Nhận định, soi kèo Al Kholood vs Al
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/41b989990.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau – tháng 1/2022 và tháng 7/2022, chiếc Jaguar XE của vị doanh nhân này lại tiếp tục “dở chứng” và phải mất tới 1 tháng mới có thể sửa chữa xong xuôi. Tưởng chừng đã êm xuôi nhưng đến tháng 9/2022, chiếc Jaguar XE lại một lần nữa bị hỏng nặng.
Agrawal cho hay anh đã phải tốn hàng nghìn Rupee để sửa chữa chiếc Jaguar XE của mình. Chiếc xe liên tục hỏng hóc khiến cuộc sống hàng ngày của anh bị ảnh hưởng đáng kể. Thậm chí, đã 4 tháng kể từ khi giao xe cho đại lý vào tháng 9 năm nay, anh Agrawal vẫn chưa được nhận lại chiếc Jaguar XE của mình.
“Đầu tiên, phía đại lý cho biết chiếc Jaguar XE có vấn đề về hộp số và yêu cầu tôi đưa 1.250.000 Rs để sửa chữa. Vào tháng 7/2022, tôi lại phải trả 70.000 Rs cho đại lý khi hộp số của xe tiếp tục “dở chứng”. Và vào tháng 9/2022, phía đại lý buộc tôi phải trả 1.375.000 Rs vì vấn đề tương tự với hộp số”, anh bức xúc.
Khi anh Agrawal tỏ ý không hài lòng khi chiếc Jaguar XE liên tục bị hỏng hộp số dù đã được đại lý sửa chữa nhiều lần. Trước thái độ này của anh, phía đại lý quyết định “ngâm” chiếc Jaguar XE trong garage từ tháng 9 đến tận bây giờ.
Anh Agrawal đã quyết định đệ đơn kiện lên tòa án người tiêu dùng và yêu cầu phía đại lý phải sửa chữa chiếc Jaguar XE và đảm bảo rằng vấn đề tương tự sẽ không xảy ra nữa. Ngoài ra, anh cũng buộc đại lý phải bồi thường cho mình 1 tỷ Rs vì việc sửa chữa chiếc Jaguar XE đã khiến cuộc sống của anh bị đảo lộn trong nhiều tháng qua.
Minh Nhật(Theo Cartoq)
Nhân viên đại lý lái KIA Sonet đâm thẳng vào tường ngay trước mặt chủ xeChiếc ô tô KIA Sonet đã bị hư hại nặng nề sau khi chủ xe giao chìa khóa cho nhân viên đại lý đi bảo dưỡng.">Doanh nhân kiện đại lý vì xe Jaguar liên tục hỏng dù sửa “năm lần bảy lượt”
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc tòa nhà di chuyển trên sông được chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút cả triệu người xem.
Được biết, căn biệt thự từng là tài sản sở hữu của cặp vợ chồng William Nicols và Henrietta Maria Chamberlaine Nicols. Sau nhiều năm để hoang, hiện nay, căn nhà được gia đình anh Christian Neeley mua lại và quyết định trùng tu toàn bộ theo ý muốn.
Di chuyển tòa nhà cổ 300 năm tuổi, nặng 400 tấn trên sông |
Cả gia đình đã thuê sà lan để di chuyển căn biệt thự từ Easton tới Queenstown. Với quãng đường 80 km, chi phí di chuyển tiêu tốn tới 1 triệu USD.
Và để sửa chữa ngôi nhà với lịch sử gần 300 năm tuổi này, họ dự kiến còn tốn nhiều tiền hơn nữa. Tuy nhiên, gia đình anh Neeley vẫn trùng tu để duy trì cho thế hệ tương lai.
Theo chủ sở hữu mới của căn nhà, chi phí vận chuyển tiêu tốn tới 1 triệu USD |
Tòa nhà cổ Galloway di chuyển từ ngày 9/9, với phương tiện ban đầu bằng xe tải có tốc độ khá chậm. Tiếp đó, công trình được vận chuyển trên sông nhưng lại bị trì hoãn vì sự cố thăng bằng của sà lan. Tới ngày 25/9, tòa nhà mới chính thức "rời bến" để tới địa điểm mới.
