Đội bóng nhà giàu mới nổi Newcastle xác nhận hoàn tất việc ký hợp đồng với Kieran Trippier trong một thỏa thuận có thời hạn hai năm rưỡi. |
Kieran Tripper trở thành bản hợp đồng đầu tiên của Newcastle dưới thời ông chủ Saudi Arabia |
Đây cũng là thương vụ đầu tiên của Chích chòe, kể từ khi được ông chủ Saudi Arabia mua lại.
Atletico Madrid rất muốn giữ Trippier nhưng cầu thủ này vốn kỳ vọng MUđưa anh trở lại quê nhà ở chuyển nhượng hè 2021 (nhưng điều đó đã không xảy ra), do vậy đã không bỏ qua cơ hội này.
Hậu vệ 31 tuổi bày tỏ niềm vui khi gia nhập Newcastle, dù đội bóng đang đứng áp chót BXH Premier Leaguevới chỉ 11 điểm sau 19 trận đã chơi:
|
MU có ý định ký Kieran Trippier hồi hè vừa qua, nhưng sau đó đã từ bỏ thương vụ khiến hậu vệ này không khỏi thất vọng |
“Tôi rất vui khi được gia nhập CLB này. Tôi thật sự rất thích khoảng thời gian ở Madrid, nhưng khi tôi biết được sự quan tâm từ Newcastle cũng như đã từng làm việc với HLV Eddie Howe, tôi biết đó là nơi tôi muốn đến.
Tôi biết còn nhiều việc ở phía trước, nhưng tôi biết rõ đòi hỏi của Premier League. Tôi rất nóng lòng, chờ giây phút được bước ra sân St James Park với tư cách là một cầu thủ của Newcastle”.
Newcastle được cho đã trả khoảng 12 triệu bảng cho Atletico để có được Kieran Trippier. Dự kiến, cầu thủ này sẽ có trận ra mắt Chích chòe trong cuộc đấu với Watford tại Premier League vào ngày 15/1 tới.
L.H
MU giúp Rangnick vượt khó, Liverpool chốt ‘bom tấn’ 60 triệu bảng
Ông chủ MU giúp Ralf Rangnick vượt khó, Liverpool chốt ‘bom tấn’ Luis Diaz 60 triệu bảng, Man City đưa Aguero trở lại là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 7/1.
" alt="Kieran Trippier hụt cập bến MU, hớn hở ra mắt Newcastle"/>
Kieran Trippier hụt cập bến MU, hớn hở ra mắt Newcastle
|
Mẫu xe Oldsmobile Cutlass Ciera đời 1988 |
Mới đây, Oldsmobile Cutlass Ciera 1988 là một trong những mẫu xe hiếm hoi của Oldsmobile được trang bị động cơ xăng và cần số tự động (khá cải tiến lúc bấy giờ) đã xuất hiện tại Hà Nội thu hút sự chú ý của giới mê xe cổ.
|
Xe sở hữu thiết kế khá vuông vức. |
Trao đổi với phóng viên, anh Đỗ Quang Tú, người nổi tiếng trong giới săn xe cổ ở Hà Nội, chủ nhân chiếc xe này cho biết: "Tôi mới săn mua được chiếc xe Mỹ Oldsmobile Cutlass này từ chủ cũ ở miền Nam. Xe đến nay đã lăn bánh được 10 vạn km và vẫn chạy vù vù rất khỏe. Điểm tâm đắc nhất ở chiếc xe này là đời cổ 32 năm tuổi nhưng thời đó xe đã được trang bị cần số tự động và thắng tay dạng đạp chân, những thứ mà phải Camry 2006 trở đi mới có".
|
Nắp capô có các đường gân nổi. |
Theo anh Tú, chiếc xe vẫn nguyên bản theo thời gian. Xe sở hữu ngoại thất màu xanh nước biển còn khá mới. Nội thất ghế nỉ xanh nước biển pha lẫn với da voi châu Phi. Vô lăng gật gù, vẫn còn nguyên chữ ký của người sáng lập thương hiệu xe.
|
Bên trong nội thất xe. |
|
Chữ ký trên vô lăng xe vẫn còn nguyên bản. |
Mẫu xe này được trang bị động cơ Buick 3.8 L V6 tiêu chuẩn, hộp số tự động 4 cấp, hệ thống xả thể thao, ghế xô phía trước và cửa sổ chỉnh điện. Đèn pha composite được làm tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu Cutlass Ciera.
|
Xe được trang bị động cơ V6. |
Oldsmobile Cutlass Ciera được sản xuất và đưa ra thị trường từ năm 1982 đến năm 1996. Ở nước ta, số lượng những chiếc xe Oldsmobile Cutlass Ciera khá hiếm.
"Thời những năm 90, chiếc xe này có giá chắc cũng phải bằng tiền mấy cái nhà mặt đường. Quan chức nhà nước mình thời đó chỉ đi Toyota Crown còn xe này phải giới tư bản Mỹ mới đủ đủ điều kiện để đi", anh Tú nói.
Anh Tú cho biết thêm, chiếc xe Oldsmobile Cutlass Ciera của anh hiện có giá hơn 400 triệu đồng. Xe có giá trị sưu tầm hoặc sử dụng vẫn rất cao.
