Thế giới

Diễn viên Tô Dũng bị phản ứng vì bênh Doãn Quốc Đam

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-21 09:26:34 我要评论(0)

Doãn Quốc Đam với tạo hình vai Mến 'Làng trong phố'.Mới lên sóng đgiải c1giải c1、、

 Doãn Quốc Đam với tạo hình vai Mến 'Làng trong phố'. 

Mới lên sóng được 3 tập nhưng Làng trong phốdã ngay lập tức trở thành chủ đề bàn luận của khán giả,ễnviênTôDũngbịphảnứngvìbênhDoãnQuốcĐgiải c1 chủ yếu xoay quanh giọng lạ của nhân vật Mến của Doãn Quốc Đam. Trên các Fanpage VTVGoVTV Giải trí, khán giả bày tỏ quan điểm gay gắt.

Bên cạnh số ít khen ngợi sự sáng tạo của diễn viên, phần đông thể hiện sự bức xúc, khó chịu vì giọng của nhân vật Mến quá khó nghe. Thậm chí nhiều người vì quá ức chế nên đã tuyên bố dừng xem phim và chỉ trở lại khi nhân vật này nói giọng bình thường như ở phần 1. 

Dưới bài đăng giới thiệu tập 2 của ê-kíp Làng trong phốmà chủ yếu nhấn vào giọng khàn của Mến, diễn viên Tô Dũng - nam diễn viên rất được yêu thích với vai Điền trongCuộc đời vẫn đẹp saođã thể hiện quan điểm của mình và lên tiếng bênh vực diễn viên Doãn Quốc Đam. 

Tô Dũng 

Anh viết: "Khán giả thì thích xem những gì mình muốn nhưng diễn viên chúng tôi thì lại thích và muốn làm những gì mà mình thấy. Tôi gặp đầy người khàn cả giọng vì rượu, lắm người run lên bần bật, co giật vì thiếu rượu. Riêng tôi lại quá ngưỡng mộ anh Đam vì bằng cách nào đi nữa thì không vai nào của anh giống vai nào". 

Khi vấp phải phản ứng dữ dội của khán giả, Tô Dũng phân bua: "Lúc làm thì diễn viên luôn tìm tòi cái mới để thể hiện còn đâu ai biết trước được khán giả sẽ đón nhận thế nào. Làm quá thì khán giả chửi 'làm gì có người như thế ngoài đời'. Rồi nếu thấy như thế ngoài đời đưa vào phim thì lại bảo 'phim chứ có phải đời đâu mà diễn như thế. Thử thách bản thân và thất bại là chuyện bình thường". 

 

Doãn Quốc Đam.

Lập luận của diễn viên vấp phải phản ứng của nhiều khán giả. Bạn Nguyễn Duyên không đồng tình với ý kiến của diễn viên Tô Dũng. "Tất nhiên là khán giả sẽ xem những gì mình thích và diễn viên cũng là để diễn cho khán giả xem chứ không phải diễn xong rồi ngồi tự xem lại bản thân mình diễn". 

Bạn Thanh Ly phản bác: "Nghệ sĩ sáng tạo thì khán giả rất ủng hộ nhưng cũng phải phù hợp. Khán giả xem phim nghe không rõ lời nhân vật thì cũng bị giảm hiệu quả của phim. Giọng vừa thều thào vừa khản đặc nghe mệt lắm". 

Bạn Diễm Ngọc viết: "Tôi rất hiểu và trân trọng những gì mà diễn viên các anh cống hiến cho vai diễn của mình và tôi cũng đã xem đoạn phỏng vấn anh Đam trả lời tại sao lại có giọng như thế. Tuy nhiên, sau tập 1 phát sóng thì tôi thật sự mong rằng anh Đam cũng như ê-kíp làm phim hãy cân nhắc điều chỉnh lại giọng nói của Mến trở về như cũ.

Thứ nhất, giọng nói như vậy hiện rất khó nghe và đang không phù hợp với thị hiếu người xem. Tôi là thanh niên trẻ khỏe tai rõ thế này mà còn nghe anh Đam nói câu được câu mất thế thì người già hay những người trung niên họ không thể nghe được và không hiểu anh ấy đang nói gì.