Đoàn tàu chạy qua khu dân cư chật hẹp ở Hà Nội, khu chợ sát đường ray tại Thái... là những địa điểm du lịch nguy hiểm nhưng thu hút du khách tham quan, chụp hình.
">Di chuyển tòa nhà cổ gần 300 năm tuổi, nặng 400 tấn trên sông
Hãy cùng xem những "cửa ải" nào mà ô tô điện Vinfast đã, đang và sắp vượt qua để có thể đưa xe vào thị trường Mỹ như tiến độ đề ra.
Đầu tiên, EPA COC là một trong những chứng nhận quan trọng đầu tiên cần phải có nếu phương tiện muốn lưu thông tại Mỹ.
Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, viết tắt là EPA là đơn vị chuyên thẩm định các loại phương tiện về các mặt động cơ, model, khả năng xả thải khí liệu có đảm bảo an toàn môi trường và liệu có phù hợp để được phép di chuyển trong nội địa nước này.
Sau khi thực hiện hoàn thiện các công cuộc thử nghiệm và thẩm định, EPA sẽ cấp cho hãng xe văn bản mang tên “Giấy Chứng nhận Tuân thủ”, hay còn gọi là EPA COC. Mọi phương tiện nhập khẩu vào nước Mỹ đều bắt buộc cần phải có văn bản này và nó chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm, vì vậy hãng xe cần phải liên tục đối diện với việc thẩm định chứng nhận này.
Sau khi vượt qua Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, Vinfast tiếp tục phải đối diện với các vấn đề về môi trường cần phải hoàn thiện với Ủy ban Tài nguyên Không khí tiểu bang California, viết tắt là CARB.
Xe điện Vinfast cần đạt các chỉ tiêu để có được Sắc lệnh CARB (CARB EO) để có thể được buôn bán thương mại tại tiểu bang California, cũng như phải đáp ứng ở 15 tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ nếu quy định của các tiểu bang đó có yêu cầu.
Sản phẩm bắt buộc cần bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải ô nhiễm, tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính. Bảo đảm về thiết kế, động cơ, loại phương tiện, dung tích động cơ, mức tiêu thụ nhiên liệu để vận hành, hệ thống kiểm soát khí thải và các chứng nhận về môi trường khác.
Khi nhận được CARB EO, phương tiện mới chính thức được miễn trừ khỏi các lệnh cấm của Mục 27156 của Bộ Phương tiện California và chính thức được lưu thông trên phạm vi tiểu bang.
Cuối cùng, phương tiện buộc phải hoàn thành các bài thử nghiệm “Tiêu chuẩn an toàn Phương tiện cơ giới Liên bang (FMVSS) do Cơ quan An toàn giao thông Xa lộ Quốc gia (NHTSA), đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông – Vận tải Mỹ giám sát.
Mục tiêu các bài thử nghiệm này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu một cách tối đa những vụ tai nạn xe cộ tại Mỹ bởi lỗi từ phương tiện.
Trong đó, sẽ có một số bài thử nghiệm tiêu biểu như thử nghiệm về hệ thống túi khí, thử nghiệm hệ thống phanh, đảm bảo an toàn về dây an toàn cho trẻ nhỏ, tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu, thử nghiệm về hệ thống khóa cửa và khả năng giữ của cửa, hệ thống cân bằng điện tử của xe,...
Chỉ sau khi hoàn thành hết mọi thử thách và đạt đủ 3 chứng chỉ là EPA COC, CARB EO và FMVSS, Vinfast cũng như mọi hãng xe hơi tại Mỹ mới có thể đạt đủ tiêu chuẩn được vận hành, sử dụng và buôn bán thương mại.
