Soi kèo phạt góc nữ Trung Quốc vs nữ Đài Loan, 13h30 ngày 20/7
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1 -
Ngày 3/1, lãnh đạo phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) xác nhận, có vụ việc bé trai 19 tháng tuổi bị bảo mẫu của nhà trẻ tư thục Trinh Vương (ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1) đánh bầm tím mặt. Vĩnh Long: Bé trai 19 tháng tuổi bị bảo mẫu tát bầm tím mặtTheo tường trình của cô bảo mẫu Võ Thị Kim Huệ (31 tuổi), khoảng 12h ngày 2/1, bé N.Q.H (19 tháng tuổi) đang theo học nhóm trẻ 18-24 tháng khóc, la trong giờ ngủ trưa làm nhiều trẻ cùng lớp giật mình thức dậy.
Bé trai 19 tháng tuổi bị bảo mẫu tát bầm tím mặt Lúc này, cô Huệ dỗ H. nhưng bé không nín và càng la to hơn. Không kiềm chế được nên cô Huệ đã đánh vào miệng bé H. khiến bé trai càng khóc la to hơn.
Tức giận, cô Huệ tiếp tục đánh nhiều cái vào má của bé H. Sau đó, thấy má bé sưng đỏ lên, sợ hiệu trưởng thấy, cũng như sợ khi chiều phụ huynh rước về sẽ phát hiện nên bảo mẫu này bồng bé H. ra ngoài lớp để chườm nước đá cho bớt đỏ. Tuy nhiên, khi chườm đá thì vết bầm càng lan rộng ra.
Nhà trẻ tư thục Trinh Vương Chiều cùng ngày, cha của bé H. đến rước thì cô Huệ nói dối là bé bị té cầu thang nên mặt bị bầm. Không tin vào việc H. bị té cầu thang nên gia đình đã đưa bé đến công an trình báo.
“Khi cha của bé rước từ trường về nhà, tôi thấy mặt bé bị bầm tím hai bên má nên xác định đây không phải do bị té cầu thang như cô giáo nói mà là bị đánh. Tôi cùng gia đình đưa bé đến phòng khám gần nhà kiểm tra và đến trường gặp cô giáo để hỏi nguyên nhân.
Không đồng ý với giải thích của cô giáo, tôi đưa con đến công an trình báo sự việc. Đến đây thì cô giáo mới thừa nhận là đã tát con tôi nhiều cái”, chị Kim Thị Nhi (mẹ ruột bé H.) nói.
Chị Nhi rất bức xúc trước việc cô bảo mẫu đánh con mình tới bầm tím mặt Hiệu trưởng nhà trẻ tư thục Trinh Vương Cao Thị Minh nói, khoảng 12h hôm xảy ra vụ việc, bà nghe tiếng bé khóc ở nhóm trẻ 18-24 tháng nên đến thăm lớp thì thấy bé H. nằm im nên quay về phòng làm việc.
Khoảng 15h cùng ngày, bà Minh và cô Huệ được công an phường mời đến trụ sở làm việc.
“Tại đây, khi nghe mọi người thông báo, tôi mới biết sự việc. Sau đó, tôi đã đến xin lỗi gia đình và đề nghị đưa bé H. đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và chịu mọi chi phí”, cô Minh nói.
“Khi tôi nhìn thấy hai má của bé bị bầm tím tôi rất đau xót, huống hồ gì cha mẹ và người thân của bé”, cô Minh xúc động.
Hiện nhà trường đã cho ngưng việc đối với bảo mẫu Huệ chờ xử lý sự việc.
Bảo mẫu nhồi nhét thức ăn, đánh trẻ mầm non
Đoạn clip ghi lại cảnh bé trai hơn 2 tuổi bị bảo mẫu nhồi nhét đồ ăn nên vừa khóc vừa trớ ra, nhưng vẫn tiếp tục bị lôi ra ngoài đánh.
