Các bé ở đây đều là những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Các con liên tục phải trải qua những đợt truyền thuốc khó khăn, tính mạng có lúc tưởng mong manh như "ngàn cân treo sợi tóc". Các con, những cô cậu bé kiên cường dũng cảm ấy đã được ví như là những "chiến binh". Cuộc sống đối với các con vô cùng khắc nghiệt, không ai có thể biết được ngày mai sẽ ra sao.
Các bệnh nhi ở bệnh viện Ung Bướu cùng nhau thuê những bức tranh để quên đi nỗi đau của bệnh tật |
Dù đau đớn, dù bệnh tật, thậm chí tay trái đeo kim truyền, tay phải vẫn cần mẫn làm việc. Dù có thể những hạt cườm các con đính còn chưa được ngay ngắn thẳng hàng nhưng đó là một sự cố gắng phi thường.
"Trong cái khó ló cái khôn anh ạ. Chúng em là những người mẹ nuôi con trong Bệnh viện Ung Bướu. Như anh biết đấy, ai có con mắc bệnh này cũng 'ăn dầm nằm dề' trong bệnh viện. Chúng em không thể bỏ con để ra ngoài kiếm tiền. Chị em trong phòng nghĩ cách rồi chọn công việc làm tranh. Dù thu nhập không được bao nhiêu nhưng nó phù hợp với các mẹ. Ai cũng có thể làm được và rảnh khi nào làm khi đó. Em không ngờ công việc này lại được các con hưởng ứng đến thế. Bé nào cũng hào hứng làm trong phòng vui hẳn lên. Các bé nhiều khi đau một chút, mệt một chút nhưng được làm tranh mà tạm quên đi nỗi đau. Ngoài việc có thu nhập còn là niềm vui cho các bé", một bà mẹ trong phòng bệnh 305 chia sẻ.
Nếu như ai đã từng một lần đến Khoa Nhi Bệnh viện Ung Bướu, sẽ cảm nhận được nỗi khó khăn cực nhọc của những gia đình có con bị bệnh đang điều trị tại đây. Hầu như gia đình nào cũng phải dành ít nhất 1-2 người để chăm sóc nuôi con tại đây. Việc điều trị cho các bé vô cúng tốn kém trong khi cha hoặc mẹ lại phải nghỉ làm.
Dù họ có chắt chiu bao nhiêu cũng không thể có đủ tiền điều trị từ tháng này qua tháng khác thậm chí năm này qua năm khác. Trăn trở băn khoăn suy nghĩ không biết làm các nào để có tiền lo cho con. Các bà mẹ đã nghĩ ra công việc làm tranh và rủ nhau cùng làm để kiếm tiền.
Nghĩ và làm, các mẹ mua nguyên liệu về làm tranh thủ lúc con ngủ, lúc rảnh rỗi. Thấy các bé hào hứng các mẹ bắt đầu chỉ cho các con. Mỗi ngày một đông thêm các bé tham gia. Những cô cậu bé mọi ngày còn khóc lóc mè nheo nhưng từ khi có công việc vui vẻ hẳn lên. Những bàn tay nhỏ bé ấy đã làm cho những bức tranh thêm ý nghĩa.
Mong rằng bạn đọc gần xa ủng mua tranh giúp đỡ các bé |
Làm ra được một bức tranh đã khó, tiền công lại chẳng được bao nhiêu. Vậy nhưng các bà mẹ và các bệnh nhi lại rất hào hứng làm. Đối với họ công việc làm tranh không chỉ để lấy tiền mà còn tạo thêm niềm vui cho các bé.
Các bức tranh được các bé làm ra được những người nhà bệnh nhân đến thăm thấy thương yêu mua giùm. Mỗi một bức chỉ có giá 120 ngàn đồng.
"Mỗi khi bán được một bức tranh cả phòng vui lắm. Chúng em ở đây coi nhau như người một nhà. Có hôm bán được mấy bức tranh, các mẹ mua cho các con một con cá lóc nướng cuốn rau, bún. Anh (PV) có tin nổi không, một con các lóc mà 30 thành viên ăn chung. Căn phòng như một ngôi nhà vậy. Các con ăn cá, còn các mẹ thì ngồi chấm, mút nước mắm vậy mà rất vui", chị Dương chia sẻ.
Mua một bức tranh cho các bé là tạo thêm một động lực cho các mẹ và các bé. Nếu như việc làm này được lan tỏa thì cũng là cơ hội để các bệnh nhi có tiền chữa bệnh.
Quý độc giả cần liên hệ mua tranh ở địa chỉ Phòng 305 Khu B lầu 2, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM hoặc số ĐT: 0987 623 786
Đức Toàn
" alt=""/>Bức tranh dệt lên từ những nỗi đau khắc khoải
Con ở nơi không thấy ánh sáng, chỉ có cơn đau và nỗi sợ hãi xâm lấn con hằng ngày. |
Đặc biệt là gần đây, khi các tế bào ung thư đã di căn vào gan, những cơn đau bụng ập đến, con nhức thấu tận trong xương. Con chỉ biết la khóc, cũng không thể diễn tả hết được con đau của mình.
Nhưng Minh Khang luôn đau đáu một mơ ước, được đi học. Bởi chỉ vài buổi được ngồi trong lớp dạy chữ của các cô giáo tình nguyện, nghe cô giảng bài, cô dạy hát, cô kể chuyện. Vậy là con ao ước. Mùa dịch Covid đã đánh cắp của con rất nhiều buổi học, mà không biết con sẽ còn chờ đợi được đến bao giờ. Con chỉ biết thường xuyên hỏi mẹ: “Sao lớp học vẫn chưa mở để con đi học hả mẹ? Hôm nào các cô sẽ mở lớp hả mẹ?”.