Minh chứng là gia đình tôi từ bố mẹ đến ông bà đều bảo rằng nghe không hiểu Doãn Quốc Đam đang nói gì và chỉ muốn chuyển kênh. Hơn nữa, nếu thiểu số chê thì đó là vấn đề nằm ở họ nhưng nếu đa phần đều nói rằng có vấn đề thì tôi nghĩ cần có sự thay đổi cho phù hợp. 

Khán giả góp ý với hy vọng giọng nói của nhân vật Mến sẽ thay đổi trong các tập tới. 

Thứ hai, tôi thấy có lẽ không thật sự cần thiết để anh Đam phải thay đổi giọng đến mức thế vì không liên quan đến phần 1 và cũng không liên quan đến ở phần 2. Nếu nói rằng khàn cả giọng vì rượu thì đáng ra nhân vật Mến đã phải khàn giọng từ phần 1 chứ không phải đến phần 2 giọng mới bị như thế. Tôi nhớ là ở cuối phần 1 nhân vật này đã quyết tâm bỏ rượu rồi. Vậy thì có cần thiết phải để giọng như thế không?".

Tuy phản đối giọng khàn của nhân vật Mến nhưng bạn Diễm Ngọc vẫn khẳng định diễn xuất của Doãn Quốc Đam quá tuyệt vời và khán giả chỉ góp ý về giọng nói với mong có thể thay đổi trong các tập tiếp theo. "Sáng tạo là tốt nhưng nếu không phù hợp thì cũng rất khó để giữ chân khán giả", bạn này viết.

Bạn Trần Hà Ngân nêu ý kiến: "Mong ê-kíp làm phim và diễn viên Quốc Đam lắng nghe góp ý từ khán giả và sẽ có sự điều chỉnh. Nếu chỉ chừng một vài tập thì được chứ nguyên cả bộ phim mà giọng nhân vật Mến như hiện tại thì không ổn". 

Có thể thấy sức hút của Mến và sự kỳ vọng quá lớn của người xem vào nhân vật này. Hiếm có bộ phim nào mới lên sóng đã nhận được sự quan tâm góp ý lớn của khán giả như vậy. Làng trong phốhiện vẫn đang quay và phát sóng trên VTV1 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.  

Quỳnh An

Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!

Khán giả đòi bỏ phim 'Làng trong phố', muốn đạo diễn 'chữa giọng khàn' cho MếnNhân vật Mến ở 'Làng trong phố' nói giọng thoại khàn khiến nhiều khán giả than khó nghe và cảm thấy mệt khi xem phim.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Theo Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong, UBND TP sẽ xin ý kiến Thành ủy xử lý vụ Sở GD-ĐT nhận thù lao của NXB. Ảnh: HV

Tại buổi gặp mặt, báo VietNamNet nêu câu hỏi, vì sao vụ việc Sở GD-ĐT nhận tiền thù lao của Nhà Xuất bản (NXB), đến nay vẫn chưa thấy TP xử lý?

Trả lời vấn đề nêu trên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đang chỉ đạo rốt ráo vụ việc này.

Theo ông Phong, khi xảy ra vụ việc mà báo chí phản ánh “Sở GD-ĐT nhận thù lao của NXB”, ông đã chỉ đạo Phó chu tịch Lê Thanh Liêm yêu cầu Sở GD báo cáo rõ vụ việc.

“Vừa qua, đích thân tôi cũng nghe Giám đốc, Phó giám đốc Sở GD báo cáo cụ thể vụ việc.  Tôi cũng đề nghị Sở phải làm việc trực tiếp với Bộ GD và Nhà Xuất bản giáo dục để có báo cáo cụ thể hơn. Sau khi nhận được báo cáo, UBND TP sẽ xin ý kiến Thường trực Thành ủy về quan điểm xử lý vụ việc này”, lời chủ tịch Phong.

Như VietNamNet đưa tin, ngày 6/12, Văn phòng UBND TP.HCM đã có công văn khẩn truyền đạt yêu cầu của Phó chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm chỉ đạo, đề nghị Sở GD- ĐT giải trình các nội dung liên quan tới việc Sở GD-ĐT  nhận thù lao của NXB Giáo dục Việt Nam.

Từ năm 2015, NXB này đã có quyết định số 778 về việc chi thù lao cho “Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM”.

Danh sách chi tiền có 11 người công tác ở Sở GD-ĐT TP.HCM, trong đó có cả Giám đốc Sở (trưởng ban), Phó giám đốc Sở (phó ban) và các ủy viên là chánh văn phòng, 2 phó chánh văn phòng, trưởng phòng giáo dục phổ thông, trưởng phòng giáo dục tiểu học, các phó trưởng phòng của 2 phòng chuyên môn.