"> -
“Em thật may mắn được làm thành viên của gia đình MIE. Khi mới tham gia cộng đồng, “mắt chữ A - mồm chữ O”, em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì trong gia đình mình nhiều thầy cô giỏi quá. Ở đây, em học hỏi được rất nhiều từ quý thầy cô về công nghệ, được làm bạn, chia sẻ cùng nhau trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Cô giáo Quảng Trị kết nối lớp học 27 quốc gia: Chẳng có gì ngoài “máu liều”Trong thời gian qua, em đã học được cách sử dụng phần mềm Skype trong lớp học từ cộng đồng MIE. Em đã vận dụng cho gia đình và lớp học của em. Em nhận thấy con gái em tự tin hơn, kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Học sinh em rất thích thú khi được trò chuyện với các bạn trong và ngoài nước.
Nhưng nói thật với quý thầy cô, em rất “gà mờ” tiếng Anh. Người ta nói 10 câu, em biết được 2 câu. Câu hoặc từ nào không hiểu em phải nhờ con gái hoặc dùng công cụ hỗ trợ để giao tiếp. Quả là khó khăn cho bản thân em mỗi khi kết nối. Nhưng vì niềm đam mê, vì con gái, vì học sinh thân yêu, em đã “uống thuốc liều” tìm mọi cách để kết nối.
Hiện tại em cũng quyết tâm học tiếng Anh: Ở nhà em nhờ con gái hỗ trợ, hằng ngày lên lớp em nhờ một học sinh giỏi tiếng Anh viết lên bảng 3 từ vựng cho cả lớp và cô giáo học.
Nhờ vậy, em thấy mình cũng tiến bộ hẳn lên. Nhưng vì tuổi đã lớn nên việc “hấp thụ” không hề đơn giản. Em nhớ câu nói của anh Ngô Thành Nam: “Anh phải tự tin vào bản thân mình, thử thách bản thân, và đẩy mình đến tận cùng. Đó là cách duy nhất để anh thành công.” Em đã áp dụng điều đó cho bản thân mình. Em tin rằng dù không thành công trong xã hội nhưng ít nhất em đã chiến thắng bản thân mình”.
Đó là những dòng tâm sự của cô giáo Nguyễn Thị Duyên – giáo viên Trường Tiểu học Hàm Nghi, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - với cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft (MIE Experts Việt Nam) về những ngày tháng nỗ lực học hỏi, tìm tòi để đưa phương pháp, công cụ học tập mới đến với học sinh.
Bằng công cụ Skype, lớp học của cô Duyên hiện đã kết nối được với rất nhiều lớp học trong và ngoài nước, trong đó có các lớp học ở 27 quốc gia trên thế giới.
Như những dòng tâm sự trên, cô Duyên tự nhận mình chẳng có gì ngoài “máu liều”.
“Mình không thông minh nhưng có đam mê. Cứ thấy nhóm nào có ứng dụng công nghệ vào dạy học là mình lao vào liền”.
Đến nay, cô Duyên hiện là “admin” (quản trị viên) của 3 trang ứng dụng CNTT dành cho giáo viên và là thành viên của hàng chục hội nhóm, diễn đàn với mục đích học hỏi, chia sẻ kiến thức chuyên môn, ứng dụng công nghệ, sáng tạo vào dạy học.
Những lớp học kết nối nhờ Skype
Với công cụ Skype, ban đầu tiếp xúc, cô Duyên còn rất nhiều bỡ ngỡ cộng thêm sự ngưỡng mộ, tò mò, sau đó là mày mò, học hỏi để tự làm.
Cô “thử nghiệm” ở con mình trước. Sau 2 tháng, thấy con phát triển tốt kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, mạnh dạn, tự tin hơn, cô giáo bắt đầu đưa công cụ vào lớp học.
“Ban đầu các em thích, nhưng vẫn không tự tin. Bản thân mình cũng không giao tiếp được bằng tiếng Anh, phải dùng công cụ hỗ trợ, nhưng mình vẫn cứ liều”.
Những giờ ra chơi, nghỉ trưa, cô Duyên tranh thủ kết nối với các lớp học trong và ngoài nước để học sinh làm quen dần. Những cuộc trò chuyện có khi theo chủ đề được 2 giáo viên sắp xếp trước, nhưng cũng có khi chỉ là những cuộc trò chuyện chia sẻ về văn hoá đất nước, phong tục tập quán… của nhau.
