Bất động sản - kênh trú ẩn của nhà đầu tưTheo nhiều nhà đầu tư, sự mất giá của đồng tiền và lạm phát trở thành tín hiệu dự báo dòng tiền sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản. Các chuyên gia kinh tế dự báo, chỉ số lạm phát năm 2022 sẽ tăng mạnh khi gói cứu trợ lớn được tung ra tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, một lượng cung tiền mặt lớn sẽ lưu hành.
Trước áp lực lạm phát, nhiều người đã đi tìm phương án đầu tư an toàn, trong đó các sản phẩm bất động sản có giá trị, nhất là đất nền ở các tỉnh vùng ven được nhiều nhà đầu tư nhắm tới.
|
Nhà đầu tư quan tâm tới BĐS (ảnh minh họa) |
Tại phía Nam, các khu vực thuộc tỉnh Long An tiếp giáp với TP.HCM đang được các nhà đầu tư săn đón. Đặc biệt đất nền vùng ven tại các khu vực này được dự báo sẽ là phân khúc thu hút nhu cầu đầu tư tăng cao và sẽ là nơi “cất tiền” của các nhà đầu tư.
Nhờ vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp mà Bến Lức Long An đang được nhiều nhà đầu tư chú ý.
Long An - tâm điểm đầu tư bất động sản
Lý giải cho làn sóng dịch chuyển đầu tư này, ông Dương Văn Sỹ - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TM&DV BĐS An Vượng Land nhận định: Long An là tỉnh duy nhất của Tây Nam Bộ có đường ranh giới tiếp giáp TP.HCM, đồng thời là cửa ngõ của 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Với vị trí chiến lược và được đánh giá là trung tâm công nghiệp - dịch vụ chính của ĐBSCL, Long An tập trung đầu tư xây dựng mở rộng nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhằm kết nối tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.
“Trong giai đoạn 2021 - 2025, Long An sẽ huy động nguồn vốn khoảng 30.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các dự án giao thông trên địa bàn. Không chỉ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là cửa ngõ giao thương với Campuchia và Tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng, bổ sung chức năng đô thị cho TP.HCM đang ngày một lớn mạnh. Hiện nơi đây đang được hưởng nhiều lợi thế từ yếu tố hạ tầng tốt, ngoài ra quỹ đất dồi dào, giá mềm, chính vì vậy thu hút được dòng tiền của các nhà đầu tư” - ông Sỹ cho biết thêm.
Thị trường BĐS Long An đang trong giai đoạn “hút vàng” với rất nhiều chuyển động tích cực. Hiện, Long An đang đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong 10 tháng đầu năm 2021. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, địa bàn tỉnh hiện đang có hơn 1000 dự án FDI hoạt động với tổng vốn đăng ký 6,15 tỷ USD. Với chiến lược thu hút FDI và nhiều “ông lớn” bất động sản muốn phát triển các khu công nghiệp mới, hàng chục nghìn lao động sẽ đến Long An làm việc. Do đó, những đô thị mới hứa hẹn trở thành nơi an cư.
Khu dân cư Long Kim II - ‘đón sóng” đầu tư đất nền
Đón đầu làn sóng, Khu dân cư (KDC) Long Kim II thuộc trung tâm thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức - tỉnh Long An là nơi có đầy đủ các điều kiện như: vị trí thuận lợi di chuyển đến TP.HCM và các tỉnh phía Nam, tiện ích dịch vụ vượt trội, nằm ngay trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Bến Lức. Với quy mô 24ha, khu dân cư Long Kim II được quy hoạch và thiết kế theo mô hình khu liên hợp giữa dân cư, thương mại, thể thao giải trí và giáo dục… tạo thành một khu đô thị mới văn minh.
|
Làn sóng đầu tư đất nền đang dồn về KDC Long Kim II |
KDC Long Kim II thuận tiện giao thông cả về đường bộ và đường thủy. Về đường bộ KDC Long Kim II có mặt tiền là nơi giao nhau giữa 3 tuyến đường lớn là Nguyễn Trung Trực; Phan văn Mãng và QL 1A (đường huyết mạch nối TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ); cùng với các dự án hạ tầng trọng điểm được Chính phủ phê duyệt đi qua KDC Long Kim II như: Cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tuyến vành đai 3, vành đai 4, cao tốc Tân Sơn Nhất - Long An. Giao thông đường thủy tại đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, trong đó có sông Vàm Cỏ Đông - là một trong những trục đường thủy dài và lớn nhất khu vực miền Tây.