Đây cũng là tiêu chuẩn cần thiết để một hãng bảo hiểm xe hơi sẵn sàng đồng ý ký kết hợp đồng với người mua xe. Và bảo hiểm xe hơi là cần thiết và bắt buộc đối với mọi phương tiện tại hầu hết các tiểu bang nếu muốn được lưu thông.
Chúng ta có thể thấy những quy trình vô cùng khắt khe và phức tạp mà sản phẩm VF8 của Vinfast đã và đang phải trải qua để có thể sẵn sàng tới tay những người tiêu dùng ở California trong cuối năm này.
Hùng Dũng
Bạn có bình luận thế nào về các chứng chỉ mà Vinfast sẽ phải đạt được khi "đem chuông đi đánh ở Mỹ"? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vinfast đối mặt với loạt ông lớn tại Bắc Mỹ, khó khăn nào đang chờ đợi phía trước?Vinfast sẽ phải đối mặt với không ít các khó khăn lớn khi thâm nhập vào thị trường đặc biệt khó tính như Bắc Mỹ.">Loạt chứng chỉ gian nan Vinfast phải vượt qua khi muốn bán xe tại Mỹ
Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
Thịt dông giàu chất dinh dưỡng, đem nấu canh chua với lá me non sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng và là món ăn khoái khẩu của dân nhậu.
">Đầu bếp bịt mắt thái rau củ nhanh như chớp
Anh Nguyễn Thành Đạt (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, bảo hiểm xe máy đang không có tác dụng như kỳ vọng, lại tạo gánh nặng cho người dân và xã hội.
"Mua bảo hiểm cho mỗi xe máy hết 55 nghìn đồng. Nếu tính đủ trên khoảng 50 triệu xe máy hiện nay thì số tiền lên tới gần 3.000 tỷ. Tất nhiên có những người nhất định không mua vì họ thấy không cần thiết. Như vậy, nên chăng chúng ta nghiên cứu theo hướng tự nguyện chứ đừng bắt buộc", anh Đạt chia sẻ.
Tuy nhiên, theo anh Huỳnh Viết Phương (quận Bình Thạnh, TP.HCM), vẫn cần duy trì bảo hiểm xe máy. Bảo hiểm giúp người bị nạn luôn nhận được quyền lợi bồi thường bất kể người gây ra tai nạn có điều kiện tài chính hay không.
Anh Phương cho rằng điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở thủ tục, hồ sơ bồi thường đối với bảo hiểm xe máy đang rất rắc rối, rườm rà, gây khó khăn cho chủ xe.
"Khi không may gây tai nạn, chủ xe phải tự đi thu thập các tài liệu liên quan đến tai nạn giao thông từ các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an,... cảm giác chờ được vạ thì má đã sưng. Thế nên theo tôi, chúng ta nên thay đổi quy trình, thủ tục này để người dân dễ tiếp cận hơn", anh Phương nói.
Trước đó, VCCI dẫn số liệu từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cho thấy sau hơn 10 năm triển khai Nghị định 103/2008 của Chính phủ, tỷ lệ chi trả bảo hiểm xe máy chỉ đạt 6%. Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy là 765 tỷ đồng, nhưng chi trả là 45 tỷ đồng. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều các loại bảo hiểm bắt buộc khác như ô tô là khoảng 33%, bảo hiểm cháy nổ là 31%.
"Với số tiền chi trả "ít ỏi" 45 tỷ đồng thì rất khó có thể thuyết phục rằng lợi ích mang lại từ khoản tiền bồi thường bảo hiểm xe máy lớn hơn chi phí xã hội phải bỏ ra là 765 tỷ đồng. Như vậy, nhìn về mặt tổng lợi ích cho xã hội, bảo hiểm bắt buộc với xe máy không bảo đảm nguyên tắc lợi ích lớn hơn chi phí", đại diện VCCI đánh giá.
Bạn có quan điểm nào về đề xuất bỏ bảo hiểm xe máy? Các bài viết góp ý xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc. Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được chỉnh sửa, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định, người điều khiển mô tô, xe máy không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì bị phạt 100.000 - 200.000 đồng. |
Hoàng Hiệp
Đề nghị đưa xe máy khỏi diện bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giớiLiên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, cân nhắc thu hẹp phạm vi chủ thể có nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới, theo hướng loại trừ trường hợp xe máy.">Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc cho xe máy: Nên hay không?
