Trong gia đình, cụ bà Vân luôn là người lặng lẽ đứng sau, gánh vác mọi việc để chồng chuyên tâm với sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu.
Sau khi mua và xây dựng ngôi nhà ở Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cụ bà thôi sạp hàng ở chợ Đồng Xuân, mở cửa hàng ngay tại nhà, chuyên bán vải và quần áo may sẵn, đặt tên cửa hàng là: Đông Phú. Đông là huyện Đông Yên, Phú là làng Phú Thị - quê hương của vợ chồng Giáo sư Hàm.
Chồng làm công chức, vợ buôn bán vải vóc, vì thế, cuộc sống gia đình Giáo sư Hàm tuy không giàu nhưng khá sung túc, phong lưu.
![]() |
Ông Dương Tự Minh trong căn nhà cũ của gia đình. |
Với ông Dương Tự Minh (SN 1935) - con trai út Giáo sư Hàm, Tết giai đoạn 1941 - 1944, khi cha mẹ còn mạnh khỏe, 8 anh chị em quây quần bên nhau đã trở thành ký ức đẹp đẽ nhất trong thời niên thiếu.
Giọng chậm rãi, ông Minh chia sẻ: ‘Mẹ tôi thuộc mẫu phụ nữ cổ điển, hết lòng vì chồng con, chu đáo trong việc cúng lễ theo tập tục cổ truyền.
Các ngày rằm, mồng 1 hàng tháng bà đều có hoa quả thắp hương trên bàn thờ. Mùng 3 tháng 3 cúng bánh trôi bánh chay, ngày 5 tháng 5 - Tết Đoan Ngọ bà cúng bánh tro, rượu nếp... Nghi lễ nào bà cũng làm một cách cẩn trọng, đầy đủ. Nhưng ấn tượng với tôi là những ngày Tết Nguyên đán bởi vì đó là ngày họp mặt gia đình đầy ấm cúng’.
![]() |
Vợ chồng Giáo sư Hàm cùng 8 người con trong dịp Tết. |
Theo lời ông Tự Minh, sau ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo, không khí chuẩn bị Tết đã bắt đầu sôi động. Mẹ ông cho đóng cửa hàng tới tận mùng 8 hoặc mùng 10 tháng Giêng mới mở cửa trở lại.
Cụ bà Trần Thị Vân đôn đốc việc quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên. Cụ cũng lo mua sắm chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết có đầy đủ bánh chưng, giò chả, canh bóng bì, canh măng, thịt nấu đông, cá kho và các loại hoa quả, mứt kẹo. Khi được nghỉ học, các con gái lớn sẽ xắn tay vào phụ giúp mẹ.
Trong trí nhớ con trai út Giáo sư Hàm, ngày xưa mọi người đều dùng chữ ‘ăn Tết’. ‘Tôi nghĩ nó rất đúng với thời đại đó. Nghĩ đến Tết là nghĩ đến việc được ăn ngon, mặc đẹp.
Gia đình tôi thuộc loại khá giả nhưng đông con. Mỗi bữa cơm, thức ăn cũng có hạn, cha mẹ dạy chị em tôi, thấy món gì ngon, không được gắp liên hồi. Tuy nhiên, ngày Tết chị em tôi được ăn thoải mái nhiều món ngon, trong đó có giò chả.
Tết cũng là dịp chị em tôi được cha mẹ cho mua quần áo mới. Các chị lớn trong nhà được may thêm một bộ áo dài’, ông Minh nói.
Trong các khâu chuẩn bị 'ăn Tết', khâu gói bánh chưng cũng để lại cho ông Minh nhiều kỷ niệm sâu sắc. ‘Mẹ tôi chủ trì, các chị tôi cùng người giúp việc ra sức gói bánh rồi chất vào cái nồi tôn cao đến ngực tôi - lúc đó khoảng 10 tuổi.
Cả nhà ngồi quây quần, đun nồi bánh chưng suốt đêm nhưng tôi bị bắt đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, khi vừa dậy, tôi chạy ra đòi chiếc bánh chưng nhỏ bằng bàn tay mà mẹ tôi ưu tiên gói cho. Những chiếc bánh chưng lớn thì đã được xếp trên nửa tấm phản. Mẹ tôi lấy nửa tấm phản còn lại ép lên để nước trong bánh chưng chảy ra hết’, người đàn ông sinh năm 1935 xúc động nhớ lại.
![]() |
Hai người con gái của Giáo sư Hàm - bà Dương Thị Ngân (phải) và Dương Thị Thoa (trái). |
Ngày 30 Tết, sau khi việc chuẩn bị đã hoàn tất, các đồ thờ đã được lau chùi sáng choang, vợ Giáo sư Hàm đun nước nóng cùng các loại lá thơm để mọi người tắm tất niên.
