Theo quyết định, Tiểu ban Văn kiện gồm 22 người, trong đó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm Trưởng Tiểu ban; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải làm Phó trưởng Tiểu ban Thường trực; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc làm Phó trưởng Tiểu ban.
Tiểu ban Văn kiện có Tổ Biên tập giúp việc do Trưởng Tiểu ban đề xuất và Thường trực Thành ủy quyết định. Tổ Biên tập giúp Tiểu ban Văn kiện tổ chức nghiên cứu các chuyên đề có liên quan; trực tiếp soạn thảo, biên tập, tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân, hoàn chỉnh các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XII.
Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng quyết định thành lập Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tổ Biên tập Văn kiện gồm 13 người, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải là Tổ trưởng.
Hoàng Thọ" alt=""/>Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận thêm nhiệm vụTrợ lý ảo Siri trên iPhone thường bị kích hoạt một cách không mong muốn (Ảnh: PhoneArena).
Điều này hoàn toàn giống với các thiết bị Android mà tôi từng sử dụng. Tuy nhiên, trợ lý ảo Siri trên iPhone lại quá nhạy. Tôi thường kích hoạt Siri trong những lúc không mong muốn khi chẳng may chạm giữ nhầm phím nguồn. Điều đó khiến tôi cảm thấy khá khó chịu.
Bàn phím của iOS hoạt động rất tốt
Khi sử dụng smartphone Android, tôi đã từng thử qua rất nhiều loại bàn phím ảo với kích thước khác nhau. Tuy nhiên, tôi không thể tìm được một bàn phím ảo nào phù hợp, có thể giúp tôi nhắn tin thoải mái.
Ngược lại, bàn phím ảo trên iOS hoạt động rất tốt và ổn định. Tôi có thể dễ dàng làm quen với việc nhắn tin trên bàn phím ảo của iPhone chỉ trong vài tháng. Việc nhắn tin cũng trở nên nhanh và chính xác hơn.
Ứng dụng máy tính quá ít tính năng
Giống với hầu hết mọi người hiện nay, tôi cũng sử dụng ứng dụng máy tính trên điện thoại mỗi khi cần tính toán một thứ gì đó. Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề rắc rối khi dùng ứng dụng máy tính trên smartphone Android. Tất cả thông tin được hiển thị trực quan, có thể dễ dàng kiểm tra lại và sửa lỗi.
Tuy nhiên, trên iPhone, tôi chỉ có thể làm một số phép tính đơn giản. Thậm chí, các thông tin hiển thị trên ứng dụng máy tính cũng rất ít, khiến cho việc tính toán trở nên vất vả và phức tạp một cách khó hiểu.
Ứng dụng chứng khoán thân thiện
Tôi không sử dụng quá nhiều ứng dụng hàng ngày. Tuy nhiên, tôi cần một ứng dụng chứng khoán để theo dõi các khoản đầu tư của mình.
Khi chuyển qua sử dụng iPhone, tôi đã rất ngạc nhiên khi ứng dụng chứng khoán mặc định được Apple thiết kế rất thân thiện với người dùng. Việc thiết lập các danh mục theo dõi cũng có thể được thực hiện rất đơn giản. Tôi không cần phải tải thêm bất cứ ứng dụng nào khác.
Phím âm lượng rắc rối
Trên smartphone Android, tôi có thể sử dụng phím giảm âm lượng để điều chỉnh mức âm lượng, chuyển sang chế độ rung hoặc im lặng. Tất cả đều có thể thực hiện chỉ với một phím bấm duy nhất.
Trong khi đó, Apple lại làm riêng cho iPhone một cần gạt công tắc chỉ để chuyển qua lại giữa chế độ âm thanh và im lặng. Việc trang bị quá nhiều phím vật lý khiến tôi cảm thấy không quen khi mới sử dụng.
Các chức năng hoạt động ổn định
Một chiếc điện thoại thông minh, dù được trang bị bao nhiêu tính năng, vẫn cần phải đảm bảo tốt nhiệm vụ của một chiếc điện thoại. Và iPhone vẫn luôn làm tốt điều này.
Loa thoại trên iPhone cho âm thanh to, rõ ràng hơn hầu hết smartphone Android mà tôi từng sử dụng. Điều đó giúp cho tôi luôn có được trải nghiệm nghe gọi một cách khá thoải mái.
Các chức năng khác của iPhone cũng hoạt động rất ổn định mỗi khi tôi cần sử dụng. Điều này mang đến cho tôi cảm giác yên tâm mỗi khi cần làm một điều gì đó với chiếc điện thoại của mình.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Lần đầu dùng iPhone sau 10 năm sử dụng smartphone Android và cái kết