| ||
Tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó của Việt Nam? Đó là công nghệ. Cuộc cách mạng số, và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải quyết những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam, với những vấn đề của mình, chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu.
Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Và cũng từ đó, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường. Đây là lần đầu tiên, chúng ta tổ chức Diễn đàn ở tầm Quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan đến tương lai, vận mệnh Việt Nam, đó là chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình.
Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.
Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài, khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Chiếc nỏ thần Việt Nam sẽ chỉ có thể do người Việt Nam làm ra. Trên thế giới, hầu hết các công ty công nghệ đều có mảng công nghiệp quốc phòng. Báo chí Việt Nam gần đây có nói đến một start-up công nghệ của Trung Quốc, Cty LinkSpace, công ty tư nhân đầu tiên sản xuất tên lửa đẩy tái sử dụng. Được thành lập năm 2014 bởi những kỹ sư trẻ dưới 30 tuổi. Tại sao các kỹ sư trẻ Việt Nam lại không thể làm điều tương tự ?
Ngày nay, bất kỳ công ty nào, dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, đều liên quan đến công nghệ. Các công ty sẽ không thể sản xuất và marketing hiệu quả nếu không sử dụng công nghệ, nhất là các công nghệ mới. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới. Các công ty công nghệ, dù là phát triển công nghệ hay sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như là dịch vụ, là nhân tố quan trọng nhất để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Chính vì thế mà phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số 1.
Muốn có các doanh nghiệp công nghệ thì việc tạo ra thị trường có lẽ là quan trọng nhất. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia, nếu chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là cho giai đoạn đầu, để sinh ra các công ty công nghệ. Chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội, cũng sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia - Digital Vietnam, nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số. Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường số. Bởi vậy mà chuyển đổi số được coi là tiền đề cho đổi mới sáng tạo diễn ra rộng khắp.
Nói đến công nghệ là nói đến nhân tài. Người Việt Nam chúng ta thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể. Lại có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây. Cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox: Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những ‘đặc khu công nghệ’, ‘đặc khu đổi mới sáng tạo’, với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét. Đối với người tài xuất sắc thì điều đầu tiên là được sáng tạo, có thách thức, thách thức càng lớn càng lôi cuốn họ. Diễn đàn sẽ lắng nghe những đề xuất để Việt Nam có thể thu hút nhân tài toàn cầu.
Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ở các lĩnh vực dịch vụ, như thương mại, bất động sản, tài chính..., đã thành công, có qui mô thị trường, có nguồn lực về tài chính và quản trị, có tinh thần khởi nghiệp, cần phải đầu tư vào phát triển công nghệ, công nghiệp, hình thành lên các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có qui mô lớn. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà đây là trách nhiệm đối với đất nước, đối với sự hưng thịnh của đất nước, nhưng cũng là cho tương lai của chính những công ty này. Chúng ta đã từng nghe một số công ty dịch vụ của Việt Nam tuyên bố chiến lược mới về một tập đoàn công nghệ, công nghiệp và thương mại dịch vụ, như Viettel, Vingroup, VNPT, v.v... Nhiều quốc gia đã hoá rồng về cơ bản là trên nền tảng của một số tập đoàn công nghệ lớn. Chính phủ sẽ xem xét việc tạo điều kiện để phát triển một số tập đoàn công nghệ lớn.
Đổi mới sáng tạo thì không thể không nói đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - những start-up. Đó là những khởi nghiệp với sản phẩm, giải pháp thực sự mới mẻ, tạo ra sự bất ngờ đáng kinh ngạc và cực kỳ hữu dụng. Những khởi nghiệp này sẽ nhanh chóng có qui mô toàn cầu. Diễn đàn của chúng ta sẽ nghe những kinh nghiệm quốc tế, những kinh nghiệm của người Việt trong nước và người Việt trên toàn thế giới, về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái start-up, để từ đó có những khuyến nghị cho Việt Nam.
