
Vào thời điểm đó, Tiến sĩ Sahin và công ty của ông, BioNTech, rất ít được biết đến trên thế giới. Công ty BioNTech mà Tiến sĩ Sahin thành lập cùng với vợ mình, Tiến sĩ Özlem Türeci, chủ yếu tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư. Họ chưa bao giờ đưa một sản phẩm ra thị trường. Và lúc ấy, Covid-19 cũng chưa tồn tại.
Nhưng hóa ra, lời nói của Tiến sĩ Sahin lại là một lời tiên tri chính xác.
"KHỞI ĐẦU CỦA SỰ KẾT THÚC CỦA KỶ NGUYÊN COVID"
Tháng 11/2020, BioNTech và Pfizer đã thông báo rằng một loại vắc-xin ngừa Covid-19 do Tiến sĩ Sahin và nhóm của ông phát triển có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh ở những người tình nguyện thử nghiệm. Kết quả đáng kinh ngạc này đã đưa BioNTech và Pfizer lên vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua tìm cách chữa trị căn bệnh đã giết chết hơn 1,2 triệu người trên toàn thế giới (tính tới thời điểm đó).
Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó rằng: "Đây có thể là khởi đầu của sự kết thúc của kỷ nguyên Covid".
 |
|
BioNTech bắt đầu nghiên cứu vắc-xin này vào tháng 1/2020, sau khi Tiến sĩ Sahin đọc một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet khiến ông tin rằng Covid-19, vào thời điểm đang lan nhanh ở nhiều nơi của Trung Quốc, sẽ bùng phát thành một đại dịch toàn cầu. Các nhà khoa học tại công ty có trụ sở tại Mainz, Đức, đã hủy bỏ các kỳ nghỉ và bắt đầu làm việc cho Dự án Lightspeed.
Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2020 rằng: "Không có quá nhiều công ty trên thế giới có đủ năng lực và khả năng để làm việc này nhanh như chúng tôi. Vì vậy, cảm giác khi ấy không phải là cơ hội mà là nghĩa vụ phải làm, bởi vì tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể nằm trong số những người đầu tiên tạo ra vắc-xin".
Sau khi BioNTech xác định được một số ứng cử viên vắc-xin có triển vọng, Tiến sĩ Sahin kết luận rằng công ty sẽ cần giúp đỡ để nhanh chóng thử nghiệm, giành được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và đưa ra thị trường ứng cử viên tốt nhất. BioNTech và Pfizer đã làm việc cùng nhau về vắc-xin cúm từ năm 2018 và vào tháng 3/2020, họ đã đồng ý hợp tác về vắc-xin Covid-19.
Kể từ đó, Tiến sĩ Sahin, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã nảy sinh tình bạn với Albert Bourla, giám đốc điều hành Pfizer người Hy Lạp. Cặp đôi này cho biết trong các cuộc phỏng vấn gần đây rằng họ đã gắn bó với nhau bởi cùng có xuất thân là nhà khoa học và là người nhập cư.
"Chúng tôi nhận ra rằng anh ấy đến từ Hy Lạp và tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ", Tiến sĩ Sahin nói.
Tiến sĩ Sahin, 55 tuổi, sinh ra ở Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi lên 4, gia đình ông chuyển đến Cologne, Đức, nơi cha mẹ ông làm việc tại một nhà máy Ford. Lớn lên ông trở thành bác sĩ tại Đại học Cologne. Năm 1993, ông lấy bằng tiến sĩ tại trường đại học cho công trình nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trong tế bào khối u.
Đầu sự nghiệp của mình, ông đã gặp Tiến sĩ Türeci. Bà đã sớm có hy vọng trở thành một nữ tu sĩ và cuối cùng bắt đầu học y khoa. Bác sĩ Türeci, hiện 53 tuổi và là giám đốc y tế của BioNTech, sinh ra ở Đức, là con gái của một bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư từ Istanbul. Vào ngày họ kết hôn, Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci trở lại phòng thí nghiệm sau buổi lễ.
Ban đầu, cả hai tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy, bao gồm cả tại Đại học Zurich, nơi Tiến sĩ Sahin làm việc trong phòng thí nghiệm của Rolf Zinkernagel, người đã giành giải Nobel Y học năm 1996.
