Nhận định, soi kèo Jalzabet vs Moslavina Kutina, 21h30 ngày 30/8
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/45a990006.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Duhok vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 14/1: Bất ngờ từ chủ nhà
Ngày 23/7, sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng, nhiều thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM mới "té ngửa" khi biết rằng nhà trường đã công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển từ ngày 19/7.
Nhiều trường hợp thí sinh trước đó đăng ký vào một trường công an, nhưng do điểm thấp đã điều chỉnh cả 3 nguyện vọng của mình vào Trường ĐH Luật TP.HCM mà không tìm hiểu kỹ thông tin về đề án tuyển sinh của trường, nay không còn cơ hội vào đại học.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh: Lê Văn) |
4.640 thí sinh "ở lại" nguyện vọng 1
Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 20/4/2017, có 16.940 thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM. Sau khi xét tuyển sơ bộ, có 4.018 thí sinh đạt tiêu chuẩn để vào vòng "xét trúng tuyển".
Kết quả xét tuyển sơ bộ dựa trên điểm học bạ và điểm thi THPT quốc gia 2017 đã được trường công bố từ 12/7.
Các thí sinh đủ điều kiện ở giai đoạn 1 được tham gia kỳ kiểm tra năng lực vào buổi sáng ngày 16/7/2017 (chủ nhật). Trường đã thông báo tới tất cả các thí sinh nhưng chỉ có 3.456/4.018 thí sinh có mặt làm bài kiểm tra, đạt tỷ lệ 85,44%.
Tới ngày 19/7, trường công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, điểm xét tuyển (chính thức) và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển với tổng số 1.900 em trên 1.600 chỉ tiêu mà trường công bố.
Điều đáng nói là nhiều thí sinh hoặc không tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của trường hoặc không nhận được thông tin, đã dẫn tới những trường hợp vẫn giữ nguyên hoặc tiếp tục đăng ký nguyện vọng 1 vào trường trong đợt điều chỉnh nguyện vọng vừa qua.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, tới cuối ngày 24/7 - một ngày sau khi kết thúc điều chỉnh nguyện vọng - vẫn còn 4.640 thí sinh đăng ký xét tuyển và đều là nguyện vọng 1 vào trường (trong đó đã bao gồm 1.900 thí sinh trong danh sách dự kiến trúng tuyển).
Như vậy, sẽ có tới 2.740 thí sinh sẽ mất cơ hội xét tuyển nguyện vọng 1 sau khi Trường ĐH Luật TP.HCM "khóa sổ" danh sách thí sinh trúng tuyển trên hệ thống. Số này bao gồm những thí sinh không vượt qua được bài kiểm tra năng lực và hơn 1.000 thí sinh vẫn đăng ký NV1 vào trường mà không tham gia bài kiểm tra năng lực.
Sự việc bắt đầu từ chuyện Trường ĐH Luật TP.HCM năm nay xét tuyển theo phương thức kết hợp xét tuyển bằng học bạ và bằng điểm thi THPT quốc gia 2017 với kiểm tra đánh giá năng lực. Việc xét tuyển bằng học bạ và bằng điểm thi THPT quốc gia 2017 là bước sơ bộ. Điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực là bước xét trúng tuyển.
Các tiêu chí này được trường xác định như sau: điểm học bạ chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển, điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 chiếm tỷ trọng 50% điểm trúng tuyển, và điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực chiếm tỷ trọng 40% điểm trúng tuyển.
Do thí sinh không tìm hiểu kỹ?
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết ngày 19/7, sau khi trường công bố danh sách trúng tuyển, thí sinh thí đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM đã biết đỗ hoặc không đỗ.
Các thí sinh có nguyện vọng vào học phải điều chỉnh “thứ tự ưu tiên 1” là Trường ĐH Luật TP.HCM và nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 trước ngày 26/7 để xác nhận nhập học. Khi không trúng tuyển hoặc không muốn nhập học, thí sinh được điều chỉnh bỏ nguyện vọng vào trường để đổi thành nguyện vọng khác.
Những thí sinh không trúng tuyển hoặc trúng tuyển nhưng không còn nguyện vọng theo học tại Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ vẫn còn 3 ngày (từ ngày 19-21/7 bằng phương thức trực tuyến) hoặc 5 ngày (từ ngày 19-23/7 bằng phương thức ghi Phiếu điều chỉnh nguyện vọng) để thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng theo quy định chung của Bộ GD - ĐT.
