Giải trí

Tại sao không yêu cầu ngoại ngữ với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-21 09:02:23 我要评论(0)

Buông với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên,ạisaokhôngyêucầungoạingữvớilãnhđạonhưngbắtbuộcvớigiámu vs liverpoolmu vs liverpool、、

Buông với lãnh đạo nhưng bắt buộc với giáo viên,ạisaokhôngyêucầungoạingữvớilãnhđạonhưngbắtbuộcvớigiáoviêmu vs liverpool hiệu trưởng

Thông tư 13 quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ GD-ĐT, ban hành đã bỏ đi tiêu chuẩn "yêu cầu sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin trong công việc" mà dự thảo lần 2 ban hành hồi tháng 5 nêu ra.

Đáng lưu ý, không chỉ chức danh giám đốc, phó giám đốc mà trưởng phòng, phó phòng giáo dục cũng không yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ theo Thông tư số 10 năm 2019 của Bộ GD-ĐT.

{ keywords}
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thế nhưng theo bộ chuẩn hiệu trưởng và giáo viên được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó cả hai đối tượng này phải đạt được chuẩn ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cụ thể, theo Thông tư số 14/2018 của Bộ GD-ĐT (chuẩn 5, điều 8) quy định hiệu trưởng phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh).

Tiêu chí ngoại ngữ chuẩn này còn đặt ra các mức độ mà hiệu trưởng có như như mức đạt (giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh)), mức khá (chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường), mức tốt (sử dụng ngoại ngữ thành thạo (ưu tiên tiếng Anh); tạo lập môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường).

Tương tự, chuẩn viên phổ thông cũng yêu cầu giáo viên phải có ngoại ngữ đã được quy định trong Thông tư 20/2018 do Bộ GD-ĐT ban hành (chuẩn 5 - điều 8).

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra ba mức như mức đạt (có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức khá (có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc), mức tốt (có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc).

Như vậy, giám đốc sở, phó giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục đào tạo không yêu cầu phải có khả năng ngoại ngữ nhưng giáo viên và hiệu trưởng các trường phổ thông bắt buộc phải có ngoại ngữ.

Trên không nêu gương, khó yêu cầu dưới

Quy định chính thức của Bộ GD-ĐT khiến nhiều giáo viên, hiệu trưởng cảm thấy chưa thỏa đáng.

"Nghe thật vô lý"- hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho hay. "Đã làm công tác quản lý giáo dục, đặc biệt ở cấp lãnh đạo sở và trưởng phó phòng ban thì phải nêu gương, sau đó mới đến cán bộ quản lý cấp trường, sau cùng mới đến giáo viên"- ông nói.

Theo ông, những chứng chỉ B hay B1 chuẩn khung tham chiếu quốc tế học tất tốn thời gian, hơn nữa thi chưa chắc đạt, đã thế để học kinh phí bỏ ra cũng rất cao.

"Trong khi đó lương giáo viên hôm nay chưa nuôi sống được bản thân, nhiều thầy cô tối đội nón kín mặt chạy xe ôm, nhiều cô phải vất vả bán hàng online nhưng theo chuẩn vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ"- ông nhìn nhận.

Theo ông, yêu cầu đặt ra chuẩn ngoại ngữ với giáo viên là một trở ngại vô cùng khó khăn. Nếu được 3 tháng hè nhà trường mời chuyên gia dạy ôn cho giáo viên hay hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhưng hiện nay hè cũng không còn trọn vẹn.

"Đáng ra tiêu chuẩn của giám đốc sở giáo dục phải là tiến sỹ, còn các phó phải thạc sỹ, đồng thời ngoại ngữ phải đạt B2, tin học MOS. Những người này phải ở một vị trí có đủ lực để yêu cầu chuẩn giáo viên cũng như chúng tôi thực hiện chuẩn của mình"- ông khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, cô Hằng một giáo viên THPT (xin không nêu trường), cho rằng "giám đốc, phó giám đốc sở phải ở đâu về trình độ thì mới yêu cầu cấp dưới thực hiện đúng chuẩn trình độ được. Đây cũng là thực hiện việc học tập làm theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, trong công tác nêu gương người đứng đầu".

Theo cô Hằng, cũng như mọi vấn đề xảy ra trong nhà trường thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Vậy nên khi hiệu trưởng sai phạm vai trò lãnh đạo của giám đốc sở, phó giám đốc sở. Do vậy lãnh đạo sở phải có chuẩn cao hơn hiệu trưởng. Hiệu trưởng thì chuẩn cao hơn giáo viên thì mới thực hiện được"- cô Hằng nói.