Mức chi mỗi tháng đối với trưởng ban là 6 triệu đồng, phó trưởng ban là 5 triệu, ủy viên thường trực 4 triệu, ủy viên 3 triệu.

{keywords}
Ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GD-ĐT tại kỳ họp HĐND TP.HCM ngày 7/12/2019. Ảnh: TL

Tại phiên họp HĐND TP chiều 7/12/2019, Giám dốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn đã có những giải trình về việc nhận thù lao của NXB. Theo ông Sơn, bất cứ bộ sách nào, thậm chí là những cuốn truyện liên quan đến lịch sử, văn hóa đều phải có nhuận bút, bồi dưỡng. Việc trả thù lao cho lãnh đạo và chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ liên quan đến quy chế nội bộ của Nhà xuất bản Giáo dục VN. Là doanh nghiệp kinh doanh nên trong đầu tư của nhà xuất bản phải có nguồn tiền bồi dưỡng này còn nếu không sẽ không thu hút được chuyên gia.

“Mình cần phải thẳng thắn nói với nhau như thế. Nếu không có bồi dưỡng làm sao gọi ai ngồi vào viết sách cho họ theo từng môn, rồi phải dạy thực nghiệm…”, ông Sơn cho biết.

Hồ Văn

Giám đốc Sở GD-ĐT TP. HCM giải thích việc nhận tiền từ NXB

Giám đốc Sở GD-ĐT TP. HCM giải thích việc nhận tiền từ NXB

 Tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 17, HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2020, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Lê Hồng Sơn đã thông tin đến các đại biểu về việc NXB Giáo dục Việt Nam chi trả thù lao hàng tháng cho lãnh đạo Sở GD-ĐT.

" alt="UBND TP sẽ xin ý kiến Thành ủy xử lý vụ Sở GD" width="90" height="59"/>

UBND TP sẽ xin ý kiến Thành ủy xử lý vụ Sở GD

Những ngày đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung, cùng với các thí sinh đến nộp hồ sơ thì nhiều trường ĐH cũng phải tiếp đón các thí sinh tới xin rút giấy chứng nhận kết quả thi vì có nguyện vọng nộp trường khác.

Xin rút chứng nhận kết quả vì các trường hạ điểm

Một phụ huynh thí sinh đến huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, con anh đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Sỹ quan Công binh (khu vực phía Bắc) và đạt 23,5 điểm bằng điểm chuẩn vào trường.

Tuy nhiên, thí sinh này vẫn trượt nguyện vọng 1 do Trường ĐH Sỹ quan Công binh lấy tiêu chí phụ là môn Toán phải đạt 8 điểm trong khi con anh chỉ 7,5.

{keywords}
Thí sinh đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Dẫu vậy, phụ huynh này cho rằng con anh không đậu vào Trường ĐH Sỹ quan Công binh là do trong hồ sơ đăng ký chưa nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi.

Sau đó, tới tận ngày 19/8, thí sinh này đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc vào Trường ĐH Bách khoa HN, nơi em đăng ký nguyện vọng 2 để xác nhận nhập học.

Tới nay, khi xem thông báo thấy Trường ĐH Sỹ quan Công binh tuyển bổ sung đợt 1, vị phụ huynh này cho rằng, với mức điểm 23,5 con mình chắc chắn sẽ đậu vào trường nên tới Trường ĐH Bách khoa HN để xin rút lại giấy chứng nhận điểm thi THPT đã nộp trước đó. Tương tự, em N.K Duy, thí sinh từ huyện Lục Nam, Bắc Giang cũng tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia đã nộp vào trường từ ngày 19/8.

Duy cho biết, đây là năm thứ 2 em thi ĐH. Năm ngoái, em thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm 24,75 (tính cả điểm ưu tiên) nhưng không đỗ nên quyết định ở nhà ôn thêm một năm để thi lại.

Năm nay, em lại tiếp tục thi vào hệ Kỹ sư quân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm bằng năm ngoái là 24,75. Với mức điểm này, Duy không đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự đồng thời trượt cả nguyện vọng 1 vào ngành CN2 của Trường ĐH Bách khoa.

Theo đăng ký nguyện vọng 2, Duy được gọi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Bách khoa HN và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia để xác nhận nhập học vào ngành này của trường.

