"Mình cần tuyển 4 bạn đi Sing chuyến này, từ 31/10 đến tối 3/11. Quyền lợi là được bao vé máy bay và trả công 3 triệu, không tính chi phí ăn uống và đi chơi. Xem như đây là dịp được đi Sing chơi với giá rẻ. Xếp hàng trong vòng 3 ngày, ban ngày chia nhau đi chơi, ban đêm về ngủ trước Apple Store", Trần Duy, một người chuyên kinh doanh đồ điện tử ở quận Phú Nhuận, TP.HCM viết trên Facebook.
Một nhóm người Việt xếp hàng trước của hàng của EpiCentre, đại lý ủy quyền của Apple ở Singapore để sớm mua được iPhone 7 trong năm ngoái. Ảnh: Duy Tín. |
Tương tự, trên một số diễn đàn chuyên mua bán của người Việt tại Singapore, số lượng các bài đăng thu mua lại iPhone X đủ các phiên bản cũng đã xuất hiện nhưng không tiết lộ giá mua vào. Trong khi đó, một số đầu mối rao giá iPhone X trong ngày 13/11 (hạn giao hàng cho những ai đặt trước qua mạng) bằng giá gốc cộng thêm 300 SGD (khoảng 5 triệu đồng). Nếu chờ đến ngày 28/11, mức chênh lệch giảm còn 80 SGD (1,3 triệu đồng).
Nguyễn Minh Vân, một người Việt đang sống ở Singapore, cho biết khả năng mua được iPhone X trong ngày đầu mở bán (3/11) khá khó khăn vì số lượng máy không cao. Vân cho biết các đầu mối bán sang tay tại Singapore trong ngày này ra giá 39-44,5 triệu đồng/chiếc cho bản 256 GB, nhưng hầu hết là màu trắng.
Vì Apple chưa có cửa hàng ở Việt Nam, và các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop... thường bán iPhone X trễ hơn thế giới cả tháng. Nên muốn có sớm iPhone X, fan táo khuyết ở Việt Nam phải tốn tiền bạc, công sức hơn nhiều so với các thị trường lớn.
" alt=""/>Người Việt thuê xếp hàng mua iPhone X ở Singapore giá 3 triệu/suấtTại nhà máy rộng 220.000 mét vuông của Oppo tại Đông Quản (Trung Quốc), có hơn 10.000 công nhân làm việc tại các khu hành chính, sản xuất và kiểm tra chất lượng. Quy trình sản xuất bắt buộc những nhân công làm việc trực tiếp với smartphone phải mặc trang phục chống tĩnh điện và đi qua phòng khử bụi trước khi vào khu sản xuất.
![]() |
Công nhân đang xem xét ở công đoạn cuối sản xuất chiếc R11 tại một nhà máy - Ảnh: Pocketnow |
Tương tự các nhà sản xuất khác, Oppo bắt đầu làm việc với bảng mạch in PCB và từ đó tạo ra bo mạch chủ - nơi chứa RAM, vi xử lý và bộ nhớ…, các thành phần quan trọng của smartphone.
Với kích thước bo mạch chủ trên smartphone ngày càng nhỏ dần đồng nghĩa với khâu sản xuất đòi hỏi các bước thực hiện tỉ mỉ hơn. Hãng cũng sử dụng robot trong quá trình lắp ráp, nhưng chúng vẫn được giám sát bởi con người để đảm bảo mọi thứ hoạt động theo yêu cầu.
Sự ra đời của một smartphone đòi hỏi rất nhiều công đoạn thực hiện và một lượng thời gian nhất định. Thông thường máy móc sẽ phụ trách sản xuất mạch và lắp ráp các thành phần của mạch, công nhân đảm nhiệm việc vận hành và kiểm tra bo mạch lần cuối trước khi đưa vào công đoạn tiếp theo. Đôi khi công nhân cần phải lắp thêm các linh kiện vào máy nếu cần thiết.
Trong phần phần lắp ráp smartphone, các công nhân sẽ lắp bảng mạch cùng với các chi tiết như máy ảnh, màn hình, cảm biến vân tay, pin… để hoàn thiện một chiếc điện thoại. Bước sản xuất này đòi hỏi rất cao về sự khéo léo và tập trung của nhân công trong từng thao tác.
Các bước kiểm tra chặt chẽ
Sau khi hoàn thành, chất lượng của smartphone sẽ được kiểm tra chặt chẽ bằng cả máy móc và con người để giảm thiểu tỉ lệ máy lỗi khi bán ra ngoài thị trường. Hãng không thể kiểm tra từng smartphone được sản xuất ra mà chọn một vài máy ngẫu nhiên trong lô hàng để kiểm tra quản trị chất lượng. Chỉ cần một sản phẩm không đáp ứng các tiêu chí cần thiết, toàn bộ lô hàng sẽ bị loại bỏ. Đồng thời, hoạt động sản xuất sẽ bị đình chỉ cho đến khi tìm ra nguyên nhân và hoàn tất việc sửa chữa.
Cứ khoảng 30.000 chiếc điện thoại thì bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ lấy ra ngẫu nhiên 100 máy để kiểm định về độ bền, độ cứng, sức chịu đựng với các môi trường khắc nghiệt…
" alt=""/>Oppo sản xuất và kiểm soát chất lượng smartphone thế nào?Với việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ, Pháp dự kiến thu về khoảng 500 triệu euro trong năm 2019.
![]() |
Châu Âu sẽ sớm áp thuế các tập đoàn công nghệ Mỹ |
Tuyên bố của Pháp đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu vẫn chưa thống nhất được về một quy định chung liên quan đến việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ Mỹ do lo ngại gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu. Việc đánh thuế này có thể khiến các nước châu Âu hứng chịu các biện pháp trả đũa từ Mỹ.
Hồi tháng Ba, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất quy định buộc các tập đoàn công nghệ phải đóng thuế một cách công bằng, trong đó có Google, Apple, Facebook và Amazon.
Theo đó, các công ty công nghệ có doanh thu lớn ở châu Âu sẽ phải đóng thuế 3% doanh thu từ các dịch vụ trực tuyến ở EU. Như vậy, tổng số tiền thuế thu được ước tính lên đến 5 tỷ euro. Tuy nhiên, trong kế hoạch mới, các tập đoàn công nghệ lớn sẽ chịu mức thuế 3% đối với doanh thu từ quảng cáo.
Ngày 4/12 vừa qua, khi các bộ trưởng tài chính EU nhóm họp tại Brussels, Pháp và Đức cũng tiếp tục làm nóng vấn đề áp thuế với các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Hải Nguyên (tổng hợp)
iPhone là sản phẩm của Apple, một công ty Mỹ. Tuy vậy, nhiều khả năng các mẫu máy của Táo khuyết cũng sẽ trở thành nạn nhân từ chính sách thuế mới của chính phủ nước này.
" alt=""/>Google, Facebook, Apple và Amazon sẽ sớm bị Pháp đánh thuế