Cô Hằng cũng cho rằng, những địa bàn như TP.HCM, Hà Nội ngoại ngữ hiện là một vấn đề lớn. "Đang tồn tại khách quan là học sinh hôm nay quá giỏi tiếng Anh do gia đình đầu tư từ nhỏ. Trái lại giáo viên lại được đài tạo từ nhiều nguồn cụ thể như từ tiếng Nga sang hay từ cấp THCS chuyển lên...dẫn tới giáo viên phát âm không chuẩn, chưa biết tổ chức hoạt động học tập, làm cho giờ học nhàm chán hầu như các em bị tra tấn. Để đáp ứng được điều này giáo viên phải mày mò đổi mới rất nhiều như vậy cũng rất cực khổ. Tại sao lãnh đạo lại không phải chuẩn ngoại ngữ".

Hiệu trưởng THPT ở quận 1, TP.HCM ngậm ngùi cho rằng yêu cầu cấp trên giao cho mình thì chỉ biết lo hoàn thiện cho đúng, còn nói gì cũng không được.

"Tôi cảm thấy khó hiểu khi giám đốc và phó giám đốc không phải yêu cầu về ngoại ngữ. Là lãnh đạo hơn nữa ở tầm trưởng, phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT thì ít nhất phải thông thạo một ngọai ngữ. Điều này không chỉ lợi trong chuyên môn mà còn trong ngoại giao. Hơn nữa  đang yêu cầu tăng cường học ngoại ngữ mà lãnh đạo không bắt buộc thì làm sao yêu cầu giáo viên, hiệu trưởng, học sinh"- cô cho hay.

Theo cô, hiện nay với giáo viên, hiệu trưởng ngoại ngữ khi học đại học đã chuẩn rồi, nên chỉ khi thi chức danh nghề nghiệp thì yêu cầu. Tuy vậy tin học ngoại ngữ thì vẫn khuyến khích bồi dưỡng thêm và giáo viên cũng tự học thêm ngoại ngữ.

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng hiện nay đang ở trong thời đại hội nhập quốc tế nên người cán bộ, công chức (nói chung) phải biết ít nhất một ngoại ngữ (mức độ tuỳ thuộc ngành, nghề, vị trí công tác, chức vụ đảm trách).

"Đối với ngành giáo dục, có yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đối với hiệu trưởng và giáo viên mà không đề ra yêu cầu nầy đối với giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT thì không hợp lý" - ông Ngai nói.

Theo ông Ngai, trong cương vị công tác, nếu giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT có trình độ ngoại ngữ là điều kiện tốt để giao lưu với các đối tác nước ngoài về hợp tác trong lãnh vực giáo dục, tham gia có hiệu quả các cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục.

Bên cạnh đó, việc có trình độ ngoại ngữ là cơ hội để giám đốc, phó giám đốc nâng cao nghiệp vụ quản lý, học tập kinh nghiệm, nắm được tình hình và nghiên cứu, học tập những cái hay của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thông qua việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc giao lưu trực tiếp với các nhà quản lý giáo dục người nước ngoài.

Ngoài ra, có trình độ ngoại ngữ sẽ giúp giám đốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT quản lý tốt các trường quốc tế đang hoạt động trên địa bàn mình chịu trách nhiệm quản lý, làm gương cho cấp dưới về việc học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Lê Huyền

Giám đốc sở giáo dục không nhất thiết dùng được ngoại ngữ

Giám đốc sở giáo dục không nhất thiết dùng được ngoại ngữ

- Thông tư quy định chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GD-ĐT chính thức được ban hành đã không còn tiêu chuẩn “phải sử dụng được ngoại ngữ” như dự thảo xin ý kiến trước đây.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
17 sinh viên đang học năm cuối khối ngành Y học Dự phòng, Y tế Công cộng thuộc Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ tham gia hỗ trợ HCDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM).

Hằng ngày, nhóm sinh viên sẽ có mặt tại HCDC lúc 7h30 sáng để bắt tay vào việc. Các sinh viên được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4-5 người/nhóm với công việc chính là điều tra, truy vết người tiếp xúc với ca bệnh, ca nghi ngờ; Theo dõi chuỗi ca bệnh; Thống kê báo cáo số liệu người tiếp xúc theo chuỗi; Theo dõi kết quả xét nghiệm; Theo dõi số liệu các chuyến bay.

{keywords}
Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Y Dược TP.HCM thăm sinh viên tình nguyện ở lại chống dịch Covd-19

Công việc của nhóm phần lớn đều liên quan đến thống kê và truy xuất thông tin, đòi hỏi sự tập trung cao độ. Những số liệu và thông tin này sẽ giúp các cơ quan quản lý, kiểm soát dịch bệnh, đồng thời cũng là cơ sở để đưa đến người dân những thông tin về dịch bệnh đầy đủ và nhanh chóng.

