Tôi nỗ lực để con thoát khỏi nhóm yếu thế tuyển sinh
作者:Thể thao 来源:Nhận định 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 08:52:10 评论数:
Tôi cũng có một đứa con năm nay học cấp 2 như chị Thùy Chi. Nhưng khác với gia đình chị,ôinỗlựcđểconthoátkhỏinhómyếuthếtuyểhôm nay mùng mấy con đầu của tôi năm nay vừa trúng tuyển nguyện vọng 1 bằng xét tuyển sớm.
So với thời của 8X chúng tôi ngày trước, việc thi vào các trường cấp 3 của các con vất vả hơn nhiều, còn tuyển sinh đại học lại đa dạng lựa chọn. Ngẫm lại, tôi thấy do mục tiêu mình hướng tới là chọn ngành tốt, trường tốt nên không có cuộc thi nào "dễ thở".
3 năm trước, cả gia đình vừa vui mừng vì cậu con trai đã trúng vào trường cấp 3 có điểm số thuộc top trên của Hà Nội, tốt hơn trường tôi học ngày xưa. Hôm thứ 7 vừa rồi, trong khi các bạn hồi hộp nín thở xem có đỗ nguyện vọng 1 từ xét tuyển THPT quốc gia không, thì con tôi đã an nhàn một suất ngành Ngôn ngữ của Trường ĐHQG Hà Nội, cũng là nguyện vọng 1 mà 2 mẹ con xác định từ đầu.
Cũng may mắn là con trúng tuyển sớm từ kết quả IELTS 7.0 và điểm thành phần 2 môn Toán, Văn trong kì thi THPT quốc gia là 14 điểm; chứ để "đọ tay không" bằng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia thì không biết thế nào. Điểm thi mỗi năm một cao, các tỉnh chấm bài lỏng chặt khác nhau, chênh lệch 1-2 điểm là "biến số" đỗ trượt khác nhau ngay, có ôn chăm chỉ đến mấy cũng chờ may rủi.
Vào lớp 10 một học kỳ, xem xét kết quả các môn văn hóa, tôi tính cho con đi luyện IELTS, mục tiêu từ 7.0 trở lên, đồng thời vẫn song song cho đi học thêm Toán và Văn. Nhưng sự nghiệp luyện chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng không dễ. Sau mấy năm vùi đầu luyện qua cửa ải lớp 10, con khó bảo hơn hồi cấp 2. Tìm được lớp tốt, thầy hay thì một thời gian cô "trả lại" vì con lúc đi muộn, lúc không hoàn thành bài, lúc bảo không muốn học, còn môn game thì cháu vẫn cứ mê.
Quay đi quay lại cũng hết năm lớp 10, từ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa, hay thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, tôi bảo con nếu không cày được ải chứng chỉ quốc tế thì phải tìm lớp cho mấy kì thi kia... Vừa mềm, vừa cứng, cuối cùng con chọn thi chứng chỉ IELTS và phải mất hai lần thi mới được kết quả mong muốn.
Đối với cô con gái thứ hai, tôi sớm có định hướng khác. Hồi tiểu học, phát hiện cháu có năng khiếu vận động, tôi cho con tham gia một câu lạc bộ thể thao, vừa rèn luyện sức khỏe, cải thiện chiều cao và rèn để có được giải thưởng thể thao học sinh. Nếu cháu được giải ở các sân chơi thể thao học đường cấp quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào cấp 3. Con đường này khá khắc nghiệt vì số lượng ít trong khi nhiều phụ huynh ngày càng quan tâm.
So với học thêm các môn văn hóa, việc luyện tập thể thao ở các câu lạc bộ bên ngoài cũng tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc đầu tư có khi còn nhiều hơn. Ngay cả khi có tiền, có thời gian, có người đưa đón, nhưng con không chịu được kỷ luật rèn luyện thì cũng sớm rời cuộc chơi. May mắn là có một chút năng khiếu, cùng với sự bền bỉ ròng rã mấy năm trời, vừa qua con đã đạt giải thưởng để có tấm vé sớm vào cấp 3. Tạm yên tâm khi cửa cấp 3 đã mở, với tâm lý thoải mái, cô con gái lớp 8 giờ đây dành thời gian nhiều cho các môn văn hóa mà mình yêu thích.
Từ cấp 1 đến cấp 3, gia đình tôi cũng chỉ cho con theo học các trường công lập, vì các trường gần nhà cũng tốt. Điều kiện kinh tế cũng không xông xênh để theo đuổi nhiều chương trình học tiên tiến nên tôi phải lựa chọn hướng đầu tư tối ưu, cùng với đó là biết bao công sức của một "xe ôm chính hiệu".
Tôi tham gia các diễn đàn, hội nhóm phụ huynh và cũng thạo nhiều thông tin thi cử. So với cách đây 10 năm, việc tuyển sinh đại học thay đổi chóng vánh. Trước, chỉ có thi như thi THPT là căn cứ duy nhất để tuyển sinh. Giờ học Tây chóng vánh, các trường của ta cũng đủ kiểu xét tuyển: học bạ, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (và sắp bão hòa, lại tiến đến SAT), các kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (TSA), đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA). Các kỳ thi liên tục, kết quả sử dụng trong mấy năm....
Cũng phải tỉnh táo mà thấy là cách tuyển thì nhiều, cửa vào các trường "cao thủ" từ xưa đến nay chưa bao giờ dễ cả. Năm ngoái còn có vụ thủ khoa THPT quốc gia còn trượt cả ĐH Bách khoa Hà Nội, năm nay đến lượt các trường sư phạm, báo chí thí sinh 9 điểm mỗi môn cũng hết cơ hội. Ngay cả xét tuyển sớm, dù là con cấp 2 tìm cửa vào cấp 3, hay con cấp 3 tìm chỗ vào đại học cũng cần đầu tư không nhỏ cho việc học thêm, rèn luyện.
Sau hôm có điểm chuẩn đại học năm nay, tôi đọc được bài viết của một thầy hiệu trưởng, nói rằng trong mọi vấn đề luôn có hai nhóm: hưởng lợi và không được hưởng lợi. Thầy có nói rằng, nhóm hưởng lợi là nhóm các thí sinh có nhận thức đúng về cơ hội mở ra khi chính sách tuyển sinh thay đổi, trong đó nhà trường và phụ huynh có vai trò quan trọng. Phụ huynh cũng dành cả thời gian, nguồn lực hỗ trợ con sát sao và... rành mạng xã hội nữa. Nhóm không được hưởng lợi là ít thông tin và cả "lực bất tòng tâm" khi việc tham gia các kỳ thi khác ngoài thi THPT quốc gia là tốn kém, có thể xem là nhóm "yếu thế".
Cuộc chiến "thi cử 4.0" nay đòi hỏi nhiều nguồn lực. Và dù gia đình không phải khá giả, nhưng tôi đã nỗ lực để thoát khỏi nhóm "yếu thế" tuyển sinh.
Bích Vân (Hà Nội)
(Một phụ huynh ở Hà Nội)