‘Đêm 30 Tết, 8 anh chị em chúng tôi cùng nhau quây quần vui chơi đợi lúc đón giao thừa.
Mẹ tôi mua một ít pháo hoa cho các con chơi. Anh cả tôi dẫn các em lên sân thượng đốt pháo, sau đó kéo nhau xuống nhà chơi tam cúc.
Thời khắc giao thừa, không khí đón năm mới lạc quan, tràn đầy khắp nơi, các tràng pháo thi nhau nổ râm ran. Lúc này, ngoài đường bắt đầu có người đi lễ chùa’, ông Minh rưng rưng kể.
Sáng mồng 1 Tết là khoảnh khắc được các con Giáo sư Hàm chờ mong nhất năm. Ông Minh kể thêm: ‘Sau khi ra cúng tại ban thờ, chúng tôi xếp hàng, chúc sức khỏe cha mẹ và đón chờ tiền mừng tuổi.
Theo nề nếp gia đình tôi, quanh năm cha mẹ không bao giờ cho chúng tôi tiền để tiêu pha, cần gì thì nói với cha mẹ. Riêng ngày mồng 1, cha mẹ mới mừng tuổi tiền mặt cho các con, tuy ít nhưng với chúng tôi đó là niềm vui lớn.
Sau đó, cha mẹ tôi đi chúc Tết họ hàng, người quen và đến chùa Quán Sứ cầu may mắn cho gia đình. Tôi được các chị dẫn đi chơi bằng tàu điện. Ngoài đường lúc này rất tấp nập. Chỉ số ít những người lớn tuổi mới mặc áo dài đen còn lớp trẻ như các anh tôi đều đã chuyển sang mặc âu phục, các chị tôi mặc áo dài. Mấy ngày Tết trôi qua luôn đầy ắp niềm vui…’.
Đến nay, những hình ảnh đầm ấm của cái Tết cổ truyền với cha mẹ và 8 người con của gia đình Giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ còn là dĩ vãng nhưng luôn được ông Minh trân trọng, lưu giữ trong tâm khảm.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Điều đặc biệt trong gia đình GS Dương Quảng Hàm sáng mùng 1 TếtTại SEA Games 30, Nguyễn Tiến Linh là một trong những cây săn bàn hàng đầu của U22 Việt Nam với 6 bàn trong 7 trận, trong đó có cú đúp vào lưới U22 Thái Lan. Sau kỳ SEA Games thành công với tấm HCV lịch sử, Tiến Linh ngày càng được dân mạng yêu mến. Anh chiếm được cảm tình của người hâm mộ không chỉ nhờ tài năng chơi bóng, mà còn từ những câu chuyện đời thường hài hước. Ảnh: Thuận Thắng.
![]() |
Trong loạt ảnh giới thiệu 20 cầu thủ U22 Việt Nam được chọn đá SEA Games 30 ở Philippines, cũng giống các đồng đội, Tiến Linh xuất hiện với khoảnh khắc "khó đỡ" trên sân cỏ. Dưới bức hình này, dân mạng còn chia sẻ thêm một số "bằng chứng" về sở thích ngủ mọi nơi và biểu cảm "lầy lội" của tiền đạo 22 tuổi khi bị chụp lén. Ảnh: Fandom Owker. |
![]() |
Khác với vẻ mặt tập trung, lạnh lùng trên sân cỏ, Tiến Linh ngoài đời có tính cách hài hước, nghịch ngợm, thường xuyên bày trò trong mỗi lần hội quân ở đội tuyển quốc gia, U23 hay U22 Việt Nam. Bởi vậy, biệt danh “Linh phá đội” của tiền đạo sinh năm 1997 thường xuyên được đồng đội “réo gọi” trên mạng xã hội. Ở trận gặp U22 Thái Lan tối 5/12, Tiến Linh lập cú đúp giúp U22 Việt Nam vào bán kết. Sau trận, các cầu thủ Quế Ngọc Hải, Duy Mạnh, Đức Huy đều đăng đàn khen ngợi Tiến Linh và trêu đàn em “không còn phá đội nữa”. Ảnh: Fandom Owker. |
![]() |
Trở về từ SEA Games, Tiến Linh còn được dân mạng gán cho biệt danh mới "Linh Ốc Hương". Cái tên này xuất phát từ bình luận hứa "ghi bàn rồi về cho ăn ốc" của cầu thủ Phạm Đức Huy dành cho đàn em tại trang cá nhân. Trước đó, Đức Huy cũng từng tiết lộ món ăn yêu thích của Tiến Linh là ốc hương và không ngớt trêu chọc cậu em trên mạng xã hội. Nickname mới của tiền đạo 22 tuổi được fan đón nhận và chế ảnh nhiệt tình. Ảnh: Fandom Owker. |
![]() |
