当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Tigre vs CA Belgrano, 05h00 ngày 22/4: Ngôi nhì vẫy gọi chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Naft Al Basra vs Al Minaa, 21h00 ngày 22/4: Khó tin chủ nhà
“Trong một ngày, chúng tôi đạp từ 3 giờ sáng đến khoảng 12 - 13 giờ trưa là nghỉ. Thời gian còn lại, chúng tôi giải quyết công việc hoặc gặp gỡ những anh em cùng chung sở thích ở địa phương. Những ngày sau đó, vì ngược gió, chúng tôi đạp chừng 160 - 180 km rồi nghỉ ngơi. Ở Quy Nhơn hai anh em ở lại 3 ngày để bơi, đạp, chạy cùng các bạn ở địa phương”, anh Sơn kể.
Anh Cường bộc bạch, từ trước Tết anh đã xin lãnh đạo PV GAS sau Tết được nghỉ dài ngày để đạp xe xuyên Việt. “Sếp” đồng ý, gia đình người ủng hộ, người khuyên can, nhưng anh vẫn quyết tâm làm điều mình mong muốn. “Từ Cà Mau đến Quy Nhơn ngược gió, nắng rát, có những hôm tới điểm dừng chân nhìn chiếc xe đạp dưới nắng mà rùng cả mình. Vậy nhưng hôm sau vẫn dậy từ 3 giờ, ăn gói mì rồi tiếp tục”, anh Cường nhớ lại.
Trải nghiệm quý của cuộc đời
Đúng 20 ngày ngược từ km số 3260 Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc ra tới cột mốc 0km ở Tràng Vĩ (Quảng Ninh), sau đó về lại TP.HCM, tổng chi phí cho cả chuyến đi khoảng 150 triệu đồng. Đôi bạn thân nhận xét đây là một mức chi phí vừa phải vì hai anh ưu tiên sự an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả hành trình.
Anh Cường cho biết đã nhiều lần đi từ Nam ra Bắc bằng ô tô nhưng đây là lần đầu anh đi bằng xe đạp, tận mắt nhìn cảnh vật bên đường thay đổi ra sao, tính cách người dân từng địa phương thế nào… Anh vẫn nhớ cảm giác ngồi uống cà phê ở Tràng An, do không có hàng quán nên hai anh kê bàn, trải ghế ngồi vừa uống cà phê vừa ngắm cảnh. Anh chia sẻ: “Đi tới đâu tôi đăng ảnh lên Facebook tới đó. Bạn bè bình luận bảo đi nhanh về nhanh đi chứ, vào like ảnh hoài mệt quá, rồi cười. Mọi người ai cũng động viên chúng tôi cố gắng hoàn thành chặng đường”.
Khó khăn nhất trong hành trình có lẽ là chặng ngày cuối ở Quảng Ninh. Trời mưa tầm tã, nhiệt độ thấp, cả hai khoác áo mưa mỏng co ro đạp trong mưa. “Quan trọng nhất khi đạp xuyên Việt chính là thể lực và ý chí của mình. Tôi khuyên những ai đang đạp xe hàng ngày mà thích đi xuyên Việt thì cứ đạp ngay đi, tùy sức ngày đạp vài chục cây rồi cũng tới. Giờ về giải quyết công việc bù ngày nghỉ, dù bận hơn nhưng vẫn rất vui”, anh Cường kể.
Với anh Sơn, chuyến đạp xe xuyên Việt là những trải nghiệm tuyệt vời của cuộc đời. Nhiều chặng có những người bạn cùng đam mê đạp chung một đoạn động viên, mời ăn uống, cà phê. Suốt 2.400 km, cả hai xe phải thay ruột đôi ba lần vì bể bánh, nhưng điều thú vị nhất là có bạn đồng hành nên cả hai như được tiếp thêm động lực.