Năm 2001, Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci thành lập Ganymed Pharmaceuticals, chuyên phát triển các loại thuốc điều trị ung thư bằng cách sử dụng các kháng thể đơn dòng.
Sau vài năm, họ cũng thành lập BioNTech, tìm cách sử dụng nhiều loại công nghệ hơn, bao gồm mRNA, để điều trị ung thư. "Chúng tôi muốn xây dựng một công ty dược phẩm lớn của châu Âu", Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn với Wiesbaden Courier, một tờ báo địa phương.
Ngay cả trước đại dịch Covid-19, BioNTech vẫn đang trên đà phát triển. Công ty đã huy động được hàng trăm triệu USD và hiện có hơn 1.800 nhân viên, với các văn phòng ở Berlin, các thành phố khác của Đức và Cambridge, Mass. Năm 2018, công ty bắt đầu hợp tác với Pfizer. Năm 2019, Quỹ Bill & Melinda Gates đã đầu tư 55 triệu USD để tài trợ cho công việc điều trị bệnh H.I.V. và bệnh lao. Cũng trong năm 2019, Tiến sĩ Sahin đã được trao Giải thưởng Mustafa, giải thưởng hai năm một lần của Iran dành cho người Hồi giáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
NHỮNG TỶ PHÚ KHÔNG XE HƠI
Tiến sĩ Sahin và Tiến sĩ Türeci bán Ganymed với giá 1,4 tỷ USD vào năm 2016. Năm ngoái, BioNTech đã IPO. Trong những tháng gần đây, giá trị thị trường của công ty đã tăng vọt lên 81 tỷ USD, biến cặp đôi này trở thành một trong những người giàu nhất nước Đức.
Hiện hai tỷ phú sống cùng con gái tuổi teen trong một căn hộ khiêm tốn gần văn phòng của họ. Họ đi xe đạp để đi làm và không sở hữu một chiếc xe hơi nào.
"Ugur là một cá nhân rất, rất độc đáo", ông Bourla, giám đốc điều hành của Pfizer cho biết trong cuộc phỏng vấn. "Anh ấy chỉ quan tâm đến khoa học. Thảo luận về kinh doanh không phải là mối quan tâm của anh ta. Anh ấy không thích vấn đề này một chút nào. Anh ấy là một nhà khoa học và một người có nguyên tắc. Tôi tin tưởng anh ấy 100%".
Tiến sĩ Sahin quá bận rộn với việc phát triển một vắc-xin đến nỗi công ty đến mức thời điểm cuối năm 2020, ông vẫn chưa hoàn thiện các chi tiết tài chính trong thỏa thuận hợp tác với Pfizer.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, New York Times)

Thế giới sẽ ra sao nếu không thể tìm ra vắc xin ngừa Covid-19?
Cả thế giới đang mong chờ vắc xin ngừa Covid-19 nhưng cũng có khả năng loại vắc xin này sẽ không được tìm ra như từng xảy ra với nhiều loại virus khác.
" alt="'Bộ não' đứng sau vắc xin Pfizer: Xem việc tạo ra vắc xin Covid"/>
'Bộ não' đứng sau vắc xin Pfizer: Xem việc tạo ra vắc xin Covid
, tính đến hết năm 2018, cả nước hiện có 50.000 doanh nghiệp công nghệ. Trong đó, hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ICT.</p><p>Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tập trung chủ yếu ở mảng phần cứng, phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong năm 2018, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT Việt Nam đạt 98,9 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước. Công nghiệp ICT đóng góp hơn 50.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và tạo hơn một triệu việc làm cho nền kinh tế.</p><table class=)
Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) chia sẻ góc nhìn về tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trọng ĐạtVới đánh giá của mình, bà Tô Thị Thu Hương cho rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực, tiềm năng để phát triển. Mục tiêu của Bộ TT&TT là sẽ nâng con số các doanh nghiệp công nghệ Việt lên 100.000 vào năm 2020.
Đồng quan điểm với bà Hương, ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp cũng có cái nhìn rất lạc quan về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Tân lấy ví dụ về VinFast khi công ty này xây dựng được một nhà máy ô tô trong thời gian rất ngắn nhờ triển khai mô hình 4.0, với đặc trưng là việc tự động hoá.
