您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
NEWS2025-04-15 17:23:40【Giải trí】0人已围观
简介 Hư Vân - 14/04/2025 12:05 Kèo vàng bóng đá bảng xếp hạng đứcbảng xếp hạng đức、、
很赞哦!(328)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Napoli vs Empoli, 1h45 ngày 15/4: Chắt chiu điểm số
- Tự Long, Xuân Bắc, Quang Thắng, Vân Dung tham gia đại tiệc kịch nói
- Đạo diễn Vũ Minh bị viêm phổi nặng
- NSƯT Quang Tèo: Biệt thự của tôi là nơi 'tiêu sản' chứ không 'sinh sản'
- Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Western United, 14h00 ngày 13/4: Tưng bừng và cởi mở
- Gọi cốc nước lọc ở quán cà phê, khách hàng phải trả hơn 18 nghìn đồng
- Thói quen đi ô tô nguy hiểm tới tính mạng mà người Việt ít quan tâm
- Cuộc đời Charles Ponzi
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Roma, 1h45 ngày 14/4: Derby của Roma
- Tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe luôn cao hơn mức công bố, vì sao?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sparta Rotterdam vs Heerenveen, 23h45 ngày 12/4: Tiếp tục bay cao
Mua ô tô hay nhà đất đều là tài sản hình thành trong thời gian hôn nhân, sẽ thuộc tài sản chung. Ảnh minh họa
Tôi khá ngạc nhiên bởi từ trước đến nay chưa từng thấy giấy tờ xe (cà vẹt) lại in tên của hai người, dù rằng luật quy định rõ tài sản hình thành trong thời gian hôn nhân sẽ thuộc tài sản chung. Nhưng cô ấy đã quả quyết và cho tôi xem nội dung tra cứu google rằng điều này căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Dù là pháp luật có quy định như vậy nhưng tôi cho rằng cà vẹt xe vốn nhỏ, giờ in tên cả hai vợ chồng thì trông thật chẳng ra làm sao. Nhỡ sau này bán đi, người mua không rõ lại thấy lằng nhằng thì thành khó bán.
Chuyện chỉ có vậy mà thành ra nói qua nói lại, giờ cả hai cùng bực nhau, ý định mua ô tô cũng lung lay.
Theo các bạn, tôi có nên chiều theo ý vợ để câu chuyện mua xe lần đầu kết thúc hậu hĩnh, cho vui cửa vui nhà không?
Độc giả Vũ Văn Đĩnh(Lạc Long Quân, Hà Nội)
Vợ chồng trẻ vỡ mộng ô tô về quê ăn Tết vì trót mua xe cũ 20 năm tuổi
Sau khi xuống tiền mua chiếc xế hộp với giá chỉ hơn 100 triệu đồng, nhiều người mới nhận ra rằng “tiền nào của đấy” và kém dễ chịu với một trải nghiệm không như mơ.
">Vợ muốn cùng đứng tên giấy tờ ô tô mới mua, tôi có nên đồng ý?
Dù ít người ngoài giới tài chính biết Charles Ponzi là ai, song hầu hết mọi người đều có thể đoán được ông ta nổi tiếng vì điều gì, căn cứ vào từ Ponzi.
Thuật ngữ "kế hoạch Ponzi" hay "kế hoạch kim tự tháp" dùng để chỉ một trò lừa đảo đầu tư mà tiền từ nhà đầu tư mới liên tục được sử dụng để trả cho các nhà đầu tư trước đó, đồng thời làm giàu cho người tạo ra kế hoạch. Trò lừa đảo sụp đổ khi không còn nhà đầu tư mới.
Charles Ponzi không phải là người đầu tiên sử dụng trò lừa đảo này để kiếm tiền, nhưng là người nổi tiếng nhất và do đó thủ đoạn này được đặt theo tên ông ta.
Ponzi sinh năm 1882 tại Italy trong gia đình khá giả. Trong 4 năm tại Đại học Rome, ông nướng hết tiền bố mẹ chu cấp vào các cuộc vui chơi đua đòi, cuối cùng vừa hết tiền, vừa bị đuổi học, quyết định đi tìm "giấc mơ Mỹ".
