Bộ TT&TT đề xuất quản lý và sử dụng KOL tại Việt Nam
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1 -
Albania đóng cửa hệ thống chính phủ điện tử sau cuộc tấn công mạng dữ dội1.225 dịch vụ công tại Albaniaa chuyển sang hình thức trực tuyến từ 1/5. (Ảnh: Albaniaandailynews) Truyền thông trong nước đưa tin vụ tấn công mạng bị phát hiện ngày 15/7, có một số điểm tương đồng với các vụ tấn công xảy ra tại Ukraine và Đức. AKSHI đang phối hợp với bộ phận phản ứng của Microsoft, tập đoàn Jones Group và các hãng công nghệ trong nước để xác định sự cố và sao lưu mọi thứ, khởi chạy sớm nhất có thể.
Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Albania trấn an công dân rằng dữ liệu của họ vẫn an toàn và đã được sao lưu. Các hệ thống sẽ được xác minh lần lượt trước khi trở lại trên mạng.
Hiện tại, những hệ thống này vẫn chưa hoạt động. Hai năm vừa qua, Albania cũng gặp phải một vài sự cố bảo mật lớn. Tháng 12/2021, Thủ tướng Edi Rama phải xin lỗi người dân vì vụ rò rỉ hồ sơ cá nhân từ một cơ sở dữ liệu quốc gia. Chúng bao gồm mã số căn cước công dân, thông tin việc làm và mức lương của khoảng 637.000 người. Tháng 4/2021, sự cố tương tự cũng xảy ra, làm lộ căn cước của người dân ngay trước khi bầu cử quốc hội.
Năm nay, ghi nhận mã độc gia tăng đột biến trên toàn cầu. Chẳng hạn, hàng trăm máy tính tại Ukraine bị nhiễm mã độc xóa dữ liệu vào đầu năm. Tháng 4, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo hạ tầng quan trọng nên sẵn sàng trước các cuộc tấn công mạng do các tổ chức tội phạm đang nhằm vào những mục tiêu nước ngoài.
Vụ tấn công Albania dường như khá giống với vụ tấn công đã hạ gục hệ thống công nghệ thông tin của Deuthsche Windtechnik tháng 4. Dù các turbine gió của công ty này không bị thiệt hại, phải mất vài ngày để hoạt động khôi phục bình thường.
Oliver Pinson-Roxburgh, CEO Defense.com, nhận xét, vụ tấn công mạng quy mô lớn làm tê liệt dịch vụ trực tuyến của chính phủ Albania cho thấy nguy cơ của thế giới kỹ thuật số và kết nối. Ông cho rằng mục tiêu của cuộc tấn công là làm gián đoạn hoạt động của đất nước hơn là động cơ tài chính. Các dịch vụ thiết yếu mà người dùng Albania đang sử dụng từ y tế đến thuế, đều bị ảnh hưởng và đặc biệt gây tổn thương cho nhóm người yếu thế.
Hạ tầng số của cả một quốc gia cũng có thể bị tấn công là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp. Những cuộc tấn công như vậy sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi bất kỳ thứ gì truy nhập hệ thống, áp dụng cách tiếp cận phòng thủ chuyên sâu, kết hợp giữa giám sát và đào tạo nhân viên.
Du Lam (Theo The Register, Security Affairs)
Tránh lộ lọt thông tin, chuyên gia khuyến nghị không chuyển dữ liệu chưa mã hóa qua Internet
Bật mã hóa toàn bộ ổ đĩa trên tất cả thiết bị, không chuyển dữ liệu chưa được mã hóa qua Internet và xóa dữ liệu nhạy cảm khi không cần dùng là những khuyến nghị của chuyên gia Kaspersky để bảo đảm an toàn, tránh lộ lọt dữ liệu.
"> -
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019 – 2020. Hàng nghìn sinh viên ở TP.HCM bị cho thôi học mỗi nămTheo đó, có 438 sinh viên dự kiến bị buộc thôi học. Trong số này, có 257 sinh viên hệ đại học và 181 sinh viên hệ cao đẳng.
Ngoài ra, còn có hơn 1.100 sinh viên khác thuộc diện dự kiến bị cho thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường. Trong số này, có 251 sinh viên hệ cao đẳng và 852 sinh viên hệ đại học. Trường cũng cảnh báo học vụ lần 1 với 367 sinh viên và cảnh báo học vụ lần 2 với 518 sinh viên khác.
Trường ĐH Luật TP.HCM mới đây cũng cảnh báo hơn 270 sinh viên có thể bị buộc thôi học.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tốt nghiệp (Ảnh: HCMUT) Đầu tháng 10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo dự kiến buộc thôi học 41 sinh viên và cảnh báo 759 sinh viên khác.