Khánh Vy
Thêm loạt xe mới 2021 lộ thiết kế được mong chờ
Gần về cuối năm nhiều mẫu xe thế hệ mới 2021 tiếp tục lộ thiết kế kèm thông số khiến người tiêu dùng không khỏi mong chờ.
" alt="'Xế độc' Oldsmobile Cutlass Ciera 1988 giá hơn 400 triệu tại Hà Nội"/>
'Xế độc' Oldsmobile Cutlass Ciera 1988 giá hơn 400 triệu tại Hà Nội
|
Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) chia sẻ góc nhìn về tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Với đánh giá của mình, bà Tô Thị Thu Hương cho rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực, tiềm năng để phát triển. Mục tiêu của Bộ TT&TT là sẽ nâng con số các doanh nghiệp công nghệ Việt lên 100.000 vào năm 2020.
Đồng quan điểm với bà Hương, ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp cũng có cái nhìn rất lạc quan về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Tân lấy ví dụ về VinFast khi công ty này xây dựng được một nhà máy ô tô trong thời gian rất ngắn nhờ triển khai mô hình 4.0, với đặc trưng là việc tự động hoá.
Trường hợp thứ 2 là của Viettel. Cách đây vài năm, Viettel vẫn phải đi mua thiết bị của nước ngoài, thế nhưng giờ đây, nhà mạng này đang dần làm chủ việc sản xuất hạ tầng viễn thông. Hiện trên thế giới chỉ có 4 doanh nghiệp làm được như vậy.
|
Theo ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp, để thành công, các start-up Việt phải tìm ra được một "bài toán" và cách giải đủ hay. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Nguyễn Thế Tân, hiện Việt Nam đã có khá nhiều các công ty công nghệ, mỗi công ty lại có một thế mạnh khác nhau. Việt Nam cũng không thua kém quá nhiều so với thế giới khi chỉ đứng sau các nước top đầu về công nghệ một chút. Để phát triển các doanh nghiệp công nghệ, về mặt tài chính giờ đây cũng không còn quá khó khăn, miễn là ta có sản phẩm đủ hay để thuyết phục được các nhà đầu tư quốc tế.
Cùng với bà Hương, vị TGĐ VCCorp tin rằng tiềm lực của ngành công nghệ Việt Nam còn rất lớn. Xuất phát điểm đã có, cái còn thiếu chỉ là có quyết tâm và có bài toán hay để làm hay không?
Phải làm gì để phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam?
Theo ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT - một công ty Việt đang hết sức thành công tại thung lũng Silicon, với các công ty công nghệ, đội ngũ nhân viên giỏi nắm vai trò nòng cốt. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính để xây dựng được các công ty công nghệ thành hay bại.
Ông Hùng cho rằng, ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư vẫn còn có khoảng cách nhất định so với thế giới. Kỹ sư Việt có thể làm rất tốt khi gia công phần mềm, thế nhưng để tự làm ra sản phẩm của mình thì cần phải tốt hơn nữa.
Yếu điểm cố hữu của người Việt là kỹ năng mềm, cụ thể là khả năng nói tiếng Anh. Điều mà chính phủ có thể làm là hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
|
Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT. Đây là doanh nghiệp công nghệ thành công nhất của người Việt tại thung lũng Silicon. Ảnh: Trọng Đạt |
Với các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, nhà sáng lập của Got IT cho rằng, sức mạnh của công nghệ là xuyên biên giới, do vậy việc làm start-up có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, không nhất thiết là phải ở Mỹ hay ở Việt Nam.
“Ngay khi bắt đầu công ty, đừng nghĩ mình có thể thành công ở Việt Nam hay không. Phải nghĩ khi ra nước ngoài mình sẽ tìm kiếm cộng sự ra sao? Chiến lựợc xâm nhập vào các thị trường mới thế nào? Điều này giúp sản phẩm của bạn có được một thị trường lớn ngay từ đầu, thay vì việc phải bó buộc vào thị trường trong nước”, ông Hùng nói.
|
Bộ TT&TT đã chọn Make in Vietnam làm slogan cho ngành công nghiệp ICT. |
Tại Việt Nam, kể từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc phải có 1 slogan cho ngành công nghiệp ICT nước nhà. Sau khi cân nhắc, tham khảo mô hình của nhiều nước phát triển về công nghệ như Ấn Độ, Hàn Quốc hay Đài Loan, thông điệp Make in Vietnam được lựa chọn.
Khác với Made in Vietnam chỉ đơn thuần là sản xuất ở Việt Nam, với Make in Vietnam, cụm từ này thể hiện sự chủ động, sáng tạo, cũng như khát khao của người Việt trong việc làm chủ công nghệ.
Bộ TT&TT đã nỗ lực làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết các ưu đãi về thuế, thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh đó là thúc đẩy mua sắm chính phủ nhằm tạo thị trường cho các sản phẩm công nghệ Việt Nam. Không chỉ vậy, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Đây là diễn đàn quy mô quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với trọng tâm nhằm phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ, hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Đó cũng là nơi mà các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, FPT, VNG, CMC, VCCorp,... cùng nhau tìm ra lời giải cho bài toán Việt Nam.
Theo ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT, việc chọn chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước.
Trọng Đạt
" alt="Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ"/>
Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