Nhưng Việt Nam chúng ta cũng rất cần các khởi nghiệp công nghệ, và cần rất nhiều những khởi nghiệp công nghệ này. Cần thiết hơn và cũng khả thi hơn. Đó là những công ty khởi nghiệp, bước đầu là sử dụng công nghệ của nhân loại để phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ công nghệ cho các công ty khác đổi mới công nghệ. Để rồi bước tiếp theo sẽ là phát triển công nghệ. Chính những công ty công nghệ qui mô nhỏ này sẽ tạo lên một cuộc cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Việt Nam luôn thành công khi phát động được toàn dân. Và cũng chính từ hàng chục, hàng trăm ngàn những khởi nghiệp công nghệ này sẽ hình thành lên một số người khổng lồ công nghệ Việt Nam.
Chúng ta cũng cần một quĩ để phát triển công nghệ Việt Nam. Sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn khi đây là một quĩ của toàn dân Việt Nam, của người Việt Nam trên toàn cầu. Việt Nam cường thịnh là khát vọng toàn dân, và Quĩ phát triển công nghệ Việt Nam là để hiện thực hoá khát vọng đó, bởi vậy nên là một quĩ toàn dân, do toàn dân đóng góp và do chính người dân sẽ giám sát sự vận hành của Quĩ. Mô hình vận hành quĩ thì có thể học tập từ một số quốc gia khác đã thành công với quĩ này.
Ngoài việc tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, lần đầu tiên chúng ta cũng đề xuất một số giải pháp về tạo thêm thách thức để cho doanh nghiệp phát triển. Trong không ít trường hợp, khó khăn và thách thức lại là nhân tố chính tạo nên những doanh nghiệp hàng đầu. Diễn đàn sẽ đề xuất việc Chính phủ đặt ra những tiêu chuẩn không ngừng cao hơn cho các sản phẩm Việt Nam, để từ đây các doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ.
Chúng ta đang và sẽ sống trong kỷ nguyên số, kéo dài hàng trăm năm. Một đất nước hoá rồng cũng phải mất nhiều thập kỷ. Sự chuyển đổi lớn nhất là sự chuyển đổi của tất cả mọi người trong xã hội đó. Và đó là câu chuyện của giáo dục, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học và đến môi trường học cả đời. Trong số rất nhiều đổi mới giáo dục thì có lẽ dạy ICT và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông. Gần đây, người ta nói đến mỗi người phải biết đến 3 ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì văn hoá, ngôn ngữ tiếng Anh để hội nhập quốc tế, và ngôn ngữ IT để giao tiếp với máy móc. Và tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục, mà trước mắt và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT, vào giáo dục. Nơi ứng dụng công nghệ đầu tiên nên và rất nên là giáo dục. Và những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là các doanh nghiệp công nghệ giáo dục.
Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về Make in Vietnam, lần đầu tiên bàn sâu về một câu chuyện quá lớn và quá mới của đất nước, chúng ta sẽ không thể kỳ vọng giải quyết được hết các vấn đề. Đây sẽ là một quá trình học hỏi không ngừng, điều chỉnh không ngừng. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau nhiều lần hơn nữa. Nhưng hôm nay là một ngày quan trọng, bởi chúng ta đặt ra một khát vọng, một tầm nhìn, và chúng ta nhìn thấy phần đầu của con đường đi, và đặc biệt, chúng ta có niềm tin vào tương lai Việt Nam, niềm tin vào công nghệ, vào sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và vai trò của nó trong sự cường thịnh của đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
“Các mạng xã hội Việt Nam thế hệ mới phải là sản phẩm của làn sóng Internet thứ ba, cam kết hợp tác và chia sẻ lợi ích với người dùng, phát triển đồng hành với lợi ích của người dùng."
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in VietnamDấu mốc quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Quốc phòng
Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng vừa được Bộ này chính thức khai trương tại địa chỉ tại địa chỉ dichvucong.mod.gov.vn vào chiều ngày 16/4.
Được xây dựng đáp ứng các quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trang dichvucong.mod.gov.vn là nơi cung cấp trực tuyến các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, kịp thời.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, trang dichvucong.mod.gov.vn cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 29 thủ tục hành chính trên 6 lĩnh vực, bao gồm: báo chí, quản lý vật liệu nổ quốc phòng, mật mã dân sự, chính sách quân đội, quản lý CNTT và chứng thực điện tử.
Trên trang dichvucong.mod.gov.vn, Bộ Quốc phòng cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 29 thủ tục hành chính trên 6 lĩnh vực. |
Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trên mạng Internet.