Trước đó, vào tháng 9, Trường ĐH Sài Gòn cũng thông báo xét tạm dừng học, cảnh báo rèn luyện, buộc thôi học với gần 1.000 sinh viên.
Còn tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, 975 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 458 sinh viên khác bị buộc thôi học sau học kỳ I năm học 2019 – 2020. Sang học kỳ II, tuy số lượng có giảm nhưng vẫn có hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 260 sinh viên bị buộc thôi học.
Ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, 457 sinh viên bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, trường này cũng cảnh báo học vụ 921 sinh viên.
“Rơi rụng” cao nhất tới 25% sinh viên mỗi khóa
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho hay số sinh viên bị buộc thôi học năm 2020 của trường thấp hơn rất nhiều so với các năm 2015, 2016. Những năm này, số sinh viên bị "đuổi" học lên đến gần 2.000 em.
Theo ông Sơn, mỗi khóa trường tuyển khoảng 3.500 sinh viên. Tính chung, tỷ lệ sinh viên bị "rơi rụng" vì nghỉ học, học không đạt…hay vi phạm kỷ luật, bỏ học là khoảng 10%.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Phòng truyền thông, cho biết mỗi năm có khoảng 5% sinh viên của trường nghỉ học, bao gồm cả trường hợp bị buộc thôi học lẫn các trường hợp tự nghỉ học.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, số sinh viên bị “rơi rụng” hàng năm không đáng kể, khoảng 1-2%. Đây là những sinh viên bị đuổi học, bỏ học, hoặc cảnh báo học vụ nhiều lần dẫn tới buộc thôi học.
Còn ở Trường ĐH Nha Trang, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết tỉ lệ này ở trường là khoảng 10%.
Theo PGS Nguyễn Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tỷ lệ sinh viên ra trường của Bách khoa chỉ còn khoảng 70-75% tổng số sinh viên đầu vào mỗi khóa.
"Con số này nghe có thể sốc nhưng đây là mức trung bình, ở một số trường thậm chí có tới 30- 40% sinh viên bị "rụng" trong quá trình đào tạo" - ông Thắng nói.
Lê Huyền
TLĐ nói gì về việc chậm cấp bằng ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
Gần 2.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng dự kiến sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào cuối tháng 11. Tuy nhiên, việc này đã bị hoãn lại.
"> -
Điều quan trọng nhất ở trường mầm non hoàng gia của Anh mở trên đất MỹTới thăm Wetherby-Pembridge vào một ngày ấm áp, chúng tôi gặp bà Kate Bailey (trái) – hiệu trưởng của trường. Bà đã đưa chúng tôi đi tham quan một vòng.
Ngay lập tức, chúng tôi nhận ra bộ đồng phục truyền thống dành cho học sinh. Các bé gái mặc váy kẻ sọc xám, còn các cậu bé mặc áo khoác màu xám. Bên trong áo khoác là chiếc áo polo và có thắt nơ cổ với học sinh mẫu giáo.
Phía sau cánh cổng là một tiền sảnh dẫn vào cánh cổng thực sự của trường. Một khoảng sân yên bình bên trong hoàn toàn tách biệt với sự ồn ào của con đường phía ngoài.
Tòa nhà này vốn là một ngôi biệt thự được xây dựng vào năm 1913 bởi kiến trúc sư người Mỹ có nhiều ảnh hưởng – Ogden Codman.
Codman “muốn biến con phố số 96 giữa đại lộ Fifth và Madison thành một dãy nhà thanh lịch mang phong cách của Paris” và căn nhà riêng của ông cũng không ngoại lệ. Ông đã thiết kế tòa nhà theo phong cách "Beaux-Arts", được truyền cảm hứng bởi quãng thời thơ ấu sinh sống ở Paris của ông – hiệu trưởng Bailey cho biết.
Trường mở cửa lúc 8 giờ 30 phút mỗi sáng.
Bảo vệ của trường – ông Warner chào đón chúng tôi và đưa cho chúng tôi chiếc huy hiệu an ninh.
Tầng đầu tiên của trường là các lớp nhà trẻ và tiền mầm non (prekindergarten). Khi tới bậc mầm non (kindergarten), trẻ sẽ được chia lớp theo giới tính với chương trình giảng dạy chính.
Chúng tôi vào một lớp tiền mầm non – nơi bọn trẻ đang chơi với những chiếc chuông theo tiếng đếm của giáo viên âm nhạc.
Wetherby-Pembridge dạy theo chương trình của Anh.