Mô hình lớp học với công cụ Skype cũng là sản phẩm được cô giáo tiểu học mang đi đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và đạt chuẩn.
Cô Duyên cũng là đại diện duy nhất của tỉnh Quảng Trị tham gia vòng chung kết cuộc thi Diễn đàn giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT 2019. Sản phẩm mà cô cùng các học trò mang ra Hà Nội những ngày đầu năm 2019 là dự án “Hành trình giải cứu nhựa chết”, với mục tiêu tái chế nhựa phế thải thành những vật dụng hữu ích hằng ngày.
Trong suốt cuộc trò chuyện, cô Duyên liên tục tự nhận mình là người vô cùng nhút nhát, không thông minh và không còn năng động như lớp trẻ. Vì thế, để đạt được những thành tựu nho nhỏ như ngày hôm nay, cô giáo với 20 năm kinh nghiệm đứng lớp đã phải nỗ lực rất nhiều, đam mê rất nhiều và quan trọng nhất là phải chiến thắng bản thân.
“Mình gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học hỏi và sáng tạo, trong đó ngoại ngữ là cản trở nhất, vì mình không phải giáo viên tiếng Anh, tuổi cũng lớn rồi. Có một câu mà học xong lại quên, không nhanh như các em học sinh được. Nhưng bù lại, mình liều và kiên trì” – cô Duyên nói vui.
Rụt rè trước những cái mới
Một giờ giảng của cô Duyên Những việc mà cô Duyên âm thầm làm cho học trò của mình, trong một thời gian dài chẳng được ai ghi nhận. Nhưng cô giáo tiểu học xác định, học hỏi trước hết là để cho chính bản thân mình, thay vì để nhận một giải thưởng hay tấm bằng khen.
“Đến lúc mình lọt vào top 50 sáng kiến, ra Hà Nội tham gia vòng chung kết, các đồng nghiệp, lãnh đạo cũng không biết mình đã làm gì để đi được đến đây. Khi biết, mọi người rất ngạc nhiên và tạo điều kiện”.
Là giáo viên đi tiên phong của trường trong việc “khai phá” CNTT trong lớp học, và cũng là một trong những giáo viên tích cực hiếm hoi của Quảng Trị tham gia các khoá học của cộng đồng giáo viên sáng tạo, cô Duyên luôn mong muốn lan toả tinh thần học tập, cập nhật kiến thức chuyên môn mới tới đồng nghiệp ở quê nhà.
“Tham gia vào cộng đồng này, mình thấy nhiều người giỏi quá, dám nói dám làm, dám sáng tạo. Mình ngưỡng mộ ‘dữ’ lắm. Các đồng nghiệp ở quê thấy mình làm được thì rất thích, rất muốn làm nhưng lại chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình”.
“Đầu năm, mình có ý tưởng đăng ký chuyên đề cấp tỉnh là dạy học có kết nối qua Skype để lan tỏa đến giáo viên trong tỉnh. Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý cho mình thử nghiệm nhưng Phòng không đồng ý. Họ bác bỏ ý tưởng vì chưa hiểu về nó, chưa dám để giáo viên đột phá. Mình cũng hiểu vấn đề đó và chấp nhận. Bởi vì, những kiến thức đó không áp dụng trong chương trình và có lẽ mình chưa biết cách để truyền lửa, để thuyết phục được mọi người”. Cô hi vọng trong tương lai, khi chương trình mới thay đổi, những gì cô tiên phong đi trước sẽ được giáo viên tỉnh nhà đón nhận.
Thất bại nhiều hơn thành công, nhưng vẫn thử
Cô Duyên và các học trò ra Hà Nội tham gia vòng chung kết cuộc thi Diễn đàn giáo dục Việt Nam – Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT 2019. Ảnh: Nguyễn Thảo Bản thân cô Duyên có quan điểm rằng: CNTT là công cụ để tiết học diễn ra hiệu quả, không nên lạm dụng nhưng cũng rất cần thiết, đặc biệt là với chương trình phổ thông mới.