“Anh em tôi nghĩ rằng hoàn thành cung đường xuyên Việt sẽ xúc động lắm, nhưng tới khi xong thì chỉ thấy lạnh vì hôm đó mưa nguyên ngày. Đây sẽ không phải là thử thách cuối cùng. Chúng tôi đã quyết vậy và tiếp tục với những kế hoạch rèn luyện thể lực trong thời gian tới”, đó là điều đôi bạn chia sẻ về những ngày mai cùng nhau.
Doãn Phong
" alt="Nhân viên PV GAS tận hưởng 2.400 km đạp xe xuyên Việt "/>![]() |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand. |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa vốn là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Mang trong mình tình yêu với các dòng tranh dân gian của dân tộc và nỗi lo về sự mai một, thất truyền, chị cùng cộng sự tìm hiểu, nghiên cứu về dòng tranh Kim Hoàng và thực hiện cuốn sách để công bố đến đại chúng.
Tranh dân gian thể hiện tính dân tộc và lịch sử
- Để cho ra đời 2 cuốn sách này, quá trình tìm hiểu tư liệu có khó khăn với chị?
Thực sự để ra mắt và xuất bản được bộ sách này là cả một quá trình kéo dài 5-7 năm. Quãng thời gian đó, tôi đã đi dọc miền đất nước từ Bắc đến Nam để có thể nghiên cứu. Mặc dù viết về tranh dân gian Đông Hồ hay tranh dân gian Kim Hoàng tôi vẫn phải có so sánh ở trong cái chung của tranh dân gian trên mọi miền đất nước.
Ví dụ như trong suy nghĩ của người dân miền Bắc, nói đến tranh dân gian là nói đến tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống. Nhưng thực ra tranh dân gian, ví dụ ở miền Bắc ngày xưa cũng đã có tranh dân gian bằng kính thế nhưng sau một thời gian dài vì thời tiết ẩm nên tranh bị hỏng thế người ta không còn chuộng nữa. Trong quá trình đi nghiên cứu về tranh dân gian, có nhiều lúc tôi phải lội ngược dòng để tìm hiểu lại về lịch sử của những dòng tranh dân gian.
Khi làm những quyển sách như thế này, nếu không khéo và truyền được cảm hứng cho các nghệ nhân rất khó để người ta đã nói được những bí quyết của gia đình họ.
Ví dụ với cuốn Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, tôi phải đến 50-70 lần gia đình các nghệ nhân mới có thể tích lũy được tư liệu. Mỗi lần gặp gỡ lại vỡ ra một điều mới lạ.
- Quá trình tìm hiểu các dòng tranh chị thấy tranh dân gian Việt Nam có gì đặc sắc?
Chính là tính dân tộc và tính lịch sử. Điều này thể hiện rất rõ trong cách làm tranh, vẽ tranh, màu sắc, nội dung. Tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân Việt vào những thời điểm lịch sử nhất định được thể hiện qua tranh rất rõ nét.
Tuy nhiên, mỗi dòng tranh lại có sự khác biệt, đặc trưng cho văn hóa từng vùng miền, cũng chính là phục vụ những đối tượng khách hàng riêng biệt.
Ví dụ cùng là tranh đồ thế, miền Bắc lại dùng tranh Thập vật trong các lễ cúng phát tấu, miền Trung và miền Nam lại không dùng. Miền Trung có tranh làng Sình chịu ảnh hưởng của Thiên Tiên Thánh giáo nên nội dung rất phong phú, đặc sắc. Tranh vùng Nam Trung Bộ lại có nội dung thiên về thờ cúng ghe thuyền...
Có ba dòng tranh dân gian vẫn tồn tại và duy trì là tranh dân gian Đông Hồ, tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ. Tranh dân gian Đông Hồ được sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh nên phát triển rất tốt.
- Khó khăn trong việc bảo tồn phát huy các dòng tranh dân gian của Việt Nam là gì thưa chị?
