Trung Quốc: Không riêng giới trẻ, các cụ cũng livestream
Wang Jinxiang cũng không ngoại lệ - khác biệt duy nhất là bà livesteam (phát trực tiếp) màn biểu diễn của bà tới hàng nghìn người hâm mộ trực tuyến.
Cụ bà 62 tuổi này là chỉ là một trong số nhiều người cao tuổi đang cố gắng xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội,ốcKhôngriênggiớitrẻcáccụcũtin bong dá nơi trước giờ được coi là địa bàn của giới trẻ.
Bất chấp thời tiết giá lạnh, bà Wang thể hiện một màn biểu diễn tại quảng trường cạnh Sân vận động quốc gia Bắc Kinh.
“Các bạn muốn nghe bài gì tiếp nào?”, bà hỏi 23.000 người theo dõi trong lúc livestream chương trình đặc biệt dài 1 giờ.
Sở thích này của bà bắt đầu từ 2 năm trước, sau khi được giáo viên của người cháu giới thiệu ứng dụng hát karaoke trực tuyến Quan Min. Bà đã “phải lòng” ngay lập tức.
“Khi mới bắt đầu livestream, tôi đã gặp khá nhiều phiền toái. Tôi không giỏi xử lý mấy vấn đề công nghệ trên điện thoại thông minh”, bà nói với AFP.
Wang nói đây là cách để bà thể hiện bản thân, và giờ đây dành ra 2 giờ mỗi ngày để hát và trình diễn thời trang online.
Người hâm mộ của bà hưởng ứng bằng những món quà ảo có thể quy đổi ra tiền với các giá trị khác nhau – Trung Quốc có nhiều ứng dụng và nền tảng công nghệ cho phép thực hiện điều này.
Suối nguồn tuổi trẻ
“Quan Min tạo điều kiện cho người lớn tuổi trải nghiệm tại nhà, hát hay hơn, từ đó thể hiện bản thân mình”, bà giải thích.
“Mỗi ngày tôi đều thử làm những điều mới, suy nghĩ về các ý tưởng mới để thu hút và làm vui lòng người hâm mộ”.
Chính sự thoải mái trong việc đăng tải các nội dung livestream đã giúp ngành công nghiệp này bùng nổ mạnh mẽ. Lợi nhuận năm 2018 được Deloitte ước tính khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 32% so với 2017 nhờ các tính năng giúp người dùng chia sẽ kỹ năng, quan điểm hoặc đơn giản là cuộc sống thường ngày.
Livestream có thể mang đến những “ngôi sao” không ai ngờ. Năm ngoái, một nông dân trồng ngô tại ngôi làng hẻo lánh trên núi bất ngờ trở thành hiện tượng mạng chỉ nhờ đăng tải các hoạt động thường ngày.
Trong năm 2017 một đôi vợ chồng lớn tuổi, trong đó một người mắc chứng Alzheimer, đã chiếm được cảm tình của hàng triệu người đơn giản bằng việc trả lời câu hỏi của cộng đồng qua mạng
Với dân số già đi nhanh chóng, đến năm 2050, 1/3 dân số Trung Quốc, hay 487 triệu người, sẽ được xếp vào nhóm trên 60 tuổi, theo hãng tin Xinhua. Internet đã trở thành một dạng “suối nguồn” cho những người muốn tài năng của họ còn được lưu lại mãi.
Bà Wang cho biết phần lớn khán giả của mình đều đã hơn 60 tuổi, và rất nhiều người đã liên lạc trực tuyến với bà.
“Tôi mong mọi người sẽ can đảm hơn. Người già chúng tôi cần năng động hơn, cần sử dụng tốt khoảng thời gian mình có và biến nó thành những kỷ niệm đẹp”, bà trầm lặng trước khi nói thêm: “Phải biết trân trọng và tận dụng khoảng thời gian còn lại này”.
Những góc khuất
Livestream có thể là một thú vui với nhiều người, nhưng internet nhiều khi có thể trở nên tiêu cực, bà Wang Kelan cảnh báo. Bà đã livestream những lần hát và nhảy của mình tại thành phố Vạn Thành, tỉnh Sơn Tây.
Cụ bà 72 tuổi đã phải chịu đựng sự sỉ nhục và chế nhạo của cộng đồng mạng trong các livestream.
“Xã hội đang đối xử bất công với người cao tuổi”, bà nói.
“Họ nói thật đáng xấu hổ khi còn đi livestream ở tuổi này”, bà kể lại, nhưng cũng cho biết bà quan tâm đến đam mê của mình hơn là những bình luận ác ý trên mạng.
“Mọi người đều nói giới trẻ không thể sống thiếu internet. Với người già cũng thế thôi”.
“Tôi nghĩ tôi đã sống hạnh phúc và trọn vẹn hơn những người chỉ biết xì xầm trong bóng tối. Đối với tôi việc ấy đặc biệt nhàm chán và vô nghĩa”, bà nói thêm.
Với Wang Jinxiang, internet đã mang đến cho bà vô vàn cơ hội: trong năm nay, bà sẽ được biểu diễn trực tiếp tại một trường quay ở Bắc Kinh.
Bà nói: “Lúc còn trẻ, tôi đã rất thích được hát, được nhảy và trải nghiệm. Hãy tận hưởng cuộc sống theo cách bạn muốn. Tôi tin đó là cách tốt nhất để sử dụng quãng thời gian còn lại của cuộc đời”.
Theo GenK
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/350a999592.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。