Tháng 11/1903, ông ta mang 200 USD lên tàu và chỉ còn 2,5 USD khi cập cảng Boston, vì đã nướng cả vào cờ bạc. "Tôi đã hạ cánh xuống đất nước này với 2,5 đô la tiền mặt và một triệu đô la hy vọng, và những hy vọng đó không bao giờ rời bỏ tôi", Ponzi sau này nói với New York Times.
">Cuộc đời Charles Ponzi
Tiếp nối thành công của 3 kỳ tổ chức, ngày 25/3, Báo điện tử Tổ Quốc tổ chức họp báo thông tin về việc khởi động cuộc thi viết truyện đồng thoại ENEOS & MOGU - Đoá hoa đồng thoại lần thứ 4/2021. Cuộc thi tiếp tục được tổ chức với mong muốn lan tỏa kết nối trái tim của người dân Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em hai nước phát triển một cách lành mạnh.
Cuộc thi góp phần vào việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em hai nước Việt - Nhật phát triển một cách lành mạnh. Đồng thoại là thể loại truyện viết cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kỳ, thích hợp với trí tưởng tượng của các em.
Cuộc thi đến Việt Nam vào năm 2018 có tên Giải thưởng sáng tác truyện đồng thoại JXTG & MOGU Đoá hoa đồng thoại. Năm 2020, cuộc thi đổi tên thành Giải thưởng sáng tác truyện đồng thoại ENEOS & MOGU - Đoá hoa đồng thoại.
"Trong bối cảnh mối quan hệ Nhật – Việt đang ngày càng trở nên mật thiết trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động phổ cập văn hóa đọc sách và tranh truyện Ehon cũng như việc tổ chức cuộc thi Đoá hoa đồng thoạicó ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng ước mơ và làm phong phú tâm hồn trẻ thơ. Có thể nói rằng, hoạt động này đang gieo những hạt giống quan trọng cho tương lai của quan hệ Nhật – Việt", cựu Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đã nhận định như vậy.
Theo BTC, cuộc thiĐoá hoa đồng thoạilần thứ 4/2021 được chia thành 3 hạng mục: Hạng mục tự do dành cho thí sinh dự thi thuộc mọi lứa tuổi; Hạng mục Trung học cơ sở dành cho thí sinh là học sinh các trường Trung học cơ sở trên toàn quốc; Hạng mục Tiểu học dành cho thí sinh là học sinh các trường Tiểu học trên toàn quốc và các thí sinh có quốc tịch Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam.
Thí sinh đạt giải Đặc biệt sẽ có chuyến du lịch 5 ngày đến Nhật Bản. BTC bắt đầu nhận bài thi từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5/2021, lễ công bố kết quả sẽ diễn ra vào tháng 7/2021.Giải thưởng lần thứ 4 đã phát động online ngày 1/2/2021.
Nhà văn Lê Phương Liên vui mừng vì có sân chơi dành cho độc giả yêu truyện đồng thoại. Các tác phẩm đạt giải được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt - Nhật. Cuốn tuyển tập được phát hành khắp cả nước thông qua hệ thống nhà sách. Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách đều được trao tặng các quỹ khuyến học và khuyến đọc của Việt Nam.
Tác giả đạt giải Đặc biệt sẽ được khắc tên trên cúp Đóa hoa đồng thoại. Cúp được BTC lưu giữ để tiếp tục vinh danh các tác giả xuất sắc của những năm sau với mong muốn được đóng góp cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam, giúp lan tỏa văn hóa đọc rộng khắp. Bên cạnh đó, thí sinh đạt giải Đặc biệt sẽ tham gia lễ trao giải Đóa hoa đồng thoại tại Nhật Bản. Chuyến đi kéo dài 4-6 ngày với các hoạt động tham quan, thăm nhà xuất bản Đóa hoa đồng thoại Nhật Bản, gặp mặt và tham dự lễ trao giải.
