Theo báo cáo, số tiền chuộc mà tội phạm mạng đã chiếm đoạt trong năm 2021 dự kiến sẽ còn tăng lên và vượt qua năm 2020 khi các thông tin mới được cập nhật.
Trong khi đó, số liệu của Chainalysis cho thấy, trong năm 2018 và năm 2019 các khoảng thanh toán tiền chuộc chỉ tương ứng là 39 triệu USD và 152 triệu USD.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, các nạn nhân của tin tặc thường không tiết lộ về thông tin các vụ tấn công hoặc số tiền chuộc bằng tiền điện tử mà họ đã bỏ ra. Sự bí mật là một lý do khiến các nhóm tội phạm mạng thường có trụ sở ở Nga và Đông Âu tiếp tục nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp ở Mỹ.
Báo cáo cho biết, tổng số tiền thanh toán trung bình trong một vụ tấn công là hơn 118.000 USD vào năm 2021, tăng từ 88.000 USD vào năm 2020 và 25.000 USD vào năm 2019.
Mỹ, Anh và Úc đã đưa ra cảnh báo chung vào ngày 8/2 vừa qua để cảnh báo về mối đe dọa toàn cầu gia tăng từ ransomware. Các quan chức cho biết, tin tặc đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, chẳng hạn như các mô hình kinh doanh chuyên nghiệp hóa và chia sẻ dữ liệu về các nạn nhân tiềm năng.
Chính quyền của Tổng thống Biden đã đưa ra một loạt sáng kiến để tăng cường khả năng phòng thủ an ninh mạng, cả trong chính phủ và khu vực tư nhân, sau một loạt vụ tấn công tàn khốc vào năm ngoái, bao gồm cả các cuộc tấn công ransomware nhằm vào công ty vận chuyển nhiên liệu Colonial Pipeline và công ty dịch vụ CNTT Kaseya.
Vào tháng 10 năm ngoái, Nhà Trắng đã tiếp đón đại diện từ 30 quốc gia trên thế giới nhằm tìm cách hạn chế các vụ tấn công mạng. Trong khi đó, các cơ quan thực thi pháp luật đã tìm cách ngăn chặn tin tặc bằng cách bắt giữ các nhà khai thác phần mềm tống tiền bị cáo buộc trên khắp châu Âu.
Các nhà nghiên cứu tại Chainalysisđã theo dõi các khoản thanh toán trong những năm gần đây bằng cách phân tích các ví tiền điện tử có liên quan đến các nhóm tin tặc ransomware, bao gồm các băng nhóm được gọi là Conti, DarkSide và Evil Corp.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhóm tin tặc ransomware được cho là có trụ sở tại Nga Conti đã tạo ra nhiều doanh thu nhất vào năm 2021, với ít nhất 180 triệu USD từ các nạn nhân.
Conti là một trong nhiều nhóm sử dụng mô hình kinh doanh ransomware dưới dạng dịch vụ, nơi các chi nhánh có thể mua ransomware, sử dụng nó để tống tiền và cung cấp cho Conti một phần tiền chuộc.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ đã đưa ra cảnh báo về Conti vào tháng 9 năm ngoái, ghi nhận hơn 400 cuộc tấn công, bao gồm cả những cuộc xâm nhập đã ảnh hưởng đến các cơ quan thực thi pháp luật và y tế.
DarkSide, nhóm đứng sau vụ tấn công vào công ty Colonial Pipeline đã tống tiền các nạn nhân với số tiền lớn thứ hai vào năm ngoái, theo báo cáo của Chainalysis.
Colonial Pipeline cho biết họ đã phải trả 4,4 triệu USD cho DarkSide. Vào tháng 6 năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo rằng họ đã thu hồi về 2,3 triệu USD trong số đó.
FBI trước đây cho biết, nạn nhân từ các vụ tấn công mạng đã báo cáo thiệt hại 29,1 triệu USD do ransomware gây ra trong 2.474 đơn khiếu nại vào năm 2020.
Phan Văn Hòa(theo Straitstimes)
Các chuyên gia đã cảnh báo không nên sử dụng một số mật khẩu phổ biến trên các ứng dụng vì chúng làm tăng khả năng bị tấn công mạng.
" alt=""/>Tin tặc toàn cầu đã chiếm đoạt 1,3 tỷ USD trong 2 năm quaBà Nguyễn Thị Cúc Phương, Hiệu phó Trường ĐH Hà Nội, nhớ lại năm 2009 là quãng thời gian các thầy cô Khoa Tiếng Pháp luôn trăn trở việc phải mở rộng hướng phát triển cho sinh viên Pháp ngữ, nhằm đáp ứng xu thế của thị trường lao động.
“Chúng tôi đã tìm đến rất nhiều chuyên gia và nhận thấy, ở Việt Nam chưa có chương trình truyền thông nào chuyên sâu về doanh nghiệp dù đây là ngành có tiềm năng rất lớn. Đi lên từ con số 0, chúng tôi phải tìm đến chuyên gia và các trường đối tác”.
Lãnh đạo khoa đã tham khảo khung chương trình của các trường có đào tạo ngành học này tại Pháp và Bỉ, nhờ sự tư vấn của các chuyên gia ngành truyền thông Việt Nam cũng như các doanh nghiệp để rút ra kỹ năng, môn học thiết thực mang tính ứng dụng và chuyên sâu vào doanh nghiệp.
Đến năm 2016, chương trình cử nhân Truyền thông doanh nghiệp bắt đầu tuyển sinh, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo 2 ngoại ngữ Anh - Pháp cho lĩnh vực truyền thông.
Các sinh viên khóa đầu của Trường ĐH Hà Nội đã tốt nghiệp.
Là một chương trình đào tạo chính quy của Bộ GD-ĐT, ngành Truyền thông doanh nghiệp của Trường ĐH Hà Nội cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF cùng nhiều đối tác quốc tế là các trường đại học tại Bỉ và Canada…
Bà Vũ Thị Thùy Dương, Đại diện Phái đoàn Wallonie – Bruxelles tại Việt Nam, đối tác đồng hành cùng chương trình kể từ năm 2010, cho biết "Wallonie - Bruxelles đồng ý phê duyệt dự án trải dài từ năm 2010 tới năm 2021 để tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các Thạc sĩ, Tiến sĩ cho chương trình".
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Truyền thông doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội thực tập tại các cơ quan, tổ chức Pháp ngữ như Viện Pháp Hà Nội - L’Espace, Đại sứ quán Pháp và AUF... Nhờ đó, trong số 12 sinh viên tốt nghiệp khoá đầu tiên, 83% đã tìm được việc làm phù hợp với lĩnh vực được đào tạo tại các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan Nhà nước và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Trường Giang
- Sáng 18/11, Trường ĐH Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1959 - 2019).
" alt=""/>Những cử nhân ngành Truyền thông doanh nghiệp đầu tiên tốt nghiệp