- Nhiều doanh nghiệp dệt may và thời trang chia sẻ, mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường ở doanh nghiệp của họ giao động từ 7-15 triệu đồng/ tháng. |
Nhiều cơ hội tuyển dụng "mời gọi" sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong buổi giao lưu ngày 16/12. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Các doanh nghiệp có mặt trong buổi giao lưu với sinh viên Viện Dệt may – Da giày và Thời trang của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã không ngần ngại chào đón sinh viên đến với các chương trình thực tập sinh, đào tạo và tuyển dụng của doanh nghiệp.
Thậm chí, có nơi mời gọi sinh viên bằng mức thu nhập “khủng” đối với sinh viên mới ra trường – chương trình đào tạo kéo dài 2,5 năm với mức lương 22 triệu đồng/ tháng. Sau khi hoàn thành chương trình và đạt yêu cầu, ứng viên có thể nắm giữ vị trí phó giám đốc một bộ phận của doanh nghiệp với mức đãi ngộ tốt hơn. Đây là chương trình phát triển tiềm năng của Công ty TNHH Crystal Martin.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh – Quản lý Bộ phận Đào tạo và Phát triển của công ty cho biết, để bước chân vào chương trình này, các ứng viên không nhất thiết phải xuất sắc ngay từ đầu, mà chương trình coi trọng tiềm năng trong tương lai của ứng viên nhiều hơn.
Đại diện doanh nghiệp này cũng tiết lộ, hiện tại đã có một số bạn chuẩn bị tốt nghiệp từ chương trình này, cho thấy sự thành công của chương trình.
Một số doanh nghiệp tham gia buổi giao lưu cho biết, họ luôn sẵn sàng nhận các thực tập sinh để đào tạo và đội ngũ này sẽ có cơ hội cao trở thành nhân viên chính thức của công ty với mức thu nhập khởi điểm khá ổn – từ 8 triệu đồng/ tháng trở lên.
|
Bà Phạm Thị Thanh Vân – Trưởng phòng Tuyển dụng - Công ty TNHH Crystal Martin ( Việt Nam). Ảnh: Nguyễn Thảo |
Bà Phạm Thị Thanh Vân – TTrưởng phòng Tuyển dụng - Công ty TNHH Crystal Martin ( Việt Nam) – nhận định, định hướng phát triển ngành dệt may của Việt Nam nói chung và các công ty dệt may nói riêng là rõ ràng. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên học ngành này trong những năm tới là lớn. “Sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành dệt may có nhiều cơ hội ở các vị trí như: bộ phận sản xuất, phát triển sản xuất, phát triển mẫu, phòng thí nghiệm, quản lý chất lượng, quản lý đơn hàng…”
Chia sẻ cùng quan điểm, bà Nguyễn Mỹ Hạnh – cán bộ phụ trách nhân sự của Nhà máy Sản xuất hàng may mặc Esquel Hoà Bình cho rằng, ngoài ngành điện tử thì ngành dệt may đang thu hút đầu tư lớn.
“Ngành dệt may là ngành cổ truyền, đa số mọi người nhìn ngành dệt may có rất nhiều lao động, nhưng thực ra, ngành dệt may đang bắt đầu dịch chuyển và cần những lao động chất lượng cao. Các quy trình trong nhà máy ngày càng phụ thuộc nhiều vào máy móc, giảm bớt sức lao động chân tay. Cũng chính vì thế, những lao động được đào tạo trình độ cao là rất cần thiết, bởi vì họ là những người có thể đưa những kỹ thuật vào nhà máy và ứng dụng nó”.
Bà Mỹ Hạnh chia sẻ, nhà máy Esquel hiện tại có 4.500 cán bộ công nhân viên, trong đó có 400 nhân viên. Hiện tại, 89% số nhân viên đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. Mục tiêu đến năm 2020, con số này sẽ là 100%.
“Lý do không phải là quá coi trọng bằng cấp, mà là để bắt kịp với thời đại. Ví dụ như, ngay từ việc chúng tôi không đếm sản lượng bằng tay nữa mà sử dụng máy scan”.
|
Sinh viên Viện Dệt may - Da giày và Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội giao lưu với doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Bàn về công tác đào tạo lại của doanh nghiệp khi nhận sinh viên mới ra trường, bà Phạm Thị Thanh Vân cho rằng, việc doanh nghiệp đào tạo lại không có nghĩa là đào tạo lại những gì sinh viên đã học ở trường, mà theo nghĩa rộng hơn là để các em thích nghi với môi trường làm việc mới.
