发布时间:2025-01-18 07:17:20 来源:NEWS 作者:Thể thao
"Chúng tôi lo,ựcphẩmbẩnvàotrườnghọcPhảinghiêmtrịvìsứckhỏelâudàicủahọcác trận đấu của cristiano ronaldo nhưng khó tiếp cận bếp ăn..."
Chị Mai Hương, phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội), cho biết những thông tin về thực phẩm bẩn, kém chất lượng gần đây khiến chị rất băn khoăn về bữa ăn bán trú của con. Nhưng bếp ăn trường học hiện vẫn đang là nơi phụ huynh rất khó tiếp cận.
Phụ huynh Bắc Ninh lo lắng trước việc con em bị ăn thực phẩm bẩn |
“Nếu như ở các trường tư, phụ huynh có quyền tham gia kiểm soát đầu vào thực phẩm hay đột xuất kiểm tra khu chế biến thức ăn của nhà trường thì ở các trường công lập, việc tiếp cận bếp ăn trường học là điều không thể” – chị Hương lo lắng.
Theo chi, ngay đến Ban đại diện phụ huynh lớp con chị cũng chưa một lần được tận mắt xem bữa ăn của các con. Khi con tan học, bảo vệ cũng không cho phép phụ huynh vào trường. Hàng ngày, chị chỉ có thể hỏi con hôm nay ăn gì, có món gì ngon không, bữa xế ra sao? Những thông tin về nguồn thực phẩm hay cách dự trữ, chế biến thức ăn, chị hoàn toàn không được nắm rõ.
“Đối với cháu bé, tôi cho học trường tư, khi có vấn đề gì phụ huynh có thể giám sát bếp ăn và ý kiến ngược trở lại. Còn đối với trường công, chúng tôi không thể đòi hỏi nhiều vì dù có băn khoăn cũng không thể đem chuyện đó đề cập với thầy cô. Việc “đột nhập” với bếp ăn – nơi vốn được coi là “bất khả xâm phạm” – cũng là điều không thể” – chị Hương bày tỏ.
Chị Nguyễn Thu Hồng, có con đang học tiểu học tại một trường công lập ở Quận 3, TPHCM, cũng cùng chung tâm tư như chị Hương. Chị cho biết lâu nay chủ yếu đặt niềm tin vào nhà trường: "Con về nhà tôi hỏi cháu cũng chỉ nói được cơm hôm nay ở trường ngon hay dở, cháu thích ăn món này hay món kia, chứ nó chưa có khái niệm gì về thực phẩm bẩn hay sạch. Việc giám sát đồ ăn với phụ huynh như tôi cũng là điều rất khó".
Còn chị Nguyễn Thị Huyền là phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) – nơi đã từng bị phát hiện sử dụng thực phẩm không an toàn.
“Trước đây, bản thân tôi cũng không thực sự quan tâm lắm đến việc con ăn gì ở trường. Nhưng đợt giữa tháng 8 năm ngoái, Ban đại diện phụ huynh bất ngờ kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thì phát hiện trường đang sử dụng mọc thiu chua và pudding hết hạn cho các con ăn.
Mặc dù may mắn không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra nhưng tôi cũng bắt đầu ý thức quan tâm hơn đến các bữa ăn bán trú của con”.
Sau sự việc này, chị Huyền cho biết hiện tại, ở trường con chị, phụ huynh được phép vào trường kiểm tra các con ăn uống ra sao. Ngoài ra, phụ huynh cũng có quyền đến bất ngờ, lấy mẫu thức ăn, mẫu nước đi xét nghiệm và khiếu nại nếu thức ăn có vấn đề.
Trong khi đó, chị Từ Nữ Triệu Vương, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) thì cho biết chị khá yên tâm về vi ăn uống của con tại trường.
“Ở trường, Ban đại diện phụ huynh có thể giám sát bất kỳ lúc nào. Cứ 5h sáng, các cô y tế phải xuống kiểm tra từng mẫu sản phẩm.
Thịt sẽ được nhìn bằng mắt, rau xanh củ quả sẽ đo bằng dụng cụ riêng; dầu chao được dùng tối đa 2 lần sau đó sẽ được đổ đi. Tất nhiên, nhà trường sẽ thuê một bên thứ ba nấu cho các con ăn, nhưng nhân viên bếp làm mọi thứ rất cẩn thận như một gia đình trung bình khá ăn uống.
Khi phụ huynh quản lý, nhà trường cũng quản lý, phụ huynh có thể yên tâm 80-90% về chất lượng bữa ăn bán trú của con”.
Tuy nhiên, chị Vương cũng bày tỏ sự “không yên tâm lắm” là “ở nhiều trường (trong đó có trường con mình), việc “đi chợ” và đứng bếp vẫn được thực hiện bởi những người thân quen với lãnh đạo trường. Tất nhiên, họ vẫn phải đảm bảo việc an toàn thực phẩm cho học sinh, nhưng mình vẫn lo một sự lỏng lẻo có thể khiến các con ngộ độc”.
