
Tin sao Việt 26/9: Năm thành viên nhà Khánh Thi - Phan Hiển cùng diện tông trắng trong bộ ảnh mừng bé út Lisa tròn một tuổi.











> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Ảnh: FBNV

Tin sao Việt 26/9: Năm thành viên nhà Khánh Thi - Phan Hiển cùng diện tông trắng trong bộ ảnh mừng bé út Lisa tròn một tuổi.
> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Ảnh: FBNV
Tuy nhiên, có anh, cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn, tôi đã biết tự học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng. Chúng tôi cũng có mâu thuẫn nhưng suy nghĩ đơn giản, ở cùng nhau là để có trải nghiệm về nhau trước khi chung một nhà, chúng tôi không áp lực sẽ hiểu nhau về mọi thứ" - chị N. tâm sự.
Ảnh minh họa: Theo Người Lao Động.
Có con đầu được 5 tuổi, chị N.T.M.L (32 tuổi, quê TP Hải Phòng) cho biết trước khi kết hôn, vợ chồng chị đã có khoảng thời gian sống thử. Với chị, sống cùng nhau là để nhận biết sự hòa hợp, tránh tình trạng ly hôn, không hiểu nhau sau này.
"Tôi và anh có gần một năm sống chung trước khi tiến đến hôn nhân, cả hai đều hiểu và hợp nhau. Cũng có lúc chúng tôi xảy ra cãi vã do anh ấy bận rộn nên không làm việc nhà, trong khi tôi muốn anh chú ý, quan tâm hơn. Sau đó, chúng tôi trao đổi với nhau nhiều hơn về mong muốn của mình và tình yêu dần ấm áp trở lại. Hiện tại, dù không thường xuyên nhưng anh đã biết san sẻ cùng tôi, tôi bận nấu cơm thì anh ấy chăm con" - chị L. kể.
Trong khi đó, chị T.T.H (26 tuổi) cho biết từng sống thử nhưng thất bại. Nhiều lần trong hiện tại, H. cho rằng đó là giây phút đáng quên.
"Trước khi sống chung, anh ấy nhẹ nhàng và lễ phép. Khi quyết định sống thử sau lời đề nghị của anh, tôi như một bà nội trợ toàn thời gian, không còn không gian để có sở thích riêng và bạn bè cũng ít đi. Ở nhà, anh ấy sai tôi làm đủ thứ việc, nếu không thì chê tôi lười. Thời gian sống thử tôi nghĩ có thể khuyên bảo anh, giúp cả hai trưởng thành và biết suy nghĩ, quan tâm nhau nhiều hơn nhưng tôi đã lầm" - chị L. than thở.
Cân nhắc kỹ
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải An, sống thử nhưng thực chất là sống thật bởi cùng ăn, ở và sinh hoạt như vợ chồng, chỉ là không chính danh vì chưa đăng ký kết hôn. Sống thử cho phép các cặp đôi có dự định kết hôn phát hiện được phần tính cách không tương hợp của người bạn đời. Quan trọng hơn, họ học cách đồng thuận, phân bổ trách nhiệm hôn nhân.
"Ở Việt Nam, những người sống thử chịu nhiều định kiến từ xã hội. Tuy nhiên, thực tế sống thử và quan hệ trước hôn nhân đã trở thành chuyện bình thường, miễn cả hai biết mình đang làm gì, muốn gì, hậu quả ra sao và chấp nhận điều đó.
Sống cùng nhau thì hai người có trách nhiệm với nhau. Không đồng nghĩa với việc sẽ kết hôn nhưng là bước đệm để các cặp đôi đánh giá sự hòa hợp lâu dài. Chỉ nên sống thử khi cả hai đã hoàn toàn tự chủ cuộc sống, độc lập về tài chính và có ý định gắn bó với nhau lâu dài" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.
Ông An cũng lưu ý sống thử nhưng phải duy trì cuộc sống riêng của mình và mối quan hệ xã hội để phát triển bản thân: Có bạn bè như trước đây, tự lập tài chính, dành thời gian tập trung vào sự nghiệp. "Các cặp đôi không nên che giấu chuyện sống thử, bởi nếu phải che giấu điều gì đó vì nghĩ rằng là sai thì không nên làm; hơn nữa khi gặp rắc rối trong chuyện sống thử, cũng không thể tìm được sự giúp đỡ từ ai.
Thực ra, hôn nhân là ăn ở cả đời với nhau, khi đặt trong một gia đình lớn hơn và mối quan hệ với họ hàng, sẽ có những sự việc phức tạp, dễ nảy sinh mâu thuẫn. Đừng nghĩ rằng sống thử như thế nào, lấy nhau rồi cũng như thế đấy" - ông Nguyễn Hải An khuyến cáo.
