Theo lời ông Mirko Bibic thì hiện tại công ty vẫn đang chờ quyết định của chính phủ Canada về đánh giá bảo mật mạng 5G. Các quan chức Canada đã phải chịu áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ trong việc cấm nhà mạng Huawei của Trung Quốc triển khai mạng 5G tại nước này vì những cáo buộc liên quan đến vấn đề bảo mật an ninh.
“Chúng tôi chờ đợi quyết định của chính phủ và chúng tôi sẽ tuân thủ mọi quy tắc của chính phủ liên quan đến việc sử dụng thiết bị trong mạng 5G của chúng tôi và như bạn biết, chúng tôi làm việc với nhiều nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mình”, ông Mirko Bibic nói thêm.
Trước đây, ông Mirko Bibic đã cho biết, công ty sẽ tiếp tục tăng cường tốc độ truy cập, dung lượng và vùng phủ sóng 5G khi phổ tần dành cho 5G được bổ sung, bao gồm cả băng tần 3,5 GHz dự kiến sẽ có sẵn trong năm nay thông qua quy trình đấu giá phổ tần của chính phủ liên bang. Việc dành được phổ tần đó sẽ cho phép các nhà mạng Canada triển khai thêm công nghệ 5G vào năm 2021.
Bell Canada đã báo cáo lợi nhuận ròng là 733 triệu đô la Canada ( khoảng 526 triệu USD) trong quý 1 năm 2020, giảm 7, 3% so với cùng kỳ năm trước và doanh thu là 5,68 tỷ đô la Canada, giảm 0,9%.
Doanh thu di động giảm 2,2% xuống còn 2,03 tỷ đô la Canada, do doanh thu sản phẩm thấp hơn nhưng được bù đắp một phần bởi doanh thu dịch vụ cao hơn.
Trong quý đầu tiên của năm, Bell Canada đã ghi nhận thêm 19.595 khách hàng di động, 22.595 khách hàng băng rộng và 2.852 khách hàng IPTV.
Trước đó, vào tháng 1 vừa qua, một đối thủ của Bell Canada là Rogers Communications đã bắt đầu triển khai mạng 5G tại các thành phố được chọn trên khắp Canada bằng thiết bị từ nhà cung cấp Ericsson của Thụy Điển.
Các thành phố được Rogers Communications chọn để phủ sóng 5G đầu tiên là Vancouver, Toronto, Ottawa và Montreal và dự kiến sẽ mở rộng ra hơn 20 thị trường vào cuối năm 2020.
Trong một cuộc gọi hội nghị trước đây với các nhà đầu tư, Giám đốc điều hành Joe Rogale của Rogers Communications nói rằng, công ty dự kiến sẽ bắt đầu triển khai công nghệ chia sẻ phổ tần vào cuối năm nay. Việc triển khai công nghệ này sẽ cho phép Rogers Communications sử dụng phổ tần 4G hiện tại để cung cấp các dịch vụ 5G.
Trong khi đó, một nhà khai thác mạng di động khác của Canada là Telus dự kiến sẽ triển khai mạng 5G tại Canada vào cuối năm nay bằng cách sử dụng thiết bị từ nhà cung cấp Huawei của Trung Quốc.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Gần 80 trạm 5G bị đốt, Facebook thành lập Hội đồng giám sát nội dung độc lập kiểm soát quyền lực CEO Mark Zuckerberg, Apple Watch không có đối thủ,... là những thông tin công nghệ nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Công ty viễn thông Canada tạm dừng triển khai thương mại 5G do CovidNhờ sự tiến bộ của công nghệ và y học, những bộ phận như tay, chân, ngón tay, mắt... hiện đều có thể thay thế.
Loại vật liệu này sở hữu một lớp đàn hồi, khiến nó có thể co giãn. Nó có các bóng bán dẫn và các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi giúp duy trì hình dạng và chức năng.
2. Tim đập trong ống nghiệm
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tế bào gốc nhằm sản xuất các tế bào tim trong một thời gian khá dài. Mới đây họ đã có một bước đột phá khi đã có thể sản xuất được mô tim có khả năng tự đập. Nhóm các nhà khoa học Trường đại học Pittsburgh sử dụng tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát để tạo thành mô này.
3. Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác
Tay giả trên thị trường hiện nay có khả năng cầm nắm vật thể, nhưng không có khả năng cảm nhận đồ vật khi sờ mó. Các nhà khoa học từ Trường đại học Chicago đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Họ đã chế tạo được bàn tay giả có thể gửi tín hiệu điện não và cho cảm giác xúc giác. Các thí nghiệm trên khỉ cho kết quả khá tốt. Công nghệ mới sẽ sớm có mặt ở các loại tay giả nhân tạo.
4. Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ
Chân giả thường được sử dụng bởi những người tàn tật có nhược điểm là chúng không có các kết nối thần kinh với cơ thể. Điều này khiến người sử dụng thực sự gặp khó khăn khi đi lại. Hiện nay các nhà khoa học đã có thể phát triển loại chân giả được điều khiển bằng ý nghĩ. Zac Vawter, ở Mỹ, đã trở thành người đầu tiên đã được lắp loại chân giả bionic có thể đọc các tín hiệu từ não và cử động phù hợp.
5. Não người tí hon
Các nhà khoa học Áo đã tạo ra bộ não tương tự như ở bào thai 9 tuần tuổi. Những bộ não tí hon này có kích thước của một hạt đậu. Hiện chúng chưa có khả năng suy nghĩ. Trở ngại chính trên con đường lớn lên của những bộ não này là thiếu nguồn cung cấp máu. Hẳn bạn đang tự hỏi liệu những bộ não tí hon này có ích lợi gì nếu chúng không thể suy nghĩ. Vâng, chúng sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh lý ở não.
6. Tai in 3D
Phần vạt da lớn nhìn thấy được tạo thành tai ngoài được gọi là vành tai. Thành phần chính của vành tai là sụn. Các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng “in tai” với sự trợ giúp của máy in 3D. Họ đã sử dụng các tế bào của chuột và bò có khả năng sản sinh collagen. Những tế bào này phải được đặt vào “khuôn đúc” tai người được tạo ra bằng máy in 3D. Chỉ mất chưa đầy một giờ để tạo ra một cái tai như vậy.
7. Mũi ngửi được bệnh
Các nhà khoa học từ Trường đại học Illinois đã nghiên cứu chế tạo một chiếc mũi nhân tạo để nhận biết vi khuẩn từ mùi của chúng và chẩn đoán một số bệnh cụ thể. Kết quả không thực sự giống mũi về hình dạng, nhưng nó ngửi được mùi vi khuẩn và các chấm của nó sẽ đổi màu để xác định vi khuẩn.
8. Tụy nhân tạo
Tuyến tụy phục vụ mục đích là sản sinh insulin trong cơ thể. Bạn có thể hỏi người bị bệnh đái tháo đường về tầm quan trọng của cơ quan này, vì người bệnh đái tháo đường phải chăm sóc cẩn thận lượng đường trong máu bằng cách đưa insulin từ ngoài vào. Tụy nhân tạo làm cho cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng hơn nhiều vì nó tự động bơm insulin vào máu. Thiết bị giống như máy bơm insulin, nhưng với các tính năng bổ sung điều hòa lượng đường trong máu và mức insulin trong suốt cả ngày. Nó có khả năng điều chỉnh tự động theo mức đường huyết.
9. Mắt nhân tạo
Khi bị mù, các tín hiệu từ tế bào cảm thụ ánh sáng đến não bị mất đi. Võng mạc nằm trong mắt chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ các tế bào cảm thụ ánh sáng đến não. Chức năng của võng mạc không còn nữa. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Weill Cornell đã tạo ra võng mạc nhân tạo sở hữu chip có thể chuyển tín hiệu điện tử thành ánh sáng. Họ đã thử nghiệm thành công trên chuột. Khả năng nhìn của những con chuột thí nghiệm được phục hồi.
10. Ngón tay lưu trữ file số hóa
Chuyên gia lập trình người Phần Lan Jalava đã chế tạo một ngón tay giả có thể lưu trữ 2 GB kỹ thuật số. Ngón tay này có thể được cắm trực tiếp vào máy tính. Toàn bộ ngón tay có thể tháo ra khỏi bàn tay. Jalava còn muốn tiến thêm một bước nữa với hỗ trợ không dây. Vì vậy, về cơ bản ngón tay này có chức năng như một ổ đĩa flash có thể được gỡ bỏ tùy thích.
BS. Cẩm Tú/SKĐS