Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Bình Định, ngoài 2 trường ĐH Quy Nhơn, ĐH Quang Trung và một số trường cao đẳng, từ năm 2022, Trường ĐH FPT phân hiệu Quy Nhơn đã chính thức đi vào hoạt động với định hướng đào tạo chuyên sâu về AI.
Đây là cơ sở thứ 5 của ĐH FPT trên cả nước, sau 4 thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ). Đặc biệt, Trường ĐH FPT phân hiệu Quy Nhơn đang đào tạo 4 chuyên ngành về công nghệ thông tin, gồm: AI, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, thiết kế mỹ thuật số.
Ông Vũ Hồng Chiên, Trưởng bộ môn AI Trường ĐH FPT phân hiệu Quy Nhơn, cho hay: “Trường đang đào tạo chuyên ngành về AI. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao để hỗ trợ tỉnh hiện thực hóa dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo -Đô thị phụ trợ tại Bình Định trong tương lai gần”.
Ngoài ra, toàn tỉnh có 159/159 xã, phường, thị trấn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng tại 1.176 thôn/xóm với 4.353 người tham gia. Tổ công nghệ số cộng đồng đã ra quân tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân mở tài khoản dịch vụ công, tài khoản VNeID, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt; mua bán trên sàn thương mại điện tử…
Dữ liệu số là 1 trong 4 khía cạnh thể hiện thành quả chuyển đổi số của tỉnh. Ông Trần Kim Kha - Giám đốc Sở TT&TT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, cho biết: Theo quan điểm quản trị “cái gì không đo lường được thì không quản lý được”, thời gian qua, tỉnh đã phối hợp cùng DN công nghệ đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh.
Nhiều cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, như cơ sở dữ liệu dân cư, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, giải quyết thủ tục hành chính, phòng chống thiên tai, giao thông... được cập nhật. Các kho dữ liệu chuyên ngành và kho dữ liệu dùng chung đã được ứng dụng, phân tích, hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định điều hành, quản lý.
Tỉnh đang tập trung xây dựng nền tảng số trên diện rộng, trong đó các lĩnh vực ưu tiên là y tế, giáo dục, kinh tế biển, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng…, xây dựng dữ liệu số với các yếu tố cốt lõi “đúng, đủ, sạch, sống”...
Đó là cơ sở vững chắc để Bình Định xóa bỏ những yếu tố bất lợi vốn có của một tỉnh miền Trung, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trở thành một trong những trọng điểm kinh tế, trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực…
TheoTRỌNG LỢI (Báo Bình Định)
" alt=""/>Dấu ấn hành trình chuyển đổi số tại Bình Định đã đạt nhiều kết quả nổi bậtTuy nhiên, mọi sự háo hức của Hậu đều tan biến khi Úc quyết định tiếp tục đóng cửa thêm 2 tuần vì biến chủng mới Omicron. Do đó, cậu phải hủy bỏ kế hoạch, chấp nhận mất thêm tiền đổi vé để chờ tới ngày Úc mở cửa trở lại.
“Thực tế ở thời điểm sau đó, mỗi tuần chỉ có 1 chuyến bay qua Úc. Em liều đặt vé vào ngày 14/12 dù dự kiến tới ngày 15/12, Úc mới mở cửa. Đến ngày 13/12, chờ đợi mãi em vẫn chưa thấy thông tin chính thức nào từ phía Chính phủ. Dù rất lo sợ nhưng em vẫn từ Cần Thơ lên TP.HCM để test Covid-19. May mắn, Úc mở cửa trở lại đúng như đã hứa, cảm xúc của em như vỡ òa”, Hậu chia sẻ.
Hậu cho biết, cậu từng ước mơ được đi du học Úc từ lâu. Nhưng vì dịch Covid-19, ước mơ ấy phải tạm hoãn lại. Cậu đã theo học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đến nay đã là năm thứ 3.
“Cũng vì lý do ấy, dù phải tới cuối tháng 2/2022, học kỳ 1 mới bắt đầu, nhưng em không thể chờ đợi thêm nữa mà đã quyết định đi ngay. Một điều may mắn, chỉ 1 tuần sau khi em qua Úc, thành phố Sydney đã tạm ngừng đón sinh viên quốc tế trở lại. Hay lúc em vừa qua, Singapore đã hủy các chuyến bay quá cảnh tại đây trong vòng 1 tháng sau đó”.
Hậu và các bạn sau khi đáp chuyến bay từ Melbourne đến Brisbane, chuẩn bị đi cách ly tại Úc.
Bữa trưa của du học sinh Việt trong khu cách ly.
Hiện tại, Hậu vẫn chưa thể đến thành phố Perth, bang Tây Úc như dự định do phải tới 5/2, thành phố này mới mở cửa. Cậu cùng 3 du học sinh người Việt khác đang “mắc kẹt” tại thành phố Brisbane, bang Queensland.
“May mắn, có thêm một vài người bạn đồng hành trong chuyến bay đã khiến em vơi bớt cảm xúc buồn bã hay nhớ nhà. Chúng em sẽ đón Tết cổ truyền Việt Nam cùng nhau, tại một thành phố xa lạ nhưng đầy mới mẻ”.