Theo ông Hải, như vậy thí sinh trước đó đăng ký vào Trường ĐH Luật TP.HCM có thể thay đổi nguyện vọng sang trường khác, nhưng thí sinh trước đó đăng ký nguyện vọng trường khác thay đổi nguyện vọng sang trường này lại không có ý nghĩa, do các thí sinh không dự kỳ kiểm tra đánh giá năng lực.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) nhận định dẫn đến những trường hợp như trên có thể do thí sinh đã đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng nên bỏ qua nguyện vọng vào Trường ĐH Luật TP.HCM, không cần thay đổi. Nhưng bà Phụng cũng không loại trừ có những thí sinh không thực hiện cảnh báo của hệ thống, không tìm hiểu thông tin về trường mà mình đã đăng ký xét tuyển để thực hiện yêu cầu của trường.
Theo nguyên tắc chung, hệ thống sẽ không xét nguyện vọng của những thí sinh này vào Trường ĐH Luật TP.HCM mà sẽ xét tuyển ở các nguyện vọng khác (từ các nguyện vọng thứ 2 trở đi).
Theo bà Phụng, trước đó Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo thí sinh phải tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường trước khi đăng ký xét tuyển cũng như điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
"Hệ thống nghiệp vụ tuyển sinh đã được thiết kế rõ nội dung cảnh báo, nhắc nhở đối với thí sinh khi đăng nhập vào hệ thống phải tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường, nhất là các trường có ngưỡng đảm bảo chất lượng, điều kiện nhận hồ sơ, điều kiện sơ tuyển, đánh giá năng lực, năng khiếu…".
Lê Huyền - Lê Văn
">Tuyển sinh đại học 2017: Hơn 2700 thí sinh tuột cơ hội xét tuyển nguyện vọng 1
"Anh tổ chức" ra đề chưa tinh tuyển
Điểm cao nhưng vẫn trượt trường đại học là câu chuyện nóng nhất của kỳ tuyển sinh 2017. Nguyên nhân một phần là do kết quả kỳ thi THPT quốc gia chưa giúp phân loại rõ ràng ở nhóm thí sinh điểm cao, khiến một số trường phải vận dụng tiêu chí phụ để tinh tuyển.
Thống kê từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT cho thấy, có tới gần 13.000 thí sinh có mức điểm từ 27 điểm trở lên (mỗi môn thi đạt 9 điểm) - mức điểm mà trong quán tính tư duy của nhiều người, hẳn là rất cao.
Chưa kể, những thí sinh có mức điểm thấp hơn nhưng nhờ có điểm ưu tiên nên cũng được bổ sung vào lực lượng "điểm cao" vốn đã rất hùng hậu của năm nay.
Trong số hàng chục ngàn thí sinh điểm cao này, hẳn sẽ có nhiều em trượt nguyện vọng các trường mình yêu thích vì đều có xu hướng lựa chọn những ngành thời thượng nhất.
Thành ra, mức điểm trên 27 điểm, thậm chí 29 điểm nếu các năm trước được gọi là cao thì năm nay không còn "cao" nữa.
Thực tế, nhìn vào diễn biến thi cử những năm qua, hiện tượng điểm cao vẫn trượt đại học năm nào cũng có.
Tuy nhiên, khi các trường coi điểm thi là tiêu chí duy nhất thì việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia - một kỳ thi về bản chất phục vụ mục đích xét tốt nghiệp phổ thông - cho xét tuyển đại học đã khiến câu chuyện điểm cao vẫn trượt mới trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT cho rằng, về mặt bản chất, mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia là kiểm tra việc nắm bắt vận dụng kiến thức phổ thông của học sinh như thế nào. Trong khi đó, kỳ thi ĐH lại có mục tiêu chọn những người có tố chất phù hợp nội dung sẽ học và ngành nghề dự kiến sẽ làm việc sau này.
"Hai kỳ thi này về nguyên tắc không hoàn toàn trùng nhau"- ông Tùng nói.
"Chị tuyển sinh" chỉ dùng kết quả điểm thi
Thực tế, các trường có quyền sử dụng hoặc không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học.