Tranh cũng giống như các nghề thủ công khác, thường cha truyền con nối nên việc dạy vẽ cho người ngoài là điều rất khó xảy ra. Cho nên việc này cần phải có sự chung tay của các nhà quản lý. Các dòng tranh khác đều không có người nối nghiệp hoặc mất dần thị trường, thu nhập giảm sút, cũng như không phải ai cũng theo nghề được, vì phải có năng khiếu, cần cù, tỉ mỉ. Giới trẻ cũng không mặn mà với tranh.
Hiện nay có tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ tồn tại vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình là tranh đồ thế nên gần như mỗi dịp Tết, lễ, nhà nào cũng dùng. Nhà nào ở Nam Bộ cũng có ít nhất một bức tranh kính trong không gian thờ tự.
![]() |
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức – Hà Nội ) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. |
Mong sách lan toả tới những người yêu văn hoá dân tộc
- Với việc ra viết 2 cuốn sách này, chị mong muốn nó sẽ lan toả điều gì tới người đọc?
Tôi mong muốn rằng mọi người hãy trân trọng từng bức tranh dân gian, dù là tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Kính thế,... tranh dân gian nào cũng vậy, bởi nó là những giá trị tinh hoa của dân tộc mình, đã được thẩm thấu vào trong đó. Chứ đừng nhìn về mặt giá trị kinh tế của bức tranh.
Khi những quyển sách về tranh dân gian ra đời với chất lượng in ấn tốt, được đưa tới bạn đọc thì rất nhiều người đã lấy những mẫu của tranh dân gian này, sáng tạo vào trong các lĩnh vực đương đại. Ví dụ như những họa sĩ người ta sẽ dùng những chất liệu của tranh dân gian đưa vào nhưng tác phẩm của mình. Hoặc là vào những dịp Trung Thu hay Tết, những khách sạn người ta hay làm những gói quà và ở trong đó người ta sử dụng những hình ảnh của tranh dân gian. Tôi nghĩ là tranh dân gian không chỉ tồn tại trong dịp Tết mà nó thể tồn tại từ đầu năm cho đến cuối năm bằng hình thức này hay hình thức khác.
Tại nước ngoài, các sản phẩm thuộc về dân tộc, mang tính dân tộc đặc trưng là những sự lựa chọn của khách du lịch khi tới thăm vùng đó. Tôi cũng mong muốn rằng mỗi một khách du lịch đến với Việt Nam sẽ mua sản phẩm tranh dân gian, dù ít dù nhiều.
Và tôi nghĩ những quyển sách như thế này ra sẽ được đón nhận. Trên thực tế có rất nhiều bạn trẻ liên lạc lại với tôi để yêu cầu có thêm thông tin hay hình ảnh để mà người ta có thể làm những chuyên đề nghiên cứu sâu. Đó là những phản hồi, đánh giá xã hội rất tốt đối với quyển sách này của chúng tôi. Điều đó cũng thúc đẩy cho chúng tôi có thể hoàn thiện được càng sớm càng tốt công trình nghiên cứu này.
Tôi thực sự biết ơn sâu sắc đến học giả, họa sĩ người Pháp, ông Maurice Durand, nay đã khuất núi, đã để lại một tác phẩm vô giá là Tranh dân gian Việt Nam xuất bản từ năm 1960. Ông không chỉ mang trong huyết quản một phần dòng máu Việt nên yêu nước Việt, mà ông còn để hết tâm sức của mình vào việc nghiên cứu các bức tranh của người Việt, trong đó có tranh dân gian Kim Hoàng.
Hy vọng công trình của chúng tôi sẽ có đóng góp không những khôi phục và phát triển dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ mà còn có giá trị tư liệu khảo sát dân tộc học, khảo cổ học, thư tịch học, sử học, văn học dân gian của ngôi làng thuần Việt.