“Việc đưa công nghệ vào lớp học tạo động lực cho học sinh rất nhiều, gợi sự tò mò cho các em. Thậm chí, có những lúc mình không làm thì học sinh lại nhắc cô. Các kỹ năng công nghệ mình học được trên cộng đồng đều cho học sinh thử hết. Thất bại nhiều hơn thành công nhưng mình vẫn làm. Không bắt buộc, không có trong sách giáo khoa, chỉ là muốn học sinh được trải nghiệm thì mình làm. Họp phụ huynh mình cũng chia sẻ điều này và nhận được sự đồng tình”.
Niềm vui của cô Duyên bây giờ là phụ huynh đã thay đổi tư duy. Tất nhiên vẫn có những phụ huynh con đi học cả năm không biết tên cô giáo chủ nhiệm, nhưng theo cô Duyên, nhìn chung phụ huynh đã tiến bộ và cởi mở hơn rất nhiều.
“Ngay như chuyến ra Hà Nội tham gia cuộc thi hồi giữa tháng 11, nhiều phụ huynh cũng xin cô đưa con đi theo, sẵn sàng trả mọi chi phí để con được trải nghiệm môi trường mới”.
“Phụ huynh bây giờ quan tâm tới con cái nhiều hơn, yêu cầu ở giáo viên nhiều hơn. Chính vì thế, người thầy phải đổi mới mình. Ngoài truyền đạt kiến thức còn phải rèn luyện kỹ năng cho học sinh”.
Hiện tại, khao khát lớn nhất của cô Duyên là lan toả tinh thần học tập, lan toả kiến thức, địa chỉ hữu ích tới những đồng nghiệp Quảng Trị, đặc biệt là những giáo viên ngay trong chính thành phố của mình.
“Mình chỉ mong một ngày nào đó, giáo viên quê mình cũng nhiệt huyết, tự tin, có tinh thần học hỏi và đổi mới như những giáo viên ở thành phố lớn” – cô Duyên nói.
Nguyễn Thảo
Cô giáo đưa sách 3D, kết nối lớp học quốc tế...lên non
Sau một lần tình cờ nhìn thấy tấm thiệp 3D do Trung Quốc sản xuất, cô Quyên nảy ra ý tưởng làm những cuốn sách 3D cho học sinh của mình.
"> -
Apple trả tổng cộng 320 tỷ USD cho các nhà lập trình ứng dụngApple đã chi tổng cộng 320 tỷ USD cho các lập trình ứng dụng kể từ năm 2008 tới nay. Ảnh: CNBC CNBCtính toán, nếu các nhà phát triển chi 30% phí hoa hồng cho Apple, thì cửa hàng ứng dụng (App Store) riêng trong năm 2022 đã thu về hơn 85 tỷ USD. Trong khi đó, nếu mức hoa hồng là 15%, tổng doanh thu của cửa hàng ứng dụng sẽ thấp hơn, vào khoảng 70 tỷ USD.
Gã khổng lồ sản xuất iPhone cũng cho hay, năm 2022 là một năm kỷ lục với App Store khi đạt 900 triệu thuê bao, tăng từ 745 triệu thuê bao của năm 2021. Con số này gồm cả những dịch vụ được đăng ký thuê bao qua App Store chứ không chỉ các ứng dụng do công ty này phát triển như Apple TV+ hay Apple Music.
Tuy nhiên, báo cáo dữ liệu cho thấy cửa hàng ứng dụng của “Nhà Táo” đã tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái. Đây là một dấu hiệu quan trọng với giới đầu tư, khi App Store là một trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cốt lõi, đem lại lợi nhuận chính cho công ty.
Trong năm tài khoá 2022, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của Apple tăng 14%, đạt 78,1 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 27% của năm 2021.
Theo dữ liệu của chuyên gia phân tích Erik Woodring của Morgan Stanley, doanh thu ròng của App Store đã giảm trong 6 tháng liên tiếp, từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái, trước khi tăng trở lại vào tháng 12.
Thế Vinh(Theo CNBC)
Apple có thể ra mắt MacBook cảm ứng vào năm 2025
Theo Bloomberg, MacBook Pro có thể được trang bị màn hình cảm ứng trong tương lai, đi ngược lại với những gì công ty duy trì suốt nhiều năm qua.">