Không dừng lại ở lợi thế về vị trí, KDC Long Kim II còn nằm sát cạnh hàng loạt các khu công nghiệp lớn như KCN Nhựt Chánh, KCN Thuận Đạo, KCN Phúc Long, KCN Vĩnh Lộc 2…
Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án, các lô đã có sổ đỏ của dự án đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Lệ Thanh
" alt="Bất động sản Long An hút nhà đầu tư"/>
Bất động sản Long An hút nhà đầu tư
|
Triển lãm ô tô Thượng Hải ngập tràn xe điện (Ảnh: Bloomberg) |
Nhiều chuyên gia trong ngành cho biết, ô tô sẽ là đích đến tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ. Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tốc độ phát triển của các mẫu xe điện thông minh nhanh hơn và cả sự xuất hiện của xe tự hành nhờ nguồn tiền và dữ liệu khổng lồ.
Triển lãm ô tô Thượng Hải đang diễn ra quy tụ các nhà sản xuất lớn, nhỏ của ngành công nghiệp ô tô đã xuất hiện ngập tràn các mẫu xe điện. Các sản phẩm này hướng đến Trung Quốc - thị trường ô tô điện khí hóa lớn nhất và nhanh nhất thế giới.
Doanh số bán hàng ở Trung Quốc giảm 2% xuống 25,1 triệu xe trong năm ngoái, chiếm gần 1/3 tổng số xe toàn cầu. Thị trường đang nhanh chóng phục hồi nhờ sự phổ biến ngày càng tăng của ô tô điện.
Tuy nhiên, xe điện vẫn chỉ là một phần nhỏ doanh số bán hàng của Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, doanh số xe điện chiếm khoảng 9% trong tháng 3.
Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng các loại xe sử dụng năng lượng mới, tích hợp công nghệ lái xe tiên tiến nhất, sẽ chiếm 25% doanh số bán xe hơi vào năm 2025 và các thông báo gần đây cho thấy các tín hiệu lạc quan.
Lĩnh vực xe điện chứng kiến sự đấu tranh của nhiều gã khổng lồ công nghệ, bao gồm cả các công ty lớn của Trung Quốc.
Các ông lớn “nhập cuộc”
|
Các hãng công nghệ Trung Quốc đang lấn át trong cuộc chiến xe điện và tự hành (Ảnh AFP) |
Xiaomi, một trong những nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, có kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào một công ty con sản xuất xe điện thông minh trong thập kỷ tới. Huawei cũng sẽ đầu tư một khoản trị giá 1 tỷ USD trong năm nay.
AutoX, công ty khởi nghiệp về xe tự hành với sự hậu thuẫn của Alibaba đã hợp tác với Honda để tăng cường thử nghiệm trên các con đường tại Trung Quốc.
Và gã khổng lồ công nghệ Baidu cho biết, hệ thống định vị tự động Apollo của họ sẽ được lắp đặt trên 1 triệu phương tiện trong vòng 3-5 năm tới. Các động thái này sẽ tập trung sự chú ý mới vào dự án bí mật của Apple nhằm phát triển một phương tiện tự lái.
Các công ty như Huawei coi ô tô như một cơ hội mới và đang gấp rút phát triển hệ sinh thái công nghệ của riêng mình sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chen Yusheng, Giám đốc công nghệ của Công ty phân tích Shanghai Autodatas Co cho biết Huawei đã nhận ra "những hạn chế thị trường" hiện tại của mình.
"Huawei sẽ bước vào một chặng đường mới trong tương lai và với những lợi thế riêng của mình, bao gồm cả việc kết hợp phần mềm và phần cứng, để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ô tô thông minh và xe tự hành", Chen nói.
Lợi thế của Tesla
Xe tự hành vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng Trung Quốc được cho là sẽ dẫn đầu cuộc đua này nhờ sự khuyến khích của Chính phủ, cơ sở hạ tầng hiện đại và sự khởi đầu thuận lợi trong việc triển khai các mạng 5G cần thiết.
|
NIO tại Triển lãm ô tô Thượng Hải (Ảnh: NIO) |
William Li, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang nổi NIO cho biết, ở Triển lãm ô tô Thượng Hải cho thấy mọi thứ có thể thay đổi nhanh như thế nào ở Trung Quốc.
Chỉ 4 năm trước, triển lãm này vẫn còn bị thống trị bởi động cơ đốt trong truyền thống. "Nhưng ngày nay, mọi gian hàng trong hội trường đều có xe điện, xe năng lượng mới. Đây là một sự thay đổi rất lớn và động lực rất lớn là sự thay đổi công nghệ", ông nói.