Hậu cũng chia sẻ thêm, hiện tại, ở mỗi thành phố sẽ có một quy định cách ly khác nhau. Do đó, du học sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin về nơi mình sắp đến. Ví dụ, một số thành phố lớn như Sydney, Melbourne chỉ cần yêu cầu cách ly 3 ngày, nhưng tại bang Queensland lại yêu cầu cách ly tới 14 ngày.
“Tìm hiểu kỹ những điều này sẽ giúp du học sinh tránh được những rắc rối không đáng có. Giống như chúng em, khi tới thành phố Brisbane, bang Queensland sẽ phải cách ly 14 ngày với mức chi phí là 2.100 AUD/ người. Do đó, mỗi người cần phải chuẩn bị khoảng 6.500 – 7.000 AUD trong lần bay cuối tháng 1 này, tránh trường hợp phải cách ly dài hay gặp những rủi ro khác”.
Cũng giống như Hậu, khi những người bạn theo học tại Mỹ, Canada,… đã lên đường du học từ lâu, Vũ Thành Long (Quảng Ninh) lại đứng ngồi không yên. Trước đó, Long từng là du học sinh tại ĐH Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Moscow, Liên Bang Nga). Sau đó, cậu quyết định sẽ học chuyển tiếp sang ĐH Công nghệ Queensland (Úc) bắt đầu từ tháng 7/2021.
Suốt 1 kỳ phải học online tại Việt Nam, Long rất mong chờ thông tin chính thức về việc mở cửa trở lại từ phía Chính phủ Úc. Đến tháng 11, khi nghe thông tin Úc sắp mở cửa, Long đã lập tức đặt chuyến bay vào ngày 26/12.
“Quả thực, em không thích việc phải học online. Các bạn của em tại Úc trong học kỳ vừa qua vẫn được đi học trực tiếp. Những du học sinh như chúng em đã phải đóng rất nhiều tiền cho trường, do vậy cũng mong muốn được trải nghiệm cơ sở vật chất của trường lớp hay được kết nối trực tiếp với bạn bè, thầy cô.
Vì thế, em đã không do dự mà đặt vé sang luôn dù đến cuối tháng 2, kỳ học mới bắt đầu. Em sợ rằng nếu chần chừ, sẽ không thể bay sang Úc được nữa”, Thành Long chia sẻ.
Vũ Thành Long đang là sinh viên tại ĐH Công nghệ Queensland (Úc).
Để chuẩn bị cho chuyến bay, Thành Long cho biết, du học sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như giấy xét nghiệm Covid-19 PCR tại các bệnh viện được quốc tế công nhận, có hiệu lực 72 giờ cho đến khi đặt chân đến nước Úc; giấy chứng nhận đã hoàn thành 2 mũi Covid-19 đã dịch và công chứng; tờ khai nhập cảnh,… Ngoài ra, theo quy định, du học sinh sau khi nhập cảnh sẽ phải xét nghiệm lại Covid-19 ngay trong vòng 24 giờ đặt chân tới Úc.
“Ở thời điểm hiện tại, một số bang đã cho phép sử dụng kết quả test nhanh. Do đó, nếu tới Úc, du học sinh nên chủ động mang theo kit test nhanh và tự kiểm tra tại nhà. Bởi lẽ như ở nơi em đang sống, các kit test nhanh đều bị cháy hàng, không thể mua được”, Long nói.
Cũng phải học online ở Việt Nam kể từ tháng 7/2021, Võ Huyền Trang, sinh viên năm nhất ngành Thương mại, ĐH Macquarie (Sydney, New South Wales) mong chờ từng ngày để được bay tới Úc. Sau 2 lần hoãn/ đổi chuyến bay, đến ngày 16/12, Trang là một trong những du học sinh đầu tiên quay trở lại Úc sau thời gian dài đóng cửa biên giới.
“Trước đó, trường của em có gửi thông báo và khảo sát sinh viên về mức độ sẵn sàng quay trở lại trường. Thời điểm ấy, cũng có những chuyến bay ưu tiên, nhưng những sinh viên năm nhất như chúng em không thuộc trong diện đó, do trường ưu tiên các anh chị học năm cuối hoặc những ngành đặc thù cần đi thực tập.
Đến khi có thông báo mở cửa trở lại, em đã xin bố mẹ cho được bay ngay. Thời gian đầu, mọi thủ tục, yêu cầu cũng khắt khe hơn. Những du học sinh sau khi nhập cảnh sẽ phải test Covid-19 ngay trong ngày đầu tiên. Ngoài ra, đến ngày thứ 3 và ngày thứ 6 sẽ phải test thêm một lần nữa”, Trang nói.
Huyền Trang khi vừa tới Úc
Thay vì ở lại Việt Nam ăn Tết cùng gia đình, năm nay, Trang lựa chọn ăn Tết xa nhà. Mặc dù vậy, nữ sinh Hà Nội cho rằng, 1 tháng này sẽ là thời gian để cô có thể trải nghiệm cuộc sống tại Úc trong lúc đợi học kỳ tiếp theo.