Bên cạnh đó, cuộc thi cũng có nhiều hoạt động bên lề đặc sắc, tạo không gian giao lưu, tìm hiểu giữa các thí sinh với khách mời là các nhà văn, nhà giáo dục Việt Nam và Nhật Bản. Các workshop giúp các tác giả trẻ, tác giả không chuyên tìm nguồn cảm hứng, luyện tập, thực hành sáng tác với sự giúp đỡ của các nhà văn khách mời của giải thưởng.
Bùi Mai Khuê - thí sinh đoạt giải Nhất Đoá hoa đồng thoại 2019. Ở cuộc thi năm nay sẽ có workshop Bút kể ta nghe được tổ chức 2 - 4 buổi từ tháng 3-5 với các khách mời: nhà văn Lê Phương Liên, nhà văn Nhã Thuyên, TS Giáo dục Thụy Anh, tác giả Mai Liên.
Giao lưu với tác giả Nhật Bản dự kiến được tổ chức trong tháng 4 - 5 với khách mời là các tác giả sáng tác tranh truyện Ehon nổi tiếng của Nhật Bản: Mariko Shinju và Hideko Nagano.
Đặc biệt, khác với mọi năm khi chỉ tổ chức workshop tại Hà Nội hoặc tổ chức online do dịch Covid-19 (năm 2020), năm 2021 này workshop được lên kế hoạch tổ chức tại các địa phương khác như Nghệ An, Phú Thọ, TP.HCM, Đà Lạt, Hà Nội.. Chương trình giao lưu với tác giả Nhật Bản Mariko Shinju và Hideko Nagano diễn ra ngày 24/4 tại Hà Nội.
Tình Lê
Cô bé 9 tuổi hiếu động đoạt giải nhất thi viết văn 'Đóa hoa đồng thoại'
Bùi Mai Khuê - cô bé 9 tuổi luôn khiến bố mẹ đau đầu vì nghịch ngợm vừa đạt giải nhất thi viết văn "Đoá hoa đồng thoại".
">Khởi động 'sân chơi' dành cho độc giả yêu truyện đồng thoại
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Tai, 22h35 ngày 14/4: Cửa trên đáng tin
Đọc sách phải có sự hứng thú
- Ngoài giỏi tiếng Pháp và đam mê du lịch, nhiều người còn biết đến Phương Anh với hình ảnh Á hậu thích đọc sách, chị có thể chia sẻ thêm về sở thích này?
Tôi thích đọc sách từ nhỏ và đọc rất nhiều thời cấp 3. Khi ấy, tôi ấn tượng với thầy giáo dạy Văn năm lớp 11. Nhờ thầy truyền cảm hứng, tôi tìm tòi và yêu thích hơn những tác phẩm văn học Việt Nam. Tôi đã dành thời gian rảnh ra thư viện để đọc thêm những tác phẩm khác của các tác giả trong chương trình sách giáo khoa, cảm nhận sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm nhân sinh mà các nhà văn gửi gắm. Có lẽ đây là lúc duy nhất trong 12 năm đi học tôi “siêng” tới vậy.Từ khi lên đại học, tôi không còn đọc sách thường xuyên và đang cố gắng hình thành lại thói quen này trong những ngày dịch gần đây.
Á hậu Phương Anh thích đọc sách từ nhỏ. - Gu đọc của Phương Anh thế nào?
Tôi thích đọc truyện viễn tưởng và không hứng thú với loại sách quá nhiều lý thuyết. Những câu chuyện trong sách với tôi như nơi nghỉ ngơi của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, tôi đang đọc cuốn Dunecủa Frank Herbert kể về cuộc phiêu lưu của con người trong tương lai trên những hành tinh xa xôi. Không được đi đâu thì đọc về việc du hành vũ trụ vậy!- Cuốn sách tâm đắc (nhất) của chị? Người ta nói sách có thể cứu rỗi tâm hồn con người, vậy có tựa sách nào từng giúp chị vượt qua tổn thương?
Tôi tâm đắc với quyển The course of lovecủa Alain de Botton. Đây là một tác giả gốc Thuỵ Sĩ, nổi tiếng viết về tình yêu. Cuốn sách đến tình cờ vì lúc đó tôi đang rảnh, giá sách lại giảm 50% nên tôi quyết định mua về đọc cho vui. Hoá ra, nó rất hay, đem đến cho tôi nhiều cái nhìn khác về tình yêu và những mối quan hệ.