Xe điện đã "chiếm sóng" hầu hết các gian hàng ở Triển lãm ô tô Thượng Hải. Sự lu mờ của các loại xe động cơ đốt trong cho thấy xu hướng điện hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ ở thị trường này khi các loại xe điện xuất hiện ở hầu khắp các phân khúc. Tất cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống đều giới thiệu xe điện như: Volkswagen ID.6; Mercedes-Benz EQB, BMW iX, Honda SUV e, Genesis Electrified G80, Audi A6 e-tron Sportback hay concept Toyota bz4X.
Tesla rõ ràng không chậm chân. Tại Thượng Hải năm 2019, công ty của Elon Musk đã xây dựng nhà máy thứ ba và 1/4 sản lượng tiêu thụ của Tesla là ở thị trường Trung Quốc.
Là thương hiệu xe điện bán chạy nhất trên toàn cầu và tại Trung Quốc, Tesla đang tiếp thêm sức mạnh cho thị trường Trung Quốc và tạo ra cuộc dua tốc độ cho một loạt các đối thủ cạnh tranh.
Các công ty tham gia sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Bao gồm cả việc thiếu bí quyết sản xuất ô tô sẽ có thể buộc họ phải hợp tác với các nhà sản xuất lâu đời hơn để sản xuất xe thay vì thiết kế khép kín của Tesla.
Một trở ngại khác là sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu cũng khiến lĩnh vực ô tô bị ảnh hưởng mạnh. Li cho biết sự thiếu hụt đã khiến dây chuyền sản xuất của NIO ngừng hoạt động trong năm ngày vào đầu tháng 4. Các áp lực có thể tiếp tục gia tăng vào tháng tới.
Các mục tiêu của Trung Quốc đối với xe điện được xem là quá thận trọng. "Tôi lạc quan hơn nhiều. Tôi nghĩ rằng đến năm 2030, hơn 90% ô tô mới được bán ở Trung Quốc”, Li nói.
Hoàng Nam (Tổng hợp)
" alt="Các hãng công nghệ Trung Quốc “châm ngòi” cuộc chiến xe điện"/>
Các hãng công nghệ Trung Quốc “châm ngòi” cuộc chiến xe điện
Tasco hiện đang là chủ đầu tư nhiều dự án BOT giao thông quan trọng với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên Chủ tịch HĐQT công ty này vẫn cho rằng, làm BOT chỉ là “lấy công làm lãi” và để đỡ thất nghiệp.Công ty Cổ phần Tasco được thành lập từ năm 1971 trên cơ sở sáp nhập đội cầu Nam Hà và xí nghiệp Xây dựng cầu đường Ninh Bình. Sau khi tiến hành cổ phần hóa năm 2000, Tasco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, bất động sản...
Tasco đang là chủ đầu tư hàng loạt các dự án BOT, như: Dự án nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn qua Thái Bình; đoạn tuyến tránh TP. Nam Định từ Quốc lộ 10 đến Thị trấn Mỹ Lộc; Quốc lộ 21; Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình; Quốc lộ 10 đi Hải Phòng; đường 39B Thái Bình; tuyến tránh Đông Hưng (Thái Bình)...
Hiện Tasco vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh “rót” vốn vào nhiều các dự án BOT như: Công trình đường Hồ Chí Minh đoạn từ QL2 đến Hương Nộn và nâng cấp mở rộng QL32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà, Phú Thọ (tổng vốn đầu tư 1.109 tỷ đồng, cuối năm 2016 đưa vào khai thác); Công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn, Hải Phòng (tổng vốn đầu tư là 2.851 tỷ đồng, cuối năm 2017 đưa vào khai thác)...
“Soi” báo cáo tài chính của Tasco trong vài năm gần đây cho thấy, sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường, lợi nhuận sau thuế của Tasco có chuyển biến rõ rệt so với con số “lẹt đẹt” trước đó.
Trong cơ cấu doanh thu của Tasco, hoạt động thu phí đường bộ đã đem về khoản thu khá lớn. Trong quý I/2016: doanh thu từ hoạt động thu phí chiếm 99 tỷ đồng, trong khi đó bán hàng và cung cấp dịch vụ 75 tỷ và doanh thu từ hợp đồng xây dựng chỉ có 14,7 tỷ đồng...
Báo cáo tài chính quý I/2016 cho thấy, tổng tài sản của công ty đạt 5.161 tỷ đồng - trong đó vay nợ 3.497 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.663 tỷ đồng.
Nghịch lý BOT: Dân than phí cao, chủ đầu tư nói chỉ lấy công làm lãi
Một chuyên gia giao thông chia sẻ với phóng viên, khác với các nước trên thế giới là chấp nhận “lời ăn, lỗ chịu” khi đầu tư, ở Việt Nam thì ngược lại. Các nhà đầu tư BOT gần như đang được “bảo hộ” để luôn có lãi.