Sau SEA Games, "trai đẹp" Huỳnh Tấn Sinh được fan chia sẻ loạt ảnh tổng hợp các khoảnh khắc dễ thương trên sân cỏ. Tuy nhiên, trong một bức hình, Tiến Linh bị dân mạng trêu chiếm hết "spotlight" của đồng đội với biểu cảm như đang ngủ gật. Ảnh chụp màn hình. |
![]() |
Bên cạnh đó, Tiến Linh còn được phát hiện nhiều lần trở thành nạn nhân của "truyền thống" trêu chọc đồng đội trong khi trả lời phỏng vấn truyền thông. Sau trận bán kết bóng đá nam SEA Games 30, dân mạng chia sẻ clip Tiến Linh bị chọc phá trước ống kính máy quay. Tiền đạo 22 tuổi bật cười khi đàn anh Hùng Dũng vừa đi vừa gọi tên mình nhiều lần. Tiếp đó, anh nhận "combo" Thành Chung nhấc balo lên cao và Văn Hậu "tương" cả túi đồ vào người. Vẻ mặt "hốt hoảng" của Tiến Linh trước sự chọc phá bất ngờ của đồng đội khiến dân mạng bật cười. Ảnh cắt từ clip. |
![]() |
Sau SEA Games 30, Tiến Linh được HLV Park Hang-seo điền tên vào danh sách 28 cầu thủ đã tập huấn tại Hàn Quốc chuẩn bị cho vòng chung kết U23 châu Á 2020. Ở giải đấu này, U23 Việt Nam nằm ở bảng D với các đối thủ gồm U23 UAE, Jordan, CHDCND Triều Tiên. Thầy trò ông Park sẽ gặp U23 UAE ở trận ra quân vào ngày 10/1/2020. Với khả năng săn bàn lợi hại, Tiến Linh được nhiều người kỳ vọng tiếp tục tỏa sáng. Ảnh: Thế Anh. |
Từng có rất nhiều khách dùng những lời khó nghe để mắng cầu thủ. Tiến Linh nhà tôi cũng bị mắng. Trực tiếp nghe những lời đó, vợ chồng tôi chỉ biết khóc...
" alt=""/>Sau SEA Games, Tiến Linh có thêm biệt danh mới và loạt ảnh dìm hàngMột con vịt quay ở Trung Quốc chỉ có giá khoảng 60 nghìn đồng
Một con vịt quay có giá rẻ hơn 1/3 so với con vịt sống, điều này khiến rất nhiều người nghĩ rằng loại vịt được đem quay là những con vịt bị tàn tật hoặc có vấn đề về chất lượng. Nhưng sự thực lại không phải như thế.
Các cửa hàng vịt quay ở Trung Quốc thường mua vịt với số lượng cực kỳ lớn, bởi vậy nên giá vịt sống họ mua được sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá mua lẻ của người dân.
![]() |
Vịt quay là món ăn cực kỳ được ưa chuộng ở Trung Quốc
Hơn nữa, loại vịt quay được bán ở Trung Quốc không phải loại vịt to mà chúng ta thường gặp. Vịt được sử dụng làm vịt quay là loại vịt lông vũ, lông của nó có thể sử dụng làm áo lông vũ. Loài vịt này cũng có thời gian sinh trưởng rất ngắn, chỉ khoảng một tháng là có thể xuất bán.
Thời gian sinh trưởng ngắn, cách thức quản lý hiện đại hoá, kích thước vịt không lớn lắm nên giá của loài vịt này khá rẻ, chỉ vào khoảng 10 NDT/con (khoảng 34 nghìn đồng). Ngoài ra các trang trại còn tiến hành chế biến và bán những con vịt đông lạnh cho các nhà hàng, nhà máy chế biến thịt, khi đến tay những nhà hàng này, giá vịt cũng chỉ vào khoảng 10 NDT/con.
![]() |
Loài vịt này sau khi quay sẽ có hương vị vô cùng thơm ngon
Bên cạnh đó, do thời gian sinh trưởng ngắn nên nếu dùng cách chế biến thông thường như xào, luộc…thì thịt vịt sẽ không được ngon cho lắm.
Nhưng nếu đem quay thì chúng lại trở thành một món ăn cực kỳ thơm ngon mà hầu hết mọi người đều yêu thích. Vịt sau khi đem quay được bán với giá gấp đôi, gấp ba giá mua vào, bởi vậy nên loại vịt này cực kỳ được các nhà hàng ưa chuộng.
Những người sống từ 100 tuổi trở lên trên thế giới thường sử dụng các nguyên liệu nấu ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
" alt=""/>Ở đây bán vịt sống đắt gấp 3 lần vịt quay, tại sao lại vậy?