Anh Thắng kết hôn với chị Nguyễn Thị Hoa năm 2001. Chị là con gái duy nhất của vợ chồng bà Quỳnh. Thế nên, bố mẹ vợ luôn thương yêu anh Thắng như con trai trong nhà.
Sau đám cưới, vợ chồng anh Thắng sống ở TP. Bắc Ninh, cách nhà bà Quỳnh khoảng 17km. Anh thường xuyên đưa vợ về thăm bố mẹ vào dịp cuối tuần. Từ lúc mẹ vợ lâm bệnh, anh đề nghị vợ đưa bà về sống chung.
Ban đầu, bà Quỳnh suy sụp nhưng được vợ chồng con gái động viên, lên “phác đồ” điều trị, bà lạc quan và vui vẻ hơn.
Anh Thắng không quản ngại ngày đêm, tìm và đọc vô số tài liệu y khoa. Vì không có chuyên môn nên anh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, anh làm mọi thứ với hy vọng “còn nước còn tát”.
Trước đó, anh Thắng có nhiều năm luyện tập võ thuật cổ truyền. Nhờ vậy, anh biết một số kiến thức về huyệt đạo, cân bằng âm dương trong cơ thể.
Anh áp dụng các kinh nghiệm đã học và nhờ các bác sĩ đông y tư vấn thêm, để giúp mẹ vợ giảm đau đớn, kéo dài sự sống.
Không chỉ vậy, anh còn nghe ngóng xem có bệnh nhân K phổi khỏe lên nhờ phương thuốc hoặc món ăn nào đó, thì lập tức liên hệ, xin họ chia sẻ kinh nghiệm.
Việc ăn uống của bà Quỳnh được vợ chồng con gái lên thực đơn kỹ lưỡng, gồm những món dễ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Chị Hoa nấu cơm lứt, luộc ngô, còn anh làm nước ép cho mẹ vợ. Buổi tối, anh nấu nước gừng cho mẹ vợ ngâm chân.
Sau mỗi bữa ăn, anh Thắng lặng lẽ theo dõi các biểu hiện của mẹ vợ. Nếu có gì bất thường, anh sẽ ngừng thực đơn đó, chuyển sang các món mới.
Anh Thắng chấp nhận mất ăn mất ngủ để mẹ vợ có thể ngủ ngon, bớt đau đớn hơn. Anh hạn chế đi làm xa, chỉ nhận công việc gần nhà để tiện chăm sóc mẹ vợ.
Anh không tiếc tiền, săn lùng, mua bằng được những loại thuốc tốt cho bệnh tình của bà Quỳnh. Mỗi sáng, anh đều đưa mẹ vợ đi dạo ở công viên gần nhà, chờ bà chơi đùa cùng cháu.
Biết thời gian của mẹ vợ không còn nhiều, vợ chồng anh Thắng đưa cha mẹ đi chụp ảnh kỷ niệm ngày cưới. Nhìn bố mẹ vợ tình tứ chụp ảnh, chàng rể hiếu thảo không cầm được nước mắt.
Cận kề bố vợ tai biến
Được con cái chăm sóc tận tâm, bà Quỳnh sống vui vẻ được hơn 1 năm. Cứ ngỡ sức khỏe của bà tiến triển tốt, nhưng bệnh tình đột ngột trở nặng.
Những ngày cuối đời, bà được con rể cận kề động viên, chăm sóc. Anh Thắng không quản ngại, xem mẹ vợ như mẹ ruột. Anh sẵn sàng làm “ghế” cho bà tựa vào mỗi lần cơn đau kéo đến giày vò.
Anh Thắng kể: “Tôi chăm sóc mẹ vợ trong những ngày mẹ nằm viện. Tôi không an tâm để bà đi cùng người khác. Họ không có kinh nghiệm và không hợp tính bà.