Đơn cử, khi dự án thi công xong, đi vào hoạt động, nếu quá trình thu phí phương tiện doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn thu sẽ được điều chỉnh lại thời gian thu phí.
Trường hợp có xảy ra thiên tai như động đất, bão lũ… nhà đầu tư được xem xét điều chỉnh tăng phí hoặc kéo dài thời gian thu phí để bù vào. Như vậy xét về tình hình chung, có thể nói đầu tư BOT kiểu gì cũng có lãi.
Riêng với Tasco thì BOT lại càng là miếng bánh hấp dẫn. Bởi hầu hết các dự án giao thông do Tasco làm chủ đầu tư đều là các tuyến giao thông huyết mạch, là đường tỉnh lộ, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của các địa phương, các khu công nghiệp tập trung.
Cũng phải kể thêm, các dự án BOT của Tasco chủ yếu là đường được cải tạo, nâng cấp. Đặc điểm của các dự án này là không tốn quá nhiều chi phí giải phóng mặt bằng, đắp nền đường, mở rộng vỉa hè… như xây dựng mới nhưng lại có mức phí tương đương với các đường đầu tư mới.
Trong khi đó, khi thực hiện các dự án BOT, Tasco được vay với lãi suất ưu đãi, cố định trong toàn bộ thời gian thực hiện, chiếm gần một nửa tổng vốn vay của doanh nghiệp này.
Chưa kể, hiện nay ở Việt Nam, theo phản ánh từ người dân, trạm thu phí tại nhiều tuyến đường mọc lên dày đặc. Đơn cử như hành trình từ Hà Nội qua cầu Tân Đệ (Thái Bình) chỉ với 100km đường nhưng có tới 4 trạm thu phí bủa vây, riêng Tasco “đóng góp” 2 trạm.
Đầu tư được “bảo hộ”, vay ngân hàng được ưu đãi, trạm thu phí mọc dày đặc, vậy nhưng chia sẻ tại tọa đàm về BOT do Báo Giao thông vừa tổ chức ngày 2/6, ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Tasco vẫn than đầu tư lĩnh vực này chỉ là “lấy công làm lãi”, để nhân công đỡ bị thất nghiệp!?
Chủ tịch Tasco nói: Thời gian qua, vốn ngân hàng không ai vay, không ai làm gì thì các nhà đầu tư mới quan tâm đến các dự án BOT giao thông. Doanh nghiệp đi làm để lấy công làm lãi, khai thác nhân công, không bị thất nghiệp thôi.
“Lợi nhuận tính cho nhà đầu tư chỉ khoảng 10 - 12% trên vốn chủ sở hữu là không hấp dẫn”, ông Phạm Quang Dũng cũng chia sẻ: Các dự án BOT bị kiểm soát, quản lý rất chặt chẽ, minh bạch, thỉnh thoảng lại có cuộc kiểm tra đột xuất nên không hề có chuyện thất thoát.
Ông Dũng tiếp tục nhắc lại: Trong thời điểm khó khăn, chúng tôi chấp nhận làm BOT để có việc làm còn hơn thất nghiệp.
Đó là những lý giải của Chủ tịch Tasco vì sao: Dù lợi nhuận thấp, công sức bỏ ra nhiều những vẫn làm BOT là vì vậy. Được biết, trước đó, Chủ tịch Tasco Phạm Quang Dũng cũng đã từng “dọa”: “Nếu nhà nước không sửa cơ chế thì tới đây chúng tôi cũng đành nói lời từ biệt với các dự án theo hình thức BOT”.
Tuy nhiên, sau lời than vãn của Chủ tịch Tasco, nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao BOT đầu tư kém hấp dẫn vậy nhưng tốc độ các trạm thu phí hiện nay vẫn mọc lên như nấm, nhiều nhà đầu tư, trong đó có cả “ông trùm” Tasco vẫn tiếp tục tranh giành, rót vốn vào các dự án BOT?
Liệu BOT với Tasco có thật chỉ là “lấy công làm lãi, làm cho đỡ thất nghiệp” hay không trong khi người dân, doanh nghiệp vẫn hàng ngày “than trời” về gánh nặng phí BOT.
Được biết, mới đây Thủ tướng yêu cầu không tăng phí BOT trong năm nay. Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải sớm tổng kết và báo cáo Thủ tướng về vấn đề tổng vốn đầu tư, kiểm soát số lượng xe, thời gian hoàn vốn ở các dự án BOT, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo BizLIVE
Thủ tướng: Không tăng giá điện, phí BOT" alt="Phát tài nhờ BOT, “ông trùm” Tasco vẫn than chỉ “làm cho đỡ thất nghiệp”"/>
Phát tài nhờ BOT, “ông trùm” Tasco vẫn than chỉ “làm cho đỡ thất nghiệp”