![]() |
Tranh Đông Hồ treo trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa. Các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành đều không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. |
- Sau 2 cuốn sách này, chị có tiếp tục nghiên cứu để ra đời những cuốn sách về tranh dân gian khác?
Chúng tôi muốn làm một bộ sách về tranh dân gian Việt Nam với hơn 30 dòng tranh trải dài từ Bắc vào Nam. Dự định ban đầu là viết ba tập sách, khoảng hơn 1.000 trang.
Tuy nhiên, bắt tay vào viết sách mới thấy đó là công việc khổng lồ. Quyển sách tổng hợp đó sẽ để sau cùng, sau khi hoàn thành thêm các sách về những dòng tranh Hàng Trống, tranh dân gian Huế, tranh dân gian kính Việt Nam, tranh đồ thế Việt Nam…
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Đông Hồ- gồm 232 trang, 537 ảnh mô tả chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, chân dung các nghệ nhân, họa sĩ tiêu biểu của Đông Hồ và tổng hợp gần 300 bức tranh Đông Hồ. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu hai thể loại tranh ít được biết đến của Đông Hồ là tranh trổ giấy và tranh đồ thế (tranh đốt cho người chết). Tranh đồ thế đã dừng làm từ cách đây gần 20 năm, tranh trổ giấy đã vắng bóng vài ba năm. Đặc biệt, độc giả có thể tìm thấy nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân hoặc đại diện gia đình các nghệ nhân chia sẻ để giúp cho cuốn sách này có những nét khác biệt so với nhiều cuốn sách tranh Đông Hồ từng xuất bản trước đây.
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Kim Hoàng - cuốn sách gồm ba chương, với 346 ảnh mầu minh họa, 24 tài liệu tham khảo và trích dẫn. Các hình ảnh mô với nhiều góc chụp khác nhau, cho người đọc những góc nhìn toàn cảnh làng Kim Hoàng từ trên cao cho tới cận cảnh về từng họa tiết chạm khắc trong đình làng. Bên cạnh đó, là những hình ảnh sinh động mô ta quá trình khôi phục tranh, in tranh, và những giao lưu, triển lãm giới thiệu tranh Kim Hoàng ra với công chúng trong nước và quốc tế. |
Tình Lê - Ngọc Hà
Tác giả mong muốn bạn đọc đón nhận tác phẩm với tinh thần đối thoại dù cuốn sách được trình bày có tính cách giáo khoa.
" alt="Người lưu giữ hồn dân tộc qua sách tranh dân gian"/>Ở diễn biến khác, Quân (Nhan Phúc Vinh) đi ăn cùng mẹ con Hạnh. Happi (An Nhiên) kể ở nhà chỉ có hai lựa chọn là ăn và nhịn chứ không được sung sướng như khi đi ăn hàng với Quân. Cô bé ví Quân như thần đèn vì biến ước mơ của mình thành sự thật.
Happi ước có 1 cục tiền rơi xuống đầu để Hạnh không còn phải lo nghĩ đến chuyện tiền nữa. Chưa hết, cô bé ước Quân sẽ thành bố của mình và Hạnh sẽ sinh em bé cho Happi có em chơi cùng.
Trong khi đó, trong lúc nói chuyện với ông bà nội, Voi (Tuấn Phong) bất ngờ tiết lộ việc Khôi (Bình An) và Vy (Quỳnh Lương) ngủ riêng phòng khiến ai cũng bất ngờ. Ông nội của Voi (Thanh Bình) cố gặng hỏi lý do từ cháu nhưng câu trả lời có vẻ không như mong đợi.
Hợp đồng hôn nhân của Khôi và Vy bại lộ? Quân và Hạnh nói gì trước mong muốn của Happi? Diễn biến chi tiết tập 11 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 5/1 trên VTV3.