Trường hợp thứ 2 là của Viettel. Cách đây vài năm, Viettel vẫn phải đi mua thiết bị của nước ngoài, thế nhưng giờ đây, nhà mạng này đang dần làm chủ việc sản xuất hạ tầng viễn thông. Hiện trên thế giới chỉ có 4 doanh nghiệp làm được như vậy.
 |
Theo ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ VCCorp, để thành công, các start-up Việt phải tìm ra được một "bài toán" và cách giải đủ hay. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Nguyễn Thế Tân, hiện Việt Nam đã có khá nhiều các công ty công nghệ, mỗi công ty lại có một thế mạnh khác nhau. Việt Nam cũng không thua kém quá nhiều so với thế giới khi chỉ đứng sau các nước top đầu về công nghệ một chút. Để phát triển các doanh nghiệp công nghệ, về mặt tài chính giờ đây cũng không còn quá khó khăn, miễn là ta có sản phẩm đủ hay để thuyết phục được các nhà đầu tư quốc tế.
Cùng với bà Hương, vị TGĐ VCCorp tin rằng tiềm lực của ngành công nghệ Việt Nam còn rất lớn. Xuất phát điểm đã có, cái còn thiếu chỉ là có quyết tâm và có bài toán hay để làm hay không?
Phải làm gì để phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam?
Theo ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT - một công ty Việt đang hết sức thành công tại thung lũng Silicon, với các công ty công nghệ, đội ngũ nhân viên giỏi nắm vai trò nòng cốt. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính để xây dựng được các công ty công nghệ thành hay bại.
Ông Hùng cho rằng, ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư vẫn còn có khoảng cách nhất định so với thế giới. Kỹ sư Việt có thể làm rất tốt khi gia công phần mềm, thế nhưng để tự làm ra sản phẩm của mình thì cần phải tốt hơn nữa.
Yếu điểm cố hữu của người Việt là kỹ năng mềm, cụ thể là khả năng nói tiếng Anh. Điều mà chính phủ có thể làm là hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
 |
Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT. Đây là doanh nghiệp công nghệ thành công nhất của người Việt tại thung lũng Silicon. Ảnh: Trọng Đạt |
Với các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, nhà sáng lập của Got IT cho rằng, sức mạnh của công nghệ là xuyên biên giới, do vậy việc làm start-up có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, không nhất thiết là phải ở Mỹ hay ở Việt Nam.
“Ngay khi bắt đầu công ty, đừng nghĩ mình có thể thành công ở Việt Nam hay không. Phải nghĩ khi ra nước ngoài mình sẽ tìm kiếm cộng sự ra sao? Chiến lựợc xâm nhập vào các thị trường mới thế nào? Điều này giúp sản phẩm của bạn có được một thị trường lớn ngay từ đầu, thay vì việc phải bó buộc vào thị trường trong nước”, ông Hùng nói.
 |
Bộ TT&TT đã chọn Make in Vietnam làm slogan cho ngành công nghiệp ICT. |
Tại Việt Nam, kể từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc phải có 1 slogan cho ngành công nghiệp ICT nước nhà. Sau khi cân nhắc, tham khảo mô hình của nhiều nước phát triển về công nghệ như Ấn Độ, Hàn Quốc hay Đài Loan, thông điệp Make in Vietnam được lựa chọn.
Khác với Made in Vietnam chỉ đơn thuần là sản xuất ở Việt Nam, với Make in Vietnam, cụm từ này thể hiện sự chủ động, sáng tạo, cũng như khát khao của người Việt trong việc làm chủ công nghệ.
Bộ TT&TT đã nỗ lực làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết các ưu đãi về thuế, thuế thu nhập cá nhân, bên cạnh đó là thúc đẩy mua sắm chính phủ nhằm tạo thị trường cho các sản phẩm công nghệ Việt Nam. Không chỉ vậy, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Đây là diễn đàn quy mô quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với trọng tâm nhằm phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ, hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Đó cũng là nơi mà các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, FPT, VNG, CMC, VCCorp,... cùng nhau tìm ra lời giải cho bài toán Việt Nam.
Theo ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT, việc chọn chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước.
Trọng Đạt
" alt="Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ"/>
Make in Vietnam và khát vọng biến Việt Nam thành cường quốc công nghệ