Thanh Sơn, Khoa Y tế Công cộng 17, cho biết khi đang sắp xếp đồ đạc để về quê đón Tết thì nhận được tin HCDC cần lực lượng hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19. 

Đợt dịch Covid-19 ở TP.HCM lần trước, Sơn từng tham gia hỗ trợ HCDC, vì vậy lần này Sơn quyết định quay lại đây để hỗ trợ chống dịch cùng các y, bác sĩ tại Khoa Phòng chống bệnh Truyền nhiễm.

“Nhận được quyết định chính thức tham gia hỗ trợ HCDC, em vừa hào hứng nhưng cũng rất lo lắng. Em lo không biết mình có thể làm tốt công việc hay không. Được tập huấn đầy đủ và chi tiết về quy trình công việc, cách bảo vệ bản thân cũng như giải đáp các thắc mắc, tâm tư em cũng đỡ lo hơn”- Sơn kể.

Không về quê ăn Tết Nguyên đán để chống dịch Covid-19, nhưng Sơn cho hay cảm thấy hạnh phúc và nhận được sự động viên của các thầy cô, các y bác sĩ.

“Nguồn động lực lớn nhất cho em thực hiện công việc này chính là gia đình. Nghe tin em ở lại TP.HCM chống dịch, ba mẹ ủng hộ và tin tưởng nên em có thêm niềm tin và sức lực để làm việc”- Sơn nói.

Lần đầu tiên trong đời không ăn Tết cùng gia đình

Cũng như mọi năm, năm nay Minh Nguyệt – Y tế Công cộng 17 cũng dự định về quê ăn Tết rất sớm. Dù vậy, khi nhận được tin HCDC, nơi Nguyệt đang thực tập cần lực lượng hỗ trợ chống dịch Covid-19, Nguyệt quyết định lần đầu tiên trong đời sẽ không về nhà ăn Tết.

“Với sinh viên ngành Y, em coi đây là sứ mạng”- Nguyệt quyết tâm.

{keywords}
Những sinh viên "quên" Tết ở lại TP.HCM chống dịch Covid-19

Nữ sinh viên càng thêm đồng cảm khi biết có nhiều y, bác sĩ ở khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm có quê ở rất xa, cả năm chỉ có thể về được 1 lần vào dịp Tết nhưng năm nay đã không thể về.

“Thú thực khi nhìn bạn bè xung quanh đã về quê đón Tết cùng gia đình, em cũng có chút chạnh lòng nhưng em tin quyết định ở lại hỗ trợ chống dịch của mình và các bạn trong nhóm mang tinh thần tình nguyện hết mình vì cộng đồng và em tin gia đình sẽ luôn bên cạnh ủng hộ quyết định của em”- Minh Nguyệt tâm sự.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Y Dược TP. HCM đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà Tết cho các bạn sinh viên của trường tham gia chống dịch Covid-19 tại HCDC. Theo đó, mỗi sinh viên nhận được quà trị giá 1 triệu đồng.

“Hy vọng rằng với tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, các em sẽ giúp cho HCDC hoàn thành nhiệm vụ, góp phần phòng, chống dịch và tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống của mình, có được những trải nghiệm quý khi mà thành phố, đất nước và nhân dân cần trong điều kiện diễn biến dịch phức tạp như hiện tại.

Thầy rất tự hào về các em đã xung phong xin gia đình tham gia hỗ trợ với quyết tâm “Khi nào hết dịch mới về” trong những ngày sát Tết như hiện tại. Hy vọng rằng những ngày sắp tới các em sẽ đoàn kết cùng với nhau như một gia đình nhỏ, chia sẻ với nhau trong những ngày Tết. Và thầy tin rằng các em sẽ có một ngày Tết rất đặc biệt của tuổi trẻ khi tham gia nhiệm vụ rất quan trọng phòng chống dịch”- PGS Nguyễn Hoàng Bắc nhắn nhủ.

Lê Huyền

Những sinh viên 'căng mình' truy vết F0 ở Hải Dương

Những sinh viên 'căng mình' truy vết F0 ở Hải Dương

Lấy mẫu xét nghiệm, thu quần áo bẩn, rác thải của bệnh nhân Covid-19... những sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đang căng mình cùng đội ngũ y bác sĩ chống dịch.

" alt="Những sinh viên quên Tết ở lại TP.HCM chống dịch Covid" width="90" height="59"/>

Những sinh viên quên Tết ở lại TP.HCM chống dịch Covid