Quỳnh An
Đừng làm mẹ cáu tập 11: Người yêu cũ đến tận cơ quan để tỏ tình với Hạnh
Nhận định, soi kèo Naft Al Basra vs Al Minaa, 21h00 ngày 22/4: Khó tin chủ nhà
- Trên thùng lạnh còn gì ăn không bây?
- Còn hai con cá ướp muối là hết trơn luôn rồi anh ơi.
Hai người đàn ông đặc giọng miền Tây nói lớn để nghe rõ trong không gian đầy tiếng máy lạnh đang chạy, giữa một vùng bãi đỗ đặc kín container nằm im bất động. Đó là anh Trần Khánh Trung, một tài xế chở nông sản từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để xuất sang Trung Quốc.
Làm công việc tài xế đến nay cũng chục năm, mỗi chuyến đánh hàng từ Đồng Tháp, anh Trung mất chừng 2 ngày là hoàn tất thông quan trên cửa khẩu Tân Thanh. Nhưng cũng chừng ấy năm, lần đầu tiên anh kẹt ở đây tới gần nửa tháng.
![]() |
![]() ![]() |
Phía Trung Quốc đóng cửa, bãi xe Tân Thanh chật cứng, anh Trung và hơn 1.000 tài xế khác phải dừng ở khu phi thuế quan Pác Luống (xã Tân Thanh). Đoạn đường chưa đầy 10 km từ khu phi thuế quan Pác Luống lên tới cửa khẩu Tân Thanh, hàng dài container nối đuôi nhau nằm im trên đường quốc lộ. Các tài xế chịu cảnh thiếu thốn, ăn ngủ tại chỗ để trông coi hàng hóa và nhích xe lên cửa khẩu.
![]() |
Dừng thông quan, các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn quá tải
Tính đến sáng 18/12, theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 4.800 xe container nằm chôn chân tại các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma. Từ ngày 8/12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc).
Những ngày tiếp sau đó, năng lực thông quan tại các cửa khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ còn khoảng vài chục đến 200 xe. Có ngày không xe nào sang được khi khu vực cửa khẩu nước bạn đóng chặt.
![]() |
![]() |
Khu vực đường phân quản giữa Việt Nam và Trung Quốc đóng cửa im lìm. |
Phần lớn mặt hàng xuất khẩu là nông sản được chở từ các tỉnh Đồng Tháp, Bình Định, Bình Thuận, Tiền Giang... Có những xe đã nằm chờ gần 20 ngày vẫn chưa được trả hàng. Nhiều nhất là cửa khẩu Tân Thanh với 2.842 container, chủ yếu là khu vực bến xe Bảo Nguyên (sát cửa khẩu), khu phi thuế quan Pác Luống và một phần xe nằm dọc trên đường. Cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe, chủ yếu nằm trong bãi Dốc Quýt.
Tại khu vực bến Dốc Quýt - nơi chờ xe lên cửa khẩu Hữu Nghị - nhiều xe nằm từ ngày 7/12 đến nay chưa xuất bến. Lực lượng chức năng gồm công an, biên phòng, y tế... có mặt 24/24h để giữ trật tự và an toàn khu vực bến bãi. Do các tài xế đến từ nhiều nơi, việc kiểm soát trong thời điểm dịch bệnh rất quan trọng. Đều đặn 3 ngày một lần, các tài xế được làm xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo sức khỏe.
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
8h sáng, tài xế Trần Khánh Trung nặng nhọc mở cửa sau của container để khí lạnh được lưu thông. Chạy hơn 1.700 km từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) lên đến cửa khẩu Tân Thanh xuất hàng, hai tài xế được trả công 6 triệu đồng/người. Chuyến này container của anh chứa 35 tấn xoài keo. Trước khi đi, anh Trung dự tính khoảng 2 ngày là xong việc. Từ giờ đến Tết, anh cố thêm đôi chuyến nữa là "ấm cái bụng".