Chẳng hạn, bất cứ ai khi yêu đều từng giận người yêu mình hoặc bị giận lây. Tức là khi đối phương có chuyện không vui, họ hay bực bội, “giận cá chém thớt” lên mình. Thông thường, mình cũng sẽ cọc theo nhưng cuốn sách cho rằng đây là một trong những biểu hiện của tình yêu. Vì chỉ khi thấy thật sự thoải mái và tin tưởng người yêu, mình mới thể hiện những cảm xúc đó. Với người lạ, chắc chắn mình sẽ giấu đi và thể hiện một cách khác. Cuốn sách này thực sự là một “liều thuốc tinh thần”, bồi đắp tâm hồn yêu cho tôi và nhiều độc giả.
- Trong thế giới văn học, chị ấn tượng với tác giả nào?
Tôi ấn tượng với Yuval Noah Harari, tác giả của bộ ba Sapiens - Homo Deus - 21 stories for the 21stcentury(Lược sử loài người, Lược sử tương lai và 21 bài học cho thế kỷ 21). Nhà văn Israel để lại dấu ấn đặc biệt với tôi bởi trong quyển 21 bài học cho thế kỷ 21, khi nói về những vấn đề ở thế giới hiện đại, tác giả đề cập tới tầm quan trọng của việc ngồi thiền. Tôi tò mò nên đã tìm nghe một cuộc phỏng vấn của Yuval và biết ông ngồi thiền 2 tiếng mỗi ngày.
- Nhiều người cho rằng, internet cũng là phương tiện cung cấp tri thức phổ biến, nhanh gọn hơn sách và trong tương lai có thể thay thế sách, quan điểm của Phương Anh thế nào?
Tôi không quan tâm tới hình thức, miễn là nó giúp mình đạt được mục tiêu. Sách điện tử, sách giấy, mạng xã hội, báo mạng,… đều hữu ích, có những ưu - nhược điểm tuỳ theo sở thích và nhu cầu của mỗi người. Thật ra gần đây, tôi đọc sách điện tử nhiều hơn vì dễ chọn hơn, chứ giờ đặt sách giấy trên mạng không biết bao giờ mới tới nhà.
- Hai niềm đam mê du lịch và đọc sách của Phương Anh hẳn phải có mối liên hệ với nhau?
Với tôi, du lịch và đọc sách đều là những sở thích mang lại niềm vui cho mình nên không quá quan trọng sự liên hệ giữa chúng. Nhưng tôi thích việc đọc sách có liên quan tới địa điểm trước khi ghé thăm bởi mình sẽ có trải nghiệm sâu sắc. Ví dụ, tôi rất thích Dan Brown với những quyển về kiến trúc, tôn giáo ở Ý và Vatican. Vào năm 2019, khi có cơ hội chiêm ngưỡng những điều đó bằng mắt, đó là một trải nghiệm tuyệt vời tôi không thể quên.
- Học tiếng Pháp từ nhỏ, chắc hẳn tủ sách của Phương Anh có nhiều cuốn sách Pháp ngữ?
Thỉnh thoảng tôi có đọc sách bằng tiếng Pháp, nhưng chủ yếu là truyện thiếu nhi như những cuốn: Charlie và nhà máy sôcôla, Hoàng tử bé, bộ Harry Potter,... Những lúc ôn thi, tôi cũng hay đọc sách Pháp để vừa luyện sự phản xạ ngôn ngữ, vừa học và giải trí.
-Nhiều người đọc sách theo trào lưu mà không quan tâm tới chất lượng. Theo chị, cần đọc sách thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Quan điểm của tôi là đầu tiên mình phải thích đọc. Hãy đọc những gì thật sự khơi dậy sự hứng thú trong mình, kể cả truyện thiếu nhi, truyện phiêu lưu,... chứ không nhất thiết phải chạy theo trào lưu sách nào cả. Bạn có thể thử các thể loại sách để xem mình có thích không. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đọc sách như một thú vui nên hãy chọn những quyển khiến bạn thấy thú vị.
