xem phim, nghe nhạc, đọc sách,… đều bằng tiếng Anh. Năm lớp 3, An Chi tự viết nhiều bài viết bằng Tiếng Anh với nhiều chủ đề khác nhau. Được sự khích lệ từ gia đình, nữ sinh đã tự tìm tòi, học hỏi thêm các kiến thức văn hóa, xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới, hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Kiến thức An Chi tìm được nhiều qua tự đọc, xem và tìm hiểu thông tin trên mạng, từ các kênh khá hàn lâm cho đến các kênh giải trí thông thường. Em cũng tích cực tìm hiểu về các lĩnh vực chuyên môn như Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Văn hóa của các nước trên thế giới; hay đơn giản chỉ là tham gia các nhóm có cùng sở thích trên thế giới, từ đó có điều kiện cùng trao đổi, tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia; hoặc cảm thụ âm nhạc cũng là cách thúc đẩy khả năng ngôn ngữ.
Đặc biệt, An Chi có đam mê đọc truyện tiếng Anh, với tủ sách có hàng chục bộ truyện nổi tiếng như Harry potter, Warriors Cat, Lord of the Rings… Nữ sinh chia sẻ, đam mê đến mức chỉ cần 1-2 ngày là có thể đọc xong cả cuốn truyện dày vài trăm trang.
An Chi không nên đặt nặng việc “học tiếng Anh”, mà đó là sự tiếp thu, sử dụng và phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên. Do đó, chưa bao giờ em xem tiếng Anh là áp lực cần phải học tập hay cố gắng đạt được. Ngược lại, em luôn xem ngôn ngữ giúp mở rộng kiến thức, và kiến thức lại trở thành nền tảng thúc đẩy ngôn ngữ phát triển hơn.
“Một điều em luôn tự nhủ là muốn học tiếng Anh tốt, đừng coi nó như một môn học, hãy học nó như một ngôn ngữ. Điều này nghĩa là thay vì học vẹt các ngữ pháp hay vốn từ, nên tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh trong đời sống hằng ngày. Hãy học tiếng Anh như thể nó là ngôn ngữ thứ nhất của bạn. Khi tra từ, hạn chế dùng từ điển Anh-Việt mà hãy dùng từ điển Anh-Anh. Một khi bạn học được tiếng Anh như vậy, bạn sẽ thấy nó hiệu quả hơn bất kì chương trình ôn IELTS nào”.
An Chi cũng học ôn luyện ở các trung tâm Tiếng Anh. Tuy nhiên, nữ sinh cho rằng không phải chương trình của trung tâm nào cũng hợp với bản thân và khi không cảm thấy hứng thú, hoàn toàn nên thay đổi.
Ngoài chứng chỉ 8.0 IELTS có được hồi cuối năm lớp 7, năm lớp 5, lúc 10 tuổi, Chi cũng từng tham gia thi Cambridge và đạt kết quả B2 với 176 điểm (tiệm cận trình độ C1). Hiện, cựu nữ sinh Trường THCS Trần Văn Ơn đang du học lớp 8 tại Canada (từ cuối tháng 10/2023).
Với nền tảng tiếp cận kiến thức đa dạng từ nhiều nền văn hóa và con người khác nhau, An Chi đã nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới. Ngay tháng đầu tiên bước vào ngôi trường mới, em đã được chọn là một trong những học sinh tiêu biểu của trường.
Nữ sinh mong muốn có thể truyền cảm hứng cho các bạn trẻ và hy vọng việc phát triển khả năng của mình không chỉ trong lĩnh vực ngoại ngữ mà còn là sự phát triển và hội nhập với các nền văn hóa trên thế giới.