Bộ TT&TT,Địaphươngthúcđẩythanhtoánkhôngtiềnmặtcácdịchvụcôngytếgiáodụbao bong da cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số mới đây đã giới thiệu tới các bộ, ngành, địa phương về bức tranh tổng quan nền kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á, được khắc họa tại báo cáo do Google, Temasek và Bain&Company thực hiện về nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7.
Theo báo cáo, kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực mà Việt Nam có được là nhờ lợi thế sở hữu dân số đông và nguồn lao động có kỹ năng số, những nỗ lực chuyển đổi số đáng kể từ Chính phủ, quá trình chuyển đổi số của các ngành, lĩnh vực và sự tập trung của nhà đầu tư vào Việt Nam.
Sau dịch Covid-19, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới” một cách nhanh chóng. Tuy vậy, một số thói quen và xu hướng tiêu dùng được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển.
Trong đó, thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của kinh tế số Việt Nam và có tới 90% người tiêu dùng số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
Người dùng số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ số cao nhất, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ vận tải và giao đồ ăn đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%. Tuy nhiên, tần suất một người Việt Nam tiêu thụ nội dung số thấp hơn mức trung bình của khu vực, với 23% người tham gia khảo sát cho biết họ xem video theo yêu cầu ít nhất một lần mỗi tuần, tiếp đến là 19% cho hoạt động chơi trò chơi trực tuyến online và 16% cho hoạt động nghe nhạc theo yêu cầu. “Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn”, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số nhận xét.
Cũng theo báo cáo, dịch vụ tài chính số được kỳ vọng phát triển vượt bậc. Lĩnh vực cho vay số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) nhanh nhất ở mức 114% giai đoạn 2021 – 2022 và duy trì ở mức tăng 56% giai đoạn 2022 - 2025. Lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt với mức hơn 106% CAGR giai đoạn 2022 - 2025.
Hơn nữa, Việt Nam còn đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.
Từ các số liệu, dự báo, cơ hội, thách thức với Việt Nam được nêu trong báo cáo, Bộ TT&TT đã đề xuất một số giải pháp với các bộ, ngành, địa phương nhằm thúc đẩy xu hướng tăng trưởng kinh tế số.
Cụ thể, với các bộ, ngành, Bộ TT&TT đề xuất cần quyết liệt xây dựng thể chế số của các ngành, lĩnh vực; chỉ đạo việc sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung; kết nối, mở, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với các nền tảng số quốc gia nhằm đồng bộ, liên thông, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...
Các địa phương cần tập trung thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, các dịch vụ số chuyên ngành và hạ tầng chuyển phát, logistics tại các khu vực nông thôn qua đó thúc đẩy người dân ở nông thôn hình thành thói quen tiêu dùng số và xây dựng văn hóa số.
Thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm... thông qua các kênh thanh toán số, Mobile Money.
Đồng thời, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, trong đó chú trọng hướng tới đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các tiêu chí xác định tại Điều 5 Nghị định 80 năm 2021 của Chính phủ.