Quy chế tuyển sinh 2017 của Bộ GD-ĐT quy định rõ, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng hoặc kết hợp nhiều phương thức. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, trong 336 đơn vị có mã tuyển sinh thì chỉ có 14 nơi không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia.
Một số quy định mà trước đây vốn không ảnh hưởng mấy, trong bối cảnh số lượng thí sinh điểm cao nhiều như năm nay, các tiêu chí phụ lại có vai trò quyết định, còn tiêu chí chính là tổng điểm 3 môn thi oái oăm thay lại trở thành tiêu chí phụ.
Vì vậy, những bất cập trong kỳ tuyển sinh năm nay, cũng như những kỳ tuyển sinh trước bắt nguồn từ việc các trường tuyển sinh chỉ dựa vào kết quả của một kỳ thi.
Ông Tùng cho rằng, các trường sẽ phải thay đổi phương thức tuyển sinh để “đi bằng 2 chân” thay vì chỉ dựa vào điểm số một kỳ thi như hiện nay, bởi lẽ, sớm muộn gì, mỗi trường đều phải trả lời câu hỏi: Tôi cần thí sinh đầu vào có tố chất như thế nào.
"Bản chất của tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH xuất phát từ việc các trường muốn có đầu vào như thế nào. Khi đó, tiêu chí không chỉ đơn thuần là học sinh học giỏi phổ thông nữa" - ông Tùng phân tích.
Ông Tùng dẫn ví dụ về trường hợp của ĐH Luật TP.HCM với phương thức tuyển sinh kết hợp kết quả thi THPT, điểm học bạ và kết quả bài thi năng lực đã giúp trường này tránh được những rắc rối như những trường tốp trên gặp phải trong những ngày xét tuyển vừa qua.
Tiêu chí mà ĐH Luật đưa ra là 50% kết quả thi THPT quốc gia, 10% điểm thi học bạ và 40% là kết quả bài thi năng lực. Mặc dù với tỉ trọng này, có những tiêu chí vẫn là chính, có tiêu chí là phụ nhưng không có yếu tố nào quá chính mang tính chất quyết định, cũng không có yếu tố nào quá phụ.
Bên cạnh đó, trường sử dụng kết quả thi THPT và kết quả học bạ để sơ tuyển trước. Sau khi chọn được số lượng thí sinh nhất định qua vòng sơ tuyển mới tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để chọn thí sinh phù hợp nhất với tiêu chí của mình.
Đây cũng là bước đầu theo cách mà các trường ĐH trên thế giới đang làm. Khi đó, điểm số của các kỳ thi chỉ là một phần để đảm bảo thí sinh có đỗ vào trường; ngoài điểm số, thí sinh còn phải chứng minh bản thân mình phù hợp với tiêu chí của trường thông qua phỏng vấn, viết luận hay những thành tích hoạt động xã hội.
Lấy ví dụ ngay với nhóm trường danh giá nhất trong các kỳ tuyển sinh.
Các trường y dược ở Mỹ khi xét tuyển, ngoài bài kiểm tra đầu vào, và phỏng vấn, thí sinh còn cần có thư giới thiệu, bài luận. Nhiều trường còn yêu cầu thí sinh phải có bằng cử nhân 4 năm trước khi thi vào trường y.
Trong khi đó, ở Việt Nam, những trường y lớn nhất như ĐH Y Hà Nội và ĐH Y - Dược TP.HCM vẫn chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất là điểm số. Thậm chí, ngay cả 4 tiêu chí phụ mà ĐH Y Hà Nội đưa ra năm nay cũng vẫn căn cứ trên điểm số các môn thi.
Có lẽ câu hỏi này của nhiều người là có lý: "Điều gì đảm bảo một thí sinh đạt điểm cao cả ba bài thi kiến thức giáo dục phổ thông sẽ trở thành một bác sĩ giỏi?"
Ông Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho hay, thống kê của trường đối với sinh viên trong nhiều năm qua cho thấy, điểm đầu vào chỉ tương quan thuận với điểm học đại học đối với sinh viên năm thứ nhất, điểm đại học các năm sau không còn tương quan với điểm thi đầu vào.
"Tất nhiên, thí sinh giỏi thì được điểm thi cao, nhưng không phải tất cả thí sinh có điểm thi đầu vào cao đều học giỏi khi vào đại học"- ông Xê nhìn nhận.
TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH Ngoại thương nhìn nhận việc các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển như vừa qua là hệ quả của truyền thống tuyển sinh chỉ sử dụng kết quả của một cuộc thi.
Bà Hương cho biết thêm, nhiều sinh viên thủ khoa đầu ra không phải là những người có điểm cao ở đầu vào.
Phương án tuyển sinh phải đánh giá được toàn bộ quá trình học tập của thí sinh chứ không chỉ dựa vào kết quả một kỳ thi.Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức tuyển sinh cũng cần tránh gây sốc. Trường ĐH Ngoại thương cũng đã có lộ trình thay đổi phương thức tuyển sinh từ trước.
Con đường này có lẽ còn xa với nhiều trường khi câu hỏi lớn vẫn đang loay hoay giải vẫn là: "Làm thế nào để tôi tuyển đủ thí sinh?".
Lê Văn - Lê Huyền
">Điểm cao vẫn trượt đại học: Tại anh hay tại ả?
100 triệu tài khoản VK được rao bán trên thị trường chợ đen.
Peace đã cung cấp cho trang Motherboad danh sách dữ liệu chứa tổng cộng 100.544.934 hồ sơ và LeakedSource cũng cung cấp một phiên bản khác với ít hồ sơ hơn để xác minh. Dữ liệu chứa họ, tên, địa chỉ email, số điện thoại và mật khẩu của người dùng.
Peace cho biết ở thời điểm hắn hack VK, mật khẩu của người dùng không được mã hóa. Peace bán số dữ liệu này với giá 1 Bitcoin, tương đương 570 USD theo thời giá hiện tại.
Motherboard đã lấy ngẫu nhiên 100 tài khoản trong số đó và tìm kiếm thử thì thấy 92 tài khoản đang hoạt động. Một người bạn Nga của Motherboard xác nhận rằng các mật khẩu mà Peace cung cấp là chính xác.
Mặc dù vậy không phải tất cả số điện thoại được cung cấp đều chính xác. Tại thời điểm hiện tại, VK yêu cầu người dùng cung cấp số điện thoại để xác thực đăng ký nhưng trước đó thì không.
Theo Peace, VK đã bị hack từ khoảng giữa năm 2011 tới 2013. Hắn còn tuyên bố có quyền truy cập 71 triệu tài khoản khác nhưng quyết định không bán chúng.
LeakedSource cho biết trên blog của hãng rằng dữ liệu này được cung cấp bởi người dùng có biệt danh "Tessa88". Chính biệt danh này cũng đã từng được sử dụng để tiết lộ dữ liệu của người dùng MySpace gần đây.
Theo phân tích của LeakedSource, mật khẩu phổ biến nhất trong dữ liệu là "123456" với 709.067 lần xuất hiện. Các mật khẩu dễ đoán được dùng nhiều khác gồm "qwerty", "123123" và "qwertyuiop".
Hơn 1 triệu email sử dụng tên miền @mail.ru, một dịch vụ email phổ biến tại Nga.
Cả sáng lập viên Durov và phát ngôn viên của VK đều chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.
Theo Trí thức trẻ/Motherboad
Phiên bản Facebook tự chế của Triều Tiên bị hack tơi tả">100 triệu tài khoản Facebook Nga bị rao bán trên thị trường web đen
Kèo vàng bóng đá Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/1: Khởi đầu suôn sẻ
Gặp chàng trai 'kiếp trước từng sống trên Sao Hỏa'
"Tôi đảm bảo với các bạn là Tim Cook và Apple sẽ không vui gì với giải pháp mà FBI đang sử dụng", McAfee tuyên bố trong chương trình "Power Lunch" của đài CNBC, không quên thể hiện quan điểm rằng bản thân ông cũng không đồng tình với cách tiếp cận đó. "Nó cũng tệ như việc bạn dùng chung một chiếc chìa khóa cho tất cả mọi thiết bị trên đời này vậy".
McAfee là một chuyên gia bảo mật kỳ cựu, người từng gây nhiều tranh cãi với tuyên bố "Để tôi hack chiếc iPhone đó cho". Ông từ chối tiết lộ người đang bắt tay FBI để bẻ khóa chiếc iPhone 5C nói trên, cũng như phương thức tiến hành dự định ra sao. Nhưng những lời bình luận này được đưa ra ngay sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ có thể đã "tìm được một bên thứ ba đồng ý hack chiếc iPhone".