"Chạy gần đến Lạng Sơn rồi thì anh em trên này gọi điện nói tắc biên. Cũng chẳng quay đầu được nữa nên chúng tôi cứ đánh xe lên rồi nằm bãi chờ. Năm nào chẳng tắc, nhưng cứ nghĩ dăm hôm rồi thông như mọi lần chứ không nghĩ lâu như này", anh Trung kể.
Xe của anh vẫn còn nằm dưới bãi phi thuế quan, cách cửa khẩu Tân Thanh chừng 8 km. Tính đến sáng 18/12, khu vực này có tới hơn 1400 xe nằm chờ trong tổng số 2.842 xe tắc ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh.
![]() |
![]() ![]() |
Do đặc thù mặt hàng là xoài keo, anh Trung phải chạy máy lạnh để giữ nhiệt ở mức ổn định 6-8 độ C để bảo quản. Mỗi ngày, anh chi từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền dầu chạy máy. Đó là hoàn cảnh chung của hàng nghìn tài xế đang kẹt tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, khi mặt hàng xuất khẩu tại đây chủ yếu là nông sản như mít, xoài, thanh long, dưa hấu...
Nếu bảo quản không tốt hoặc thời gian trong thùng lạnh quá lâu, chất lượng hàng sẽ giảm, thanh long bắt đầu héo, mít đen vỏ ngoài, xoài bị chín... thậm chí là hỏng, phải vứt bỏ.
![]() ![]() |
35 tấn xoài keo của anh trung khi nhập còn xanh, đến nay đã bắt đầu đổi màu vỏ. Ngày nào các tài xế như anh cũng phải mở thùng để kiểm tra hàng hóa. Đôi lúc họ phải bổ ra thử xem hoa quả đã chín đến mức nào. "Tốc độ này mà nhích lên được Tân Thanh chắc thêm chục ngày nữa. Khi ấy thì hoa quả chín hết, có khi còn hỏng quá nửa", mân mê những quả xoài còn lạnh trên tay, anh Trung nói.
Nếu tình trạng ùn ứ tiếp tục kéo dài, anh có khả năng phải bù lỗ cho container hàng lần này. "Giờ thì còn tính gì tiền lương nữa, coi như hết sạch rồi. Kho xoài keo mà chín hỏng thì chỉ có nước bán nhà để đền hàng. 35 tấn hàng tính sơ cũng 200-300 triệu rồi", anh Trung bơ phờ nói.
![]() |
![]() ![]() |
![]() |
Xe chở hàng được phân làm hai loại: hàng nóng và hàng lạnh. Xe lạnh có động cơ làm lạnh, giữ được hoa quả lâu hơn, chừng trên 10 ngày. Xe nóng là các xe để hở, thời gian bảo quản nông sản ngắn. Đối với các phương tiện này, cơ quan chức năng tại các bên đỗ sẽ ưu tiên thủ tục để được đi trước. Tuy nhiên vì lượng xe thông quan mỗi ngày tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh rất thấp, có ngày cửa khẩu đóng hẳn, không có xe qua nên nhiều xe chở hàng nóng cũng đã đợi cả tuần nay. Trong cái nắng hanh những ngày giữa tháng 12, nhiều xe mít đã chín nức mùi thơm lại càng khiến những tài xế thêm nỗi lo canh cánh.
![]() |
Các xe chở nông sản không sử dụng máy lạnh được ưu tiên đi trước nhưng vẫn nằm tắc trên đường vào cửa khẩu Tân Thanh. |
Nỗi lo hàng hóa hư hỏng không chỉ của riêng mình anh Trung mà của tất cả tài xế đang mắc kẹt tại khu vực cửa khẩu này. Ròng rã nhiều đêm, họ thức tới khuya để nhích từng mét đưa xe về khu vực bãi đỗ gần cửa khẩu. Xe vào bãi sẽ phải chịu mức thuế 400.000 đồng/ngày. Nhưng nhiều ngày liên tiếp, họ vẫn chẳng biết khi nào thì có thể thông quan.