“Trẻ được tiếp xúc với chữ cái, ngữ âm và chữ số sớm hơn các trường của Mỹ một chút” – bà Bailey nói.
Ngoài chương trình chính, tất cả trẻ trong trường còn có các lớp học âm nhạc và tiếng Tây Ban Nha.
Trường rất tập trung vào việc truyền tải các truyền thống và cách cư xử theo phong cách Anh.
“Có 3 giá trị được nhà trường nhấn mạnh, đó là: sự tôn trọng, khả năng phục hồi và tinh thần trách nhiệm”.
Tuy vậy, cách cư xử có thể là khía cạnh độc nhất của văn hóa Wetherby-Pembridge. Trường dạy bọn trẻ sử dụng thường xuyên những từ như “please” (làm ơn), “thank you” (cảm ơn) và”good morning” (chào buổi sáng).
Khi chúng tôi bước lên tầng trên, bà Bailey giải thích lý do tại sao trường lại chia trẻ mầm non theo giới tính từ rất sớm như vậy.
Wetherby-Pembridge tin rằng bọn trẻ sẽ học được tốt nhất trong những lớp học phân chia giới tính và bà hiệu trưởng đã đưa ra những kết quả thu nhận được từ các trường ở Anh để củng cố lập luận này.
Đây là ngôi trường duy nhất chia lớp theo giới tính ở Manhattan theo những gì bà Bailey biết.
Những đứa trẻ hiếu động chạy lên cầu thang và chạy dọc hành lang.
Bọn trẻ được xả hết năng lượng của mình trong những chuyến thăm công viên trung tâm ở ngay bên kia đường, được tổ chức hằng tuần. Trẻ cũng được học bơi và học thể dục ở một địa điểm khác trên phố 92.
Mặc dù trường có nguồn gốc từ Anh, song phần lớn các gia đình có con học ở Wetherby-Pembridge đều là người Mỹ. Chỉ một số gia đình gốc Anh ở đây, còn phần lớn là người New York.
Tuy nhiên, các giáo viên dạy chính đều được đào tạo từ Anh.
Phòng ăn chính chưa hoàn thành, nên bọn trẻ vẫn đang ăn trong một phòng tạm. Khi phòng ăn chính hoàn thành, trẻ sẽ được ăn bằng đồ sứ và bạc thật “để cảm nhận được đúng sự thanh lịch”.
Trẻ sẽ ăn theo “mô hình gia đình” và sẽ được học những phép tắc, lễ nghi trên bàn ăn ngay từ lúc này. Đồ ăn sẽ được dọn ra từng món một, và bọn trẻ biết rằng món đầu tiên phải được ăn hết trước khi chuyển sang món tiếp theo.
Chúng “đáp ứng rất tốt với điều đó” – bà hiệu trưởng nói. Bà cũng lưu ý rằng điều này giúp trẻ phát triển khẩu vị của mình.
Tiếp theo, chúng tôi vào thư viện của trường.
Bà Bailey giải thích rằng, quá trình nộp đơn vào Wetherby-Pembridge “lấy trẻ làm trung tâm”.
Trẻ được đưa vào để chơi trước khi nhà trường gặp gỡ phụ huynh, và quyết định cuối cùng dựa vào từng đứa trẻ.
Có khoảng 15 trẻ trong mỗi lớp nhà trẻ và tiền mầm non, khoảng 20 bé gái hoặc bé trai ở mỗi lớp mầm non. Trường dự kiến sẽ duy trì quy mô lớp học như vậy trong tương lai, vì thế những suất trống của trường sẽ được xác định vào mỗi năm học tùy theo số lượng trẻ tiếp tục ở lại trường.
Điểm dừng cuối cùng của chúng tôi với bà Bailey là văn phòng của bà – nơi bà đã giải thích tại sao ngôi trường này là sản phẩm của sự kết hợp giữa văn hóa Mỹ, văn hóa Anh và là sản phẩm của học tập dựa trên thực tiễn.
Ví dụ như, việc học tiếng Anh có thể khiến nhiều người Mỹ nhớ tới “Harry Potter”. Học sinh ở đây khi vào trường sẽ được phân vào một trong 3 “nhà” có tên là: Braeburn, McIntosh, và Russet.
Trẻ phát triển niềm tự hào riêng của mình ở trong mỗi “nhà”, cũng như cạnh tranh với học sinh ở những “nhà” khác về điểm số cũng như các giải thưởng.
“Nó thực sự là cuộc hôn nhân tốt nhất giữa văn hóa Anh và văn hóa Mỹ” – bà Bailey nói.
- Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)