Apple vẫn kiên trì cuộc chiến pháp lý với FBI và từ chối bẻ khóa chiếc iPhone 5C |
Cuộc chiến giữa Apple và FBI đang ngày một gay cấn hơn với những diễn tiến hết sức bất ngờ. Khi FBI liên tục gây sức ép buộc Apple phải thay đổi thuật toán của mình để FBI có thể đột nhập được vào chiếc iPhone nói trên, còn Apple liên tục từ chối thì đột nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ lại xin Tòa án Mỹ tạm hoãn phiên tòa đối chất giữa hai bên, với lý do là đã tìm được bên thứ ba hỗ trợ "hack" và cần thêm thời gian để thử nghiệm phương pháp nói trên, đồng nghĩa với việc không cần tới sự hợp tác của Apple nữa.
Rất nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ sự cứng rắn của Apple trong vụ việc lần này. Họ tin rằng, nếu Apple nhân nhượng thì sẽ tạo thành tiền lệ vô cùng nguy hiểm và đe dọa sự an toàn của hàng trăm triệu người sử dụng iPhone khác.
McAfee nói rằng ông biết rõ lý do FBI thay đổi quyết định và rằng sử dụng phương pháp này để xâm nhập một chiếc điện thoại này sẽ "dễ dàng hơn nhiều so với cách họ yêu cầu Apple phải làm", tuy nhiên ông không ủng hộ việc đó.
Trong quá khứ, McAfee nổi tiếng vì đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hổng nguy hiểm, cũng như với nhiều lời bình luận gây tranh cãi trên mặt báo. Ông cũng chỉ trích các nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc lần theo dấu vết liên lạc của khủng bố, khi "các công nghệ cần thiết đều đã có". Ông cũng mô tả một thiết bị cụ thể có thể can thiệp vào các cuộc gọi, theo dõi bàn phím trước khi chúng được mã hóa, hay chụp lại màn hình thiết bị. "Những thiết bị này sẽ giúp theo dõi, giám sát hoạt động khủng bố một cách hiệu quả", ông nói.
T.C
">
John McAfee: Tôi biết ai đã giúp FBI 'hack' Apple iPhone
Nhiều phần mềm hiện đang sử dụng các ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành được áp dụng như hệ thống quản lý văn bản và điều hành; quản lý dữ liệu tổ chức đảng và đảng viên 3.0; hỗ trợ công tác bầu cử, kiểm phiếu; hệ thống mạng thông tin diện rộng của Đảng Lotus Notes 8.5; hệ thống phòng họp trực tuyến; ứng dụng thư điện tử công vụ...
Thời gian tới, Đảng ủy Khối sẽ triển khai một số ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý đảng viên, sinh hoạt đảng, chi bộ, kiểm tra giám sát...
Đảng ủy Khối phấn đấu đến năm 2030 có 100% văn bản, tài liệu được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành; 100% văn bản ban hành đều được thực hiện chữ ký số; 100% các hội nghị trực tuyến của Trung ương và Tỉnh ủy được tiếp phát tại điểm cầu Đảng ủy Khối...
Hội thảo đã được nghe các tham luận, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số tại các tổ chức cơ sở đảng; những giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu đề ra đến năm 2030.
Phát biểu hội thảo, đồng chí Huỳnh Ngọc Anh, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh nhấn mạnh, chuyển đổi số trong công tác đảng là cần thiết, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng hợp, thông tin, báo cáo từ Đảng ủy Khối đến các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối và ngược lại.
Hội thảo là dịp để các tổ chức cơ sở đảng trao đổi, bàn thảo nhằm thống nhất về nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương chuyển đổi số cũng như sử dụng chung hệ thống công nghệ, nhân lực nhằm chia sẻ, kết nối các hoạt động công tác đảng.
Vì vậy, các tổ chức đảng cần tiên phong trong công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân và thực hành chuyển đổi số công tác đảng.
Theo Trọng Nghĩa(Báo Đắk Nông)
">Chuyển đổi số từ nhận thức đến hành động
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ 18 trở lên">
Chiều nay Bộ Giáo dục gửi dữ liệu cho các trường để công bố điểm chuẩn
友情链接