Đây là địa chỉ tin cậy để người dân, doanh nghiệp giao dịch với các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng trên môi trường điện tử. Đồng thời, Cổng này cũng là một kênh theo dõi, giám sát để nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Cũng theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, phát biểu tại lễ khai trương, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: "Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng chính thức đi vào hoạt động là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu lấy người dân là trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan, đơn vị".
Bộ Quốc phòng cung cấp 22 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
Đáng chú ý, số liệu trên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng cho thấy, trong 282 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Quốc phòng, hiện đã có 18 thủ tục được cung cấp trực tuyến mức 3 và 4 thủ tục được cung cấp trực tuyến mức 4 – mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.
Cả 4 thủ tục hành chính được Bộ Quốc phòng cung cấp trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công của bộ đều thuộc lĩnh vực chứng thực điện tử, đó là:Thủ tục cấp mới chứng thư số cơ quan, tổ chức; thủ tục cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; thủ tục cấp mới chứng thư số cho cá nhân; thủ tục gia hạn chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước.
Nghị định 130 năm 2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng) là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Theo số liệu của cơ quan này, tính đến giữa năm ngoái, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã đảm bảo cung cấp trên 230.000 chứng thư số cho các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Theo hướng dẫn, để thực hiện các thủ tục hành chính được cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, trước khi thực hiện các thao tác nộp hồ sơ trực tuyến, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cần đăng ký tài khoản để có thể truy cập vào hệ thống. Ngoài việc nộp hồ sơ trực tuyến, trong hệ thống, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn có thể theo dõi tình trạng hồ sơ, xem thống kê tình trạng xử lý của các hồ sơ thủ tục hành chính hay tham gia đánh giá hệ thống qua các câu hỏi khảo sát…" alt=""/>Cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cho cơ quan, tổ chức hoàn toàn qua mạngTheo các chuyên gia, dưới đây là 5 dấu hiệu gan của bạn đang bị tổn thương.
Đau bụng
Các bác sĩ cho biết, khó chịu ở bụng có thể là một dấu hiệu của tổn thương gan. Saleh Alqahtani, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng về gan của Johns Hopkins Medicine, giải thích: “Dấu hiệu bệnh nặng là khi da chuyển vàng, cảm thấy đau bụng trên bên phải. Tốt hơn hết là bạn nên ngăn chặn bệnh gan trước khi tình hình trở nên quá nghiêm trọng".
Vàng da
Theo Eatthis, vàng da là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tổn thương gan. Khi đó, da, lòng trắng của mắt ngả sang màu vàng do lượng bilirubin (sắc tố mật) trong máu cao bất thường.
Nước tiểu thường có màu sẫm do bilirubin được bài tiết qua thận. Mức độ cao của bilirubin có thể do viêm hay các bất thường khác của tế bào gan hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật. Đôi khi, vàng da do vỡ một lượng lớn hồng cầu, xảy ra ở trẻ sơ sinh. Vàng da thường là dấu hiệu đầu tiên và đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan.
Ngứa da
Bác sĩ chuyên khoa gan Sumera Ilyas giải thích: "Đầu tiên, bệnh nhân có thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, buồn nôn, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, sưng phù ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân, ngứa da, mẩn đỏ trên lòng bàn tay và mạch máu giống mạng nhện trên da”.
Đầy bụng
Cảm thấy đầy bụng mà không có lý do có thể báo hiệu các vấn đề với gan của bạn. Gan to thường là dấu hiệu của bệnh gan với triệu chứng gồm khó chịu ở bụng hoặc cảm giác no bụng. Khi đó, gan có kích thước lớn hơn bình thường.
Mệt mỏi
Bác sĩ Melissa Palmer thông tin: “Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và gây suy nhược ở những người bị bệnh gan là mệt mỏi, phổ biến cho tất cả các loại từ xơ gan mật nguyên phát đến viêm gan mạn tính”.
Ở một số bệnh nhân, cảm giác mệt mỏi bắt đầu vài năm sau khi nhận chẩn đoán bệnh gan. Ở những người khác, đó là lý do chính khiến họ quyết định đi khám. Một số bệnh nhân thậm chí còn đi khám tâm thần, vì triệu chứng đi kèm thường là trầm cảm.