Thờ ơ với sức khỏe của trẻ là tội ác
Bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em – gọi những người cung cấp thực phẩm bẩn và những người để thực phẩm bẩn tràn vào trường học là “kẻ bất lương”. Cũng dùng từ rất mạnh - "tội ác", trao đổi với báo Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng các cơ sở giáo dục phải tăng cường tự kiểm tra hàng ngày, phát huy vai trò giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú.
Những công ty cung cấp thực phẩm cho trường học tại TP.HCM phải nằm trong danh sách đã được Ban An toàn thực phẩm niêm yết trên website |
Là địa phương có gần 2 triệu học sinh, nên với TP.HCM, an toàn thực phẩm ở trường học luôn là vấn đề nóng. Bà Nguyễn Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho VietNamNet biết, ngành giáo dục thành phố yêu cầu thực phẩm đưa vào trường phải đủ chuẩn quy định VietGap, Global Gap.
“Những công ty cung cấp thực phẩm cho trường học phải nằm trong danh sách đã được Ban An toàn thực phẩm niêm yết trên website. Chúng tôi còn giao cho nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của đơn vị mình".
Theo bà Thu, nếu xảy ra vấn đề gì, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.
Ngoài việc xử lý công ty cung cấp thực phẩm, nên nghiêm trị cả người làm giáo dục vì sức khỏe lâu dài của học sinh" bởi "thực phẩm là vấn đề lương tâm của thầy cô".
Không được cả nể, lấp lửng...
Tuy nhiên, theo ông Đăng Thanh Tuấn, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT Gò Vấp, TP.HCM 8 năm, để học sinh ăn phải thực phẩm bẩn thì không chỉ có trách nhiệm của hiệu trưởng mà còn của các cơ quan chính quyền. Do vậy, cần làm rõ những biểu hiện can thiệp trong việc cung ứng thực phẩm cho trường học; có chuyện đó thì phải nghiêm trị.
"Các đơn vị trường học mà đứng đầu là hiệu trưởng phải nhận thức được trách nhiệm, không vì cả nể cá nhân mà lấp lửng, nể nang rồi lựa chọn đơn vị cung cấp thiếu an toàn. Bên cạnh đó, phụ huynh phải được quyền thường xuyên vào kiểm tra thức ăn hằng ngày của con" - ông Tuấn nêu quan điểm.
Đặc biệt, các cấp chính quyền như Phòng GD-ĐT, UBND phải để các trường chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp. Các đơn vị Nhà nước không kinh doanh để đảm bảo công bằng, vừa để tránh thế khó nếu có dây mơ, rễ má.
"Lúc làm trưởng phòng giáo dục, tôi không bị áp lực bởi một "thế lực" nào trong việc cung ứng thực phẩm cho trường.Chúng tôi giao quyền chủ động cho các trường lựa chọn các đơn vị. Các công ty cung cấp thực phẩm đấu thầu, nếu không được, các trường phải nấu ăn tại chỗ bằng cách mua thực phẩm từ các đơn vị công khai, có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu".
Các vụ thực phẩm bẩn vào trường học từng gây xôn xao dư luận Rau củ thối rữa vào Trường Tiểu học Lý Nhân, Vĩnh Phúc Hồi tháng 9/2017, vụ việc xe chở rau củ vào trường Tiểu học Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) bị người dân chặn bắt ngoài cổng trường, phát hiện hàng loạt rau củ thối rữa, trong đó nhiều mớ rau muống đã úa vàng, bí xanh thối rữa chảy nước và bốc mùi. Gà bệnh được nấu ăn trong trường mầm non ở Nghệ An Ngày 17/5/2017, một số phụ huynh có con học tại Trường Mầm non xã Thọ Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) phát hiện, chụp lại hình ảnh nhân viên hợp đồng nấu ăn của trường này mua một con gà có biểu hiện bị nhiễm dịch bệnh về nấu ăn cho các em học sinh bán trú của trường. Cá thối vào trường chuẩn quốc gia Tháng 3/2015, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học chuẩn quốc gia Long Bình (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) phát hiện 72kg cá diêu hồng bốc mùi hôi thối, đầy ruồi nhặng cùng nhiều kg mỡ động vật, bì heo, hàng chục kg rau củ, quả đã hư hỏng, dập nát nên đã ngăn chặn và báo cơ quan chức năng. Thịt bò đổi màu vào trường mầm non ở Hà Tĩnh Sáng 27/12/2016, phụ huynh phát hiện một chiếc xe buýt chạy qua quốc lộ 1A đoạn trước cổng Trường Mầm non Cẩm Thịnh (xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và thả xuống một thùng đựng thịt bò. Một số phụ huynh đã đến mở thùng thịt để xem thì thấy khoảng 10kg thịt bò có màu nâu sẫm. Ngay sau đó, một cô giáo và một người nấu ăn của Trường Mầm non Cẩm Thịnh ra đưa thùng thịt vào trường. |
Nhóm phóng viên
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn tại một số địa phương.
相关文章
随便看看