Điều quan trọng nhất là có sức khoẻ, cơm ăn, chỗ ở
- Dịch bệnh khiến cuộc sống của Phương Anh thay đổi ra sao?
Trước đây, tôi rất bận rộn, thường ra khỏi nhà từ sáng rồi tối mới về, đi tập gym, đi học, làm việc và ít khi ăn cơm nhà vì các thành viên trong gia đình cũng có thời gian biểu khác nhau. Bây giờ, một ngày tôi ăn ở nhà và chỉ di chuyển từ phòng ngủ xuống phòng bếp. Tôi thấy biết ơn khi mình và gia đình có sức khoẻ, cơm ăn, chỗ ở.
- Tham gia nấu ăn thiện nguyện hỗ trợ y bác sĩ và hoàn cảnh khó khăn đem lại cho chị những trải nghiệm gì?
Nấu bếp ăn thiện nguyện ở CLB Suối mát từ tâmlà một trải nghiệm hoàn toàn mới. Tôi nhận được nhiều trải nghiệm, kiến thức và thêm cả những mối quan hệ. Quan trọng hơn, tôi rất vui khi đóng góp cho tuyến đầu chống dịch với những bữa ăn đủ đầy gửi tới y bác sĩ, cảnh sát và người dân khu cách ly. Tôi mong hoạt động này sẽ lan toả nhiều tình yêu thương cho những người đang cần sự đùm bọc.
- Là đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Quốc tế 2021 nhưng cuộc thi chưa có thời điểm tổ chức cụ thể hoặc sẽ bị rời sang năm sau, việc tập luyện của chị có bị ảnh hưởng? Chị thấy các đối thủ của mình thế nào?
Để chuẩn bị đi thi, tôi cần tập trang điểm, hình thể, kỹ năng trình diễn và ứng xử. Về hình thể, tôi được huấn luyện viên cá nhân gửi video để tập theo, tuy không hiệu quả bằng ở phòng tập nhưng cũng giúp mình duy trì thói quen. Với ứng xử, tôi hay xem lại cuộc thi những năm trước để hiểu thêm tiêu chí còn trình diễn thì chưa bắt đầu tập.
Tôi muốn thể hiện hình ảnh một người phụ nữ hiện đại với tinh thần rộng mở, mang những điều mới mẻ của thế hệ trẻ nhưng vẫn không quên đi giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Quan trọng hơn hết, tôi muốn là chính mình trong cuộc thi.
Thật ra, tôi không thích từ 'đối thủ' lắm vì với tôi, các đại diện nước khác là những người bạn rất đáng yêu. Chúng tôi thường xuyên ủng hộ lẫn nhau, từ bình luận trên mạng xã hội đến nhắn tin riêng cổ vũ tinh thần. Chẳng hạn có những lúc tôi phát trực tiếp, bạn Dinelle ở Đài Loan hay vào xem hoặc khi bạn Sydney ở New Zealand chuẩn bị trình diễn tại một sự kiện, mọi người đã nhắn tin ủng hộ bạn.
Với tôi, tham dự Hoa hậu Quốc tế là cơ hội để làm quen với các cô gái xinh đẹp, tài năng trên khắp thế giới. Sau này nếu có cơ hội, tôi sẽ cố gắng đi thăm các bạn.
Đức Thắng
Á hậu IELTS 8.0 Phương Anh dịu dàng đón tuổi 23
Người đẹp khéo léo chọn lựa những mẫu thiết kế với tông màu tươi sáng, lấy cảm hứng từ những áng mây xanh trong, khuôn vườn yên tĩnh hay những rặng cây rì rào trong chiều hè thanh mát.
">Á hậu Phương Anh: Đọc sách phải có sự hứng thú
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi họ có trong tay ngàn tỷ mà chỉ ngồi chiếc xe vài tỷ đồng. Vậy nên, việc mua Rolls-Royce giá vài chục tỷ của giới doanh nhân thành đạt là hiển nhiên.
Đáng chú ý, đi kèm với những chiếc xe siêu sang này luôn là biển số siêu đẹp và được cá nhân hoá theo phong cách của từng chủ nhân.
Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Trịnh Văn Quyết đều sở hữu Rolls-Royce Đó là Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng, CEO Nguyễn Phương Hằng và Rolls-Royce Phantom biển số đuôi 789, Bầu Kiên và Rolls-Royce Phantom Rồng, Nữ doanh nhân Phạm Thị Diệu Hiền và Rolls-Royce biển tứ quý 3, hay nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp và Rolls-Royce Phantom biển ngũ quý 7.
Những chiếc xe này đều được đặt hàng theo màu hợp tuổi, biển số "tài lộc", số tiến, ngũ quý...
Thế nhưng, một điều kỳ lạ, một sự trùng hợp ngẫu nhiên là các đại gia sở hữu Rolls- Royce đều lần lượt sa vòng lao lý, hoặc vướng các lùm xùm kinh doanh khiến tiếng tăm sự nghiệp đi vào quên lãng.
Nếu phân tích về trường hợp của Bà Dương Thị Bạch Diệp sẽ thấy từ chiếc xe cho đến biển số đều hoàn mỹ. Rolls-Royce Phantom được đặt màu sắc và chi tiết theo tên của nữ đại gia với cái giá đắt đỏ gần 40 tỷ vào năm 2008, khi về tỉnh Bình Định đăng ký lại được cấp biển số 77L-7777. Biển tứ quý 7 ngoài độ đẹp về sự trùng lặp con số của sức mạnh, còn được dân "sành số" suy luận thành "tứ thất" (nghĩa là bốn mùa không mất). Ai cũng thấy con đường phái trước của bà Diệp gần như mỹ mãn.
Thế nhưng đến năm 2019, bà Diệp cùng nhiều cựu lãnh đạo TP.HCM đã bị bắt với cáo buộc lừa đảo. Tiếng tăm người phụ nữ Việt đầu tiên sở hữu Rolls-Royce nay chỉ còn được nhắc đến như hoài niệm, trong khi công ty của bà Diệp còn hàng ngàn tỷ đồng nợ xấu. Thậm chí lúc này, những lời ngợi khen chiếc biển số xe Roll-Royce của bà Diệp trước đây chuyển thành chê trách cho rằng chiếc xe này đã không mang lại may mắn cho chủ nhân của nó trong công việc làm ăn, vì biển số xui “thất trùng thất” (chữ L quay ngược đầu lại như số 7).
Thế nên, không ít người nói vui rằng, Rolls- Royce là chiếc xe 'đen đủi' nhất hiện nay, mang đến vận xui cho những vị đại gia sở hữu nó.
Tôi cho rằng, chuyện các vị doanh nhân kia vướng vòng lao lý không liên quan gì đến chiếc Rolls-Royce cũng như, những biển số siêu đẹp gắn trên xe cũng không giúp họ "tẩy trắng" tội lỗi được.
Tuy nhiên, người ta vẫn nói, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì thế, khi một chiếc "xe cỏ" như Kia Morning may mắn "trúng" được biển tứ quý, ngũ quý, ngay lập tức được bán lại với giá trị cao gấp 3, 4 lần. Gần đây, một chiếc Mercedes GLC 200 ban đầu mua với giá hơn 2 tỷ, nhưng khi trúng biển ngũ quý 8, đã được đẩy giá lên tới 7,8 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch đủ mua tới 2 chiếc ô tô sang khác.
Thậm chí, có những người mua ô tô về còn phải làm lễ cúng bái rất kỳ công.
Tôi có người bạn gần đây mua chiếc ô tô và chẳng may bấm được biển số đầu 49 đuôi 53, cậu ấy buồn rũ người. Một tuần sau được biết cậu ấy đã bán xe sang tỉnh khác, chấp nhận lỗ tiền đăng ký chỉ để thoát "gánh nặng" tâm lý rằng chiếc xe ấy sẽ đem lại vận xui.
Theo các bạn, vấn đề phong thuỷ xe ô tô có quan trọng không? Khi mua xe có cần xem phong thuỷ? Rất mong nhận được nhiều góp ý từ mọi người. Xin cảm ơn!