Tuy nhiên, tới nay, khi thấy trường Học viện Kỹ thuật quân sự tuyển bổ sung, Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào Học viện Kỹ thuật quân sự hệ kỹ sư dân sự.

Hệ này của Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu. Mức điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cũng không cao, chỉ từ 19,25 - 22,5 tùy từng tổ hợp khối thi.

Duy cho biết, nếu nhà trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích.

Một số phụ huynh khác cũng đến Trường ĐH Bách khoa HN với lý do tương tự và mặc dù cán bộ của hội đồng tuyển sinh đã giải thích quy định của Bộ GD-ĐT năm nay là không cho thí sinh rút lại giấy chứng nhận kết quả thi, song nhiều phụ huynh không đồng tình vì cho rằng, quyền học ở trường nào là việc của thí sinh chứ trường không thể ép buộc.

Thậm chí, phụ huynh của em N.K Duy còn xin địa phương giấy chứng nhận hộ nghèo để chứng minh gia đình không có điều kiện cho con theo học ở trường để xin được rút hồ sơ.

Cơ hội học ngành yêu thích

Không có quá nhiều thí sinh tới các trường đại học khu vực phía Nam nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung.

Trần Thị Mận là một trường hợp khá đặc biệt đăng ký xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Mận cho biết tháng 9 này em sẽ tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM. Tuy nhiên, sau 4 năm học luật, em vẫn chỉ mong muốn được làm việc trong ngành y tế hoặc giáo dục, nên đã quyết định thi lại.

{keywords}

Trần Thị Mận đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

“Việc học ôn của em khá vất vả, vì đó cũng là thời điểm phải đi thực tập, thi tốt nghiệp. “Em chỉ ôn thi trong vòng 4 tháng. Kết quả là được 21 điểm. Xét tuyển đợt 1 em đăng ký vào ngành Điều dưỡng của Trường ĐH Y dược TP.HCM và ngành Dược của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng đều trượt. Đến lần xét tuyển này, ngành Điều dưỡng của Trường ĐH Y dược TP.HCM hạ điểm nên em tiếp tục nộp vào đó. Bên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng hạ điểm nên em nộp nguyện vọng 1 vào Khoa Hóa, nguyện vọng 2 vào Khoa Sinh.

Trong trường hợp trúng tuyển cả hai trường, em muốn học sư phạm Hóa”.

Tâm sự thêm, Mận cho biết “bạn bè em cũng nhiều người can ngăn, nói rằng học xong Luật mà bỏ thì lãng phí. Nhưng em thấy tương lai của mình còn dài, mình nên làm công việc nào mà mình cảm thấy hạnh phúc và cống hiến được nhiều. Còn 4 năm học vừa rồi, nếu cần thì mình vẫn có thể tư vấn về pháp luật cho ai đó, em thấy cũng không quá lãng phí”.

Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, khu vực nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung luôn có người ra, vào. Vị cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết đến cuối buổi sáng ngày 23/8 đã có 262 thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp. Việc trường bất ngờ giảm điểm nhận hồ sơ xét tuyển đã thu hút được thí sinh từng trượt trường này và các trường ĐH Y dược Cần Thơ, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.

Chị Lê Thị Hà, nhà ở Quận 11 (TP.HCM) đang chờ con gái làm thủ tục đăng ký. Chị cho biết con gái chị được 21,1 điểm, đợt xét tuyển NV1 đã đăng ký xét tuyển ngành Điều dưỡng ở cả trường này và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, và đều trượt cả hai trường. “Cháu nó chỉ thích vào ngành này, bảo rằng không trúng năm sau nó thi lại chứ không học trường khác. Nên thấy trường hạ điểm, tôi cũng mừng, chỉ mong nó được đi học”.

Em Nguyễn Thị Huyền nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Khoa Y tế công cộng thì cho biết với kết quả thi là 19, đợt đầu tiên em đã trượt Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. "Nhưng lần này cả trường Bách khoa và trường này đều hạ điểm nên em đăng ký hai nơi. Em hy vọng sẽ trúng tuyển 1 trong hai, không đăng ký trường thứ ba nào nữa”.

Ngân Anh – Lê Văn

" alt="Xét tuyển bổ sung: Thí sinh cân não chọn trường lần 2" width="90" height="59"/>

Xét tuyển bổ sung: Thí sinh cân não chọn trường lần 2