Mỗi lần truyền hóa chất vào người, bà rất bực bội, khó chịu và mệt mỏi. Ai không hiểu tính thì khó chăm lắm.
Bà chẳng bao giờ cáu gắt với tôi, trong khi đó con cháu ruột thịt vào chăm, bà lại không hài lòng”.
Ngày mẹ vợ mất, anh Thắng đau xé lòng nhưng cố bình tĩnh, thay vợ lo chuyện ma chay. Anh quán xuyến, lo toan mọi việc chẳng khác gì con trai trong nhà. Xong đám tang, anh lại túc trực ở nghĩa trang trông coi việc làm mộ.
Mẹ vợ mất, bố vợ buồn đau không dứt. Thương ông lẻ bóng, anh Thắng mời bố vợ về sống chung. Tuy nhiên, ông không đồng ý, muốn ở nhà cũ lo hương khói cho vợ.
Hàng tuần, anh Thắng đều đặn cùng vợ về thăm, ăn chung bữa cơm với bố vợ. Thấy bố vợ vẫn buồn bã, thường xuyên uống rượu, anh xót lòng nhưng không biết phải làm sao.
Vì uống rượu và đau buồn, ông Nguyễn Văn Điền (bố vợ anh Thắng) bị tai biến, nằm liệt giường.
Anh Thắng chia sẻ: “Ông vốn có nhiều bệnh trong người mà còn uống rượu nhiều, sức khỏe đi xuống. Hôm đó, vợ chồng tôi về thăm thì thấy ông có một số biểu hiện bất thường.
Tôi vội vàng chạy sang hàng xóm hỏi han. Cô gái bán thuốc ở cạnh nhà cho biết, sáng cùng ngày ông bị ngã.
Ngay lập tức, chúng tôi đưa ông vào bệnh viện nhưng qua hôm sau, ông bị liệt, không nói chuyện được nữa”.
Bố vợ xuất viện, anh Thắng đưa về nhà chăm sóc. Mỗi ngày, anh đều lau dọn, thay bỉm, vệ sinh cho ông.
Thời gian đầu, anh cố gắng châm cứu, xoa bóp cho bố vợ. Thế nhưng, mọi nỗ lực không có kết quả, vợ chồng anh đầu hàng, chỉ vệ sinh và trò chuyện với ông.
Hơn 1 năm qua, dù vất vả nhưng chưa khi nào anh Thắng thể hiện điều đó trước mặt vợ. Anh không thấy khổ cực, bởi anh không làm thì vợ làm. Ông còn mỗi cô con gái thì đâu còn ai trông cậy.
Anh mệt thì vợ thay anh chăm bố. Vợ chồng anh có việc ra ngoài thì con trai lớn của anh chăm ông.
Anh nói vui: “Bây giờ, cả nhà tôi trở thành y tá lành nghề hết rồi”. Kể cả bố mẹ của anh sống gần đó cũng thường sang chăm, động viên thông gia.
“Ông không nói, không đi đứng được nhưng mình nói gì ông vẫn hiểu. Lúc trước mình sống với ông thế nào thì bây giờ cứ vậy mà đối đãi, thậm chí càng phải tử tế hơn, đừng để người bệnh phải tủi thân”, anh Thắng xúc động.
Với anh Thắng, tứ thân phụ mẫu giống nhau, không phân biệt bố mẹ của vợ hoặc chồng. Ai rồi cũng phải già đi, con cái làm được gì thì cố mà làm cho bố mẹ.
Anh đối tốt với bố mẹ vợ thì một mai bố mẹ anh đau ốm, chị Hoa cũng sẽ chăm sóc chu đáo.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Những chàng rể "vàng mười". Mời quý độc giả đón đọc và đóng góp câu chuyện về chàng rể của gia đình mình. Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. |
Chàng rể Bắc Ninh chăm mẹ vợ ung thư, đưa bố vợ tai biến về nhà tận hiếu
友情链接