Độc giả Phạm Tuấn Linh(Ba Đình, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hàng loạt đại gia Việt đi xe siêu sang Rolls-Royce gặp hạn xui
Những chiếc Rolls-Royce hàng hiếm và độc tại Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các đại gia nhưng như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhiều ông chủ gặp vận hạn thời gian qua, không liên quan đến lao lý thì cũng gặp rắc rối trong kinh doanh.
">Phải chăng dùng Rolls
Cô dâu lội nước bước vào lễ đường. Do ảnh hưởng của bão, nhiều tỉnh, thành phố ở Philippines hứng chịu những cơn mưa lớn. Nước ngập nhiều con đường, tràn cả vào nhà.
Nhưng cặp đôi Paulo Padilla và Mae Victoriano đến từ tỉnh Bulacan (Philippines) vẫn quyết tâm tổ chức ngày trọng đại của đời mình.
Cô dâu Victoriano chia sẻ: "Một tuần trước lễ cưới, chúng tôi lo lắng và sốt ruột vì trời mưa không ngớt. Sau đó, một cơn bão khác ập đến đúng vào ngày cưới của chúng tôi".
Cô đã khóc rất nhiều khi biết tin nhà thờ tổ chức đám cưới bị ngập nước. Nhưng cuối cùng cặp đôi và 2 bên gia đình đều quyết định vượt qua, ngay cả khi không có khách đến dự. "Chúng tôi sẽ thông cảm nếu khách không thể đến dự, ít nhất chúng tôi vẫn có gia đình ở bên", cô dâu nói.
Maria Jasmin Halili, em họ của chú rể, đã quay lại video và chia sẻ trên mạng xã hội về đám cưới đáng nhớ của Paulo.
Chú rể Padilla cho biết: "Ngay cả khi phương tiện bị chìm trong lũ, chúng tôi vẫn muốn vượt qua để có thể đến đây".
Trước sự ngạc nhiên của 2 bên gia đình, gần 50 khách đã đến bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Đoạn video cho thấy nơi cặp đôi tổ chức đám cưới bị ngập nước. Chú rể phải đi ủng, cô dâu ôm bó hoa di chuyển khó khăn với phần đuôi váy ướt sũng.
Halili nói: "Bulacan bị ngập nhưng tôi không ngờ nước tràn cả vào nhà thờ. Tôi nghĩ nước chỉ tràn vào bãi đậu xe và con đường dẫn vào nhà thờ nhưng tất cả đều ngạc nhiên khi thấy nước tràn vào bên trong".
Nhiều vị khách bất chấp mưa ngập nhiệt tình đến dự đám cưới. Họ đi chân trần hoặc đi ủng cao su, theo Insider.
"Tôi đã khóc vì khoảnh khắc quá đáng yêu và cảm động. Mặc dù mưa bão nhưng tất cả đã vượt qua để tổ chức đám cưới. Khi cô dâu đến, cô ấy nói một câu chắc nịch với bố mẹ rằng mình đi thôi, đi đến chỗ Paulo đang chờ", Halili chia sẻ.
Không có vị khách nào phàn nàn hay rời khỏi đám cưới. Sau buổi lễ, cô dâu đã đăng một thông điệp trên Facebook cảm ơn bạn bè và gia đình đã tham dự "bất chấp bão lụt".
"Chúng tôi vẫn còn nổi da gà khi nhận ra rằng mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Đoạn video ghi lại đám cưới của chúng tôi lan truyền và đang là xu hướng. Chúng tôi muốn truyền thông điệp cho tất cả mọi người, tất cả các cặp đôi rằng thời tiết sẽ không là trở ngại nếu bạn muốn trao lời hẹn thề", cô dâu chia sẻ.
Đám cưới trên thảo nguyên xanh của chàng trai người Việt và cô dâu ngoại quốc
Đám cưới trên thảo nguyên xanh của Wilson Lê và Catherine Hsu là sự hòa hợp của hai nền văn hóa Việt Nam - Trung Quốc.">Đám cưới ngày mưa bão, cô dâu chú rể lội nước vào lễ đường