“Chương trình đào tạo ở đại học là nền tảng để giúp các bạn có định hướng tốt trong tương lai, có kiến thức phục vụ quá trình làm việc sau này. Đó chính là lý do các doanh nghiệp hiện tại vẫn đang tìm đến các trường đại học. Ko thể nào đòi hòi một chương trình đào tạo có sự “động” giống như sự thay đổi diễn ra hằng ngày ở dn. Đó chỉ là nền tảng, giúp các em đi lên".
Bà Thanh Vân cho biết, hiện tại doanh nghiệp của bà vẫn đang kết nối với các cơ sở đào tạo ngành dệt may như Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Trong tương lai, doanh nghiệp và nhà trường dự kiến sẽ có sự hợp tác chuyên sâu hơn, trong đó việc doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo cùng nhà trường có thể là một định hướng.
Một điểm yếu phổ biến mà đại diện các doanh nghiệp đánh giá về nguồn nhân lực sinh viên mới ra trường chính là kỹ năng ngoại ngữ.
Bà Đàm Thị Hải Ninh, Phó trưởng đại diện Tập đoàn New World Fashion Group cho biết, doanh nghiệp của bà có đội ngũ nhân sự ở nhiều quốc gia như Sri Lanka, New Zealand, Anh, Bangladesh… Chính vì thế, việc nhân viên thành thạo tiếng Anh là yếu tố quan trọng.
Đại diện các doanh nghiệp khác chia sẻ, có thể không nhất thiết các ứng viên phải đạt trình độ ngoại ngữ xuất sắc, nhưng mọi trao đổi, liên hệ trong nội bộ công ty sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, các ứng viên cần trau dồi và trang bị kỹ năng này ở một mức độ nhất định để công việc luôn diễn ra trôi chảy.
|
Trường ĐHBK Hà Nội là cơ sở duy nhất được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành Dệt May, đồng thời đào tạo trình độ đại học (cử nhân, kỹ sư) ngành Công nghệ Da giầy. Hiện nay Viện triển khai đào tạo hệ đại học chính quy với 2 ngành: Công nghệ May và Kỹ thuật Dệt. Ngành Kỹ thuật Dệt với 04 chuyên ngành đào tạo gồm: - Công nghệ Sợi - Công nghệ Dệt - Vật liệu &Công nghệ Hóa dệt - Vật liệu & Công nghệ sản phẩm da giầy Ngành Công nghệ May với 03 chuyên ngành đào tạo gồm: - Công nghệ Sản phẩm May - Thiết kế Sản phẩm May - Thiết kế Thời trang. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng công nghệ gắn liền thực tiễn, bài bản, thống nhất giữa thiết kế dây chuyền, quy trình của dệt may, thiết kế các sản phẩm may mặc, da giầy và trang bị những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Viện luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực với các doanh nghiệp Dệt may - Da giầy, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và quốc tế; thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với các doanh nghiệp, tham quan, thực hành, thực tập tại các đơn vị sản xuất giúp sinh viên hiểu rõ về ngành nghề và cơ hội phát triển. Đối với sinh viên có mong muốn học sau đại học, Trường ĐH Bách khoaHà Nội đã xây dựng chương trình đào tạo tích hợp cử nhân – thạc sĩ nhằm rút ngắn thời gian học tập chỉ với 5,5, năm, tiết kiệm chi phí, tăng cơ hội nghề nghiệp, tăng tính hội nhập trong thời đại công nghệ 4.0. Ngoài các nguồn học bổng của Trường, sinh viên theo học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang còn có cơ hội nhận được học bổng từ các doanh nghiệp. Năm nay, 86 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và hoàn cảnh khó khăn vinh dự được nhận học bổng hỗ trợ từdoanh nghiệp với tổng giá trị 311,5 triệu đồng. |
Nguyễn Thảo
Không tuyển dụng “ngôi sao”, giám đốc Google đưa ra 3 phẩm chất cần tìm kiếm
Lilian Rincon - Giám đốc quản lý sản phẩm của Google Assistant đã “bật mí” ba phẩm chất của nhân viên cô đang cần tìm kiếm.
">