“Em rất hào hứng chờ tới ngày được tới trường để gặp gỡ thầy cô, bạn bè và trải nghiệm tất cả dịch vụ mà bố mẹ đã trả tiền để cho mình có được những trải nghiệm ở nơi đất khách quê người”, Trang cho hay.
Thúy Nga
Nếu năm 2016, Việt Nam là điểm đến đứng thứ 8 thì năm 2019, Việt Nam đứng thứ 4/40 điểm đến cho các khóa học và thực tập ngắn hạn của sinh viên Úc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
" alt=""/>Chuẩn bị bay khi Úc mở cửa đón sinh viên quốc tếĐây là một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất trong nước và củng cố nỗ lực của quốc gia Nam Á để trở thành một trung tâm lớn trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.
New Delhi đã phê duyệt hồ sơ xin trợ cấp của 27 công ty, bao gồm Dell, HP và AsusTek Computer, theo chương trình PLI.
Chương trình bao trùm các hoạt động lắp ráp máy tính cá nhân để bàn và máy tính xách tay (PC), máy tính bảng và phần cứng công nghệ khác trong nước.
"23 trong số 27 hồ sơ được phê duyệt đã sẵn sàng sản xuất ngay bây giờ",Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Đường sắt, Truyền thông, Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết. "Bốn công ty sẽ bắt đầu trong 90 ngày tới”.
Trong khi đó, nhà thầu Luxshare của Apple phủ nhận thông tin họ từ bỏ thỏa thuận trị giá 330 triệu USD ở Ấn Độ, khẳng định công ty "chưa bao giờ đưa ra quyết định đầu tư như vậy".
Ấn Độ hy vọng các công ty được phê duyệt theo chương trình PLI sẽ trực tiếp tạo ra 50.000 việc làm và gián tiếp thêm khoảng 150.000 việc làm, dựa trên tổng vốn đầu tư 360 triệu USD, theo tuyên bố của chính phủ.
Giá trị ước tính của sản xuất phần cứng công nghệ thông tin sẽ đạt 42 tỷ USD.
Năm ngoái, nhà chức trách cũng phê duyệt hồ sơ sản xuất điện thoại thông minh, cung cấp ưu đãi cho Foxconn Ấn Độ.
Chương trình PLI gắn liền với chiến dịch “Make In India” khởi xướng năm 2014 của Thủ tướng Narendra Modi. Nó cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới đang đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế khi ngày càng nhiều hãng tìm cách đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Không chỉ muốn biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao mới, New Delhi còn đặt mục tiêu giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thắt chặt sự giám sát của chính phủ đối với các công ty Trung Quốc hoạt động trên thị trường.
Lenovo được cấp duyệt trong bối cảnh các hãng công nghệ Trung Quốc khác gặp nhiều rắc rối ở Ấn Độ. Tháng 10, bốn giám đốc của Vivo, trong đó có một công dân Trung Quốc, bị Tổng cục Thực thi pháp luật Ấn Độ bắt giữ (ED) với cáo buộc vi phạm thị thực và trốn thuế.
Chính quyền Ấn Độ đột kích hàng chục văn phòng của Vivo trên khắp đất nước vào tháng 7/2022 vì nghi ngờ rửa tiền. Nhà chức trách cũng hành động tương tự với Xiaomi và Huawei.
Xiaomi đang tham gia vào một cuộc chiến pháp lý với chính quyền Ấn Độ để giải phóng khoảng 670 triệu USD tiền quỹ bị tịch thu từ công ty con vào tháng 4 năm ngoái, vì cáo buộc vi phạm ngoại hối.
ED, cơ quan chịu trách nhiệm chống tội phạm tài chính, cáo buộc Xiaomi Ấn Độ thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền đáng ngờ trong những năm qua cho ba thực thể nước ngoài.
Tòa án Tối cao Ấn Độ hồi tháng 4 bác bỏ lời cầu xin của Xiaomi để chính phủ trả lại số tiền bị tịch thu.
Trong khi cũng đang đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc, Luxshare - nhà cung cấp AirPods lớn của Apple vừa giành được đơn đặt hàng iPhone 15 và thiết bị thực tế hỗn hợp Vision Pro – lại mở rộng hoạt động sản xuất theo hợp đồng tại Việt Nam, không phải Ấn Độ.
Đầu tháng này, Luxshare được chấp thuận đầu tư thêm 330 triệu USD tại một nhà máy ở tỉnh Bắc Giang, nâng tổng vốn đầu tư của công ty lên 504 triệu USD tại Việt Nam.
Công ty sẽ sản xuất cáp cho thiết bị viễn thông, bút cảm ứng, thẻ định vị thông minh và đồng hồ thông minh ở đây.
(Theo SCMP)
Thêm một tập đoàn Ấn Độ nhảy vào sản xuất iPhoneTập đoàn Ấn Độ Tata Group sẽ bắt đầu sản xuất iPhone của Apple trong nước sau khi mua lại một nhà máy của nhà thầu Wistron (Đài Loan, Trung Quốc)." alt=""/>Ấn Độ duyệt trợ cấp cho hàng chục công ty sản xuất điện tử