Tâm sự của Minh Khang, của cha mẹ con, sau khi được đăng tải trên Báo VietNamNet qua bài viết “Nhói lòng bé trai mù lòa do ung thư, tìm cha mẹ trong sợ hãi”, rất nhiều bạn đọc đã đồng cảm, ủng hộ và gửi tới gia đình con những lời động viên, an ủi. Số tiền 163.819.000 đồng đã được bạn đọc gửi tới gia đình thông qua Báo, và 17 triệu đồng được gửi trực tiếp tới gia đình con. Ai cũng mong đứa trẻ sẽ được bên cha mẹ lâu hơn chút nữa. Để khi mùa dịch qua đi, con lại trở về với những buổi học yêu thương của các cô giáo và các tình nguyện viên.
Nhận được số tiền quá lớn trong đời, chị Hoàng Thị Ánh Tuyết nghẹn ngào cảm ơn Báo VietNamNet đã kết nối giúp gia đình con, cảm ơn các mạnh thường quân đã tiếp sức, để gia đình có điều kiện ở bên, chăm sóc con nhiều hơn.
Khánh Hòa
Cánh tay của cậu bé 6 tuổi giơ tên, quơ quơ vào khoảng không, tâm trạng lo sợ. Anh Triều vội vã chạy đến, cầm lấy bàn tay nhỏ bé ấy, ra sức vỗ về. Đã 3 năm nay, bé Minh Khang phải sống trong bóng tối như vậy.
" alt=""/>Bạn đọc ủng hộ em bé mù lòa do ung thư 180 triệu đồngEm Phạm Minh Đức 10 tuổi mắc bệnh ung thư gan |
Một ngày dài bắt đầu bằng việc chiếc kim đâm chọc vào cánh tay nhỏ bé của cháu để lấy ven. Chợt một điều dưỡng thông báo ven cháu bị lặn, rất khó lấy. Ánh mắt ngây thơ bỗng chốc ầng ậng nước.
“Mẹ ơi có phải không có ven nữa là con sắp chết rồi không. Con chưa muốn chết. Mẹ xin các bác sĩ cho con truyền đi. Nôn mấy con cũng chịu được. Con không muốn chết đâu”, cháu Đức nắm chặt lấy bàn tay mẹ, kéo giật lại mong níu lấy một tia hy vọng.
Chị Lê Thị Bích gạt vội đi những giọt nước mắt đang lăn dài nơi gò má. Đã 3 năm nay, gia đình chị chưa có nổi một ngày vui vẻ. Ngày nào cũng như ngày nào, khi chiếc kim to chọc vào tay con chị cũng là lúc chị đau nhói ở tim. Con truyền hóa chất xong, chị lại chạy lên tầng 7 cùng tòa nhà để chăm người mẹ bị ung thư dạ dày.
Lần lượt chứng kiến cảnh con trai và mẹ đẻ cùng mắc bệnh ung thư khiến chị Bích như ngã quỵ |
Nhưng hôm nay, chị phải ở lại với con lâu hơn một chút để động viên con hiểu. Điều trị ung thư gan đã 3 năm nay, mọi vấn đề liên quan đến bệnh tật cháu gần như nhận thức được hết. Chị chỉ biết ôm con vào lòng, hứa sẽ gặp bác sĩ. "Mẹ không thể để con chết được", chị thì thầm.
Chuỗi ngày đau khổ của cả gia đình chị bắt đầu từ tháng 9/2016, khi chị chính thức nhận được kết quả xét nghiệm của bác sĩ. Ngay lập tức, cháu Phạm Minh Đức được chuyển sang bệnh viện K Tân Triều điều trị 8 đợt hoá chất.
Bệnh cứ tái đi tái lại không dứt. Về nhà 3 tháng, cháu bị tái phát nên phải cắt đi gần hết lá gan, tiếp tục truyền thêm rất nhiều đợt hoá chất nữa kéo dài liên miên nhiều năm ròng.
Cùng thời điểm con bị bệnh ung thư, chị Bích hay tin mẹ đẻ chị là bà Lê Thị Dung (70 tuổi) mắc bệnh ung thư dạ dày. Nỗi lo về bệnh tình của con kèm theo nỗi trăn trở khi biết mẹ cũng đang chịu sự rình rập từ căn bệnh hiểm nghèo khiến chị nhiều đêm mất ngủ.
Hai bà cháu cùng mắc căn bệnh ung thư quái ác |
Đợt Tết vừa qua, cả gia đình rơi vào khốn đốn khi cả hai bà cháu cùng phát bệnh. Dù được bảo hiểm hỗ trợ song cháu Đức vẫn phải mua nhiều loại thuốc ngoài danh mục. Đến nay, chi phí lên đến hơn 300 triệu đồng. Số tiền này chủ yếu do vay mượn vì vợ chồng chị Bích vốn làm nông, không thể lấy đâu ra nhiều tiền đến vậy.
Thậm chí, đến mảnh đất gia đình đang ở cũng phải đem cầm cố để có chút đồng ra đồng vào nhưng tất cả chỉ như muối bỏ bể. Chưa kể, chị phải nghỉ ở nhà để chăm con, chăm mẹ trong bệnh viện nên kinh tế gia đình sút giảm đi rất nhiều. Nợ cũ dồn nợ mới, thương con, bất lực, chị Bích thở dài buông thõng cánh tay xuống khiến con trai giật mình.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Bích, tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La. Số điện thoại: 0336888781 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.059 (em Phạm Minh Đức ) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Khối u chèn ép não con gây ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh khiến chị Duyên lo sợ. Chị đã đem cầm sổ đỏ với mong muốn sớm giúp con thoát khỏi tình trạng ngặt nghèo.
" alt=""/>Hai bà cháu cùng ung thư, gia đình nghèo bất lực