Còn theo chuyên gia tâm lý Mai Thanh Thủy (Trung tâm Tham vấn tâm lý The Sight), sống thử cần rõ ràng trong vấn đề tài chính. Nếu hai người trẻ chưa làm ra tiền nhiều thì có thể cùng đóng góp để tạo nên sự bền vững. Hoặc chi tiêu như vợ chồng thật sự, tức một người đảm nhận quản lý tài chính, miễn không làm người còn lại cảm thấy khó chịu hay bị lợi dụng.
"Sống thử, nếu may mắn vượt qua khó khăn sẽ cùng nhau đi tới hôn nhân bền vững. Nhưng nếu mối quan hệ tan vỡ, người từng sống thử, nhất là phụ nữ sẽ bị đánh giá là dễ dãi. Để hạn chế điều đáng tiếc xảy ra, các cặp đôi cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về hôn nhân, gia đình, cách hành xử trong các mối quan hệ đôi bên…" - bà Mai Thanh Thủy nhấn mạnh.
Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về sống thử, người sống thử phải tự chịu trách nhiệm khi nảy sinh mâu thuẫn. Vì vậy, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sống cùng nhau vì thực tế không đơn giản.
" alt=""/>Sống thử, chịu trách nhiệm thậtTùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm khác nhau tùy mỗi người. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi:
- Ho
Ho là dấu hiệu hay gặp trong ung thư phổi nhưng ho cũng biểu hiện rất nhiều bệnh lý khác.
Ho có thể là do bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp và thường hết sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài lâu ngày, đặc biệt ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc ung thư phổi. Bạn hãy đi khám, chụp X-quang kết hợp với xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân.
Có những bệnh nhân ho ra máu, đau ngực kèm sút cân nhanh, khi đến viện chụp X-quang thông thường, khối u đã to 2-10cm.
- Đau tức ngực
Đau tức ngực trong ung thư phổi có thể là do khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau vùng ngực, lưng hoặc vai, nhất là khi hít thở sâu, ho, cười. Cơn đau diễn ra trong một vùng nào đó hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực.
- Khàn tiếng
Đôi khi khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Nếu khàn tiếng trên 2 tuần là dấu hiệu cảnh báo bất thường. Khi đó, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân bởi trong ung thư phổi khối u có thể đã chèn vào dây thần kinh thanh quản làm biến đổi giọng nói người bệnh.
- Khó thở
Nếu thường xuyên bị khó thở, bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu phổi có khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở.
- Gầy sút cân, mệt mỏi
Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.
Theo Verywell Health, cảm giác mệt mỏi do ung thư có thể là ung thư phổi khác với cảm giác mệt mỏi thông thường. Một số người mô tả nó là mệt mỏi toàn thân hoặc thậm chí kiệt sức. Loại mệt mỏi này sẽ không thuyên giảm sau một đêm ngon giấc hay một tách cà phê.
Khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, cần đi khám để phát hiện và sàng lọc sớm ung thư phổi nếu thấy mình hoặc người thân trong gia đình có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu ung thư phổi ở người không hút thuốc có thể khác với những triệu chứng ở những người hút thuốc. Điều này do các loại ung thư phổi thường khác nhau ở 2 nhóm này.
Ở những người không bao giờ hút thuốc, các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi thường tinh tế và không đặc hiệu, chẳng hạn như khó thở chỉ xuất hiện khi hoạt động hoặc mệt mỏi. Vì lý do này, và vì chưa có xét nghiệm sàng lọc cho những người không bao giờ hút thuốc, ung thư phổi thường được chẩn đoán trong các giai đoạn nặng hơn của bệnh.
Ai là đối tượng cần phải sàng lọc?
Hiện nay, Hiệp hội ung thư lâm sàng Mỹ và Mạng lưới ung thư quốc gia của Mỹ đã khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao là người có độ tuổi 55-74 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá ít nhất 30 (bao - năm), đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ chưa quá 15 năm, có sức khỏe tương đối tốt.
Hoặc người có tuổi từ 50 trở lên, có tiền sử hút thuốc ít nhất 20 (bao - năm) và có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá thụ động, tiền sử gia đình, tiếp xúc khói bụi độc hại, có bệnh phổi mạn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Với các trường hợp có yếu tố nguy cơ ở mức độ trung bình và mức độ thấp, không khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi.
Các trường hợp có yếu tố nguy cơ trung bình là người từ 50 tuổi trở lên, có tiền sử hút thuốc lá ít nhất 20 (bao - năm) nhưng không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác.
Các trường hợp có yếu tố nguy cơ thấp là người dưới 50 tuổi, có tiền sử hút thuốc dưới 20 (bao - năm).
Cách tính chỉ số bao - năm:
Chỉ số bao - năm = (số gói thuốc hút trong một ngày) x (số năm đã hút thuốc). Trong đó, 1 gói thuốc = 20 điếu.
Ví dụ, bạn hút thuốc 2 gói/ngày, trong vòng 10 năm, nghĩa là bạn đã hút 2x10 = 20 (bao - năm).