Cứ vừa nhích xe được khoảng 2-3 m, anh Hoàng Hải lại lùi về chiếc giường nhỏ phía sau ghế lái để ngồi nghỉ. Hai tuần qua, khu vực chưa đầy 2 m2 trở thành nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của anh. Xe của anh đến Lạng Sơn từ ngày mùng 4, đến nay đã được nửa tháng, anh còn 1 km nữa mới tiến xe vào đến bãi Tân Thanh.
"Cứ tiến xe vào bãi trước đã còn ngày nào thông quan được thì chưa biết", anh Hải nói. Nam tài xế cũng cho biết thêm thông thường với mỗi chuyến đánh hàng từ Tiền Giang lên cửa khẩu, anh được trả 7 triệu tiền công. Nhưng chuyến này bù tiền bến bãi, tiền dầu chạy máy để giữ lạnh cho nông sản cũng ngốn gần hết phần tiền công ấy.
Hàng nghìn tài xế ăn ngủ tại chỗ để trông hàng và chờ thông quan
![]() ![]() |
![]() |
14h, các tài xế xếp hàng chờ tại khu vực tắm dịch vụ trong bãi xe. "Tầm này nắng nhất ngày, tranh thủ đi tắm cho đỡ lạnh", anh Trung nói. Trước cửa có treo biển 25.000 đồng/lượt, đây là giá cho một xô nước nóng và một xô nước lạnh. Dịch vụ này chỉ mới được mở gần đây, khi những người tài xế đã phải "nhịn tắm" nhiều ngày.
Còn với những tài xế đang cho xe nằm chờ trên đường thì không có cơ hội được sử dụng dịch vụ đó khi họ phải ở lại xe trông hàng và không có phương tiện di chuyển. Việc ăn uống, tắm rửa những ngày này cũng bớt quan trọng khi nỗi lo về hàng hóa đang đè trên vai họ.
![]() |
![]() ![]() |
- Trung, tối ăn với tụi này không?
- Xe bên đây còn hai con cá ướp muối thôi. Em ra mua thêm bó rau góp vào tối ăn chung nhé.
Anh Trung đáp lại lời người tài xế xe hàng kế bên. Kẹt trong bãi phi thuế quan cạnh nhau cũng chục ngày, họ đâm ra quen biết. Thỉnh thoảng lại xin nhau quả ớt, quả chanh, hôm nào hết thức ăn mấy người tài xế lại góp vào nấu ăn chung cho tiết kiệm. Hàng thực phẩm lưu động được mở mới đây nhưng họ cũng chỉ mua thêm ít rau củ vì giá cả đắt đỏ.
Chạy xe đường xa, những tài xế lâu năm đã quen mang theo dụng cụ nấu nướng để tiết kiệm chi phí. Bếp ga du lịch, gạo, cá ướp muối, trứng... thường được trữ trên khoang lạnh của container. Tuy nhiên thực phẩm chỉ đủ cho 4-5 ngày đường. Họ không ngờ lần này mắc kẹt quá lâu.
"10.000 đồng/bình nước, dùng cho cả ăn uống, đánh răng rửa mặt. Rồi tiền ăn, tiền bến bãi... không tiết kiệm từng đồng thì tiền đâu mà bù vào được", anh Trung nói.
![]() |
![]() ![]() |
![]() |
Ra khỏi khu vực bến bãi, hàng dài xe chở hàng nằm nối nhau dọc đường B2 để vào cửa khẩu Tân Thanh. Nhóm tài xế chở hàng nóng đến Lạng Sơn từ 5 ngày trước. Với những mặt hàng không bảo quản lạnh, thời gian chờ hàng ngắn hơn nên họ được ban quản lý bến xe ưu tiên thủ tục cho đi trước. Thế nhưng vẫn phải chịu cảnh dậm chân tại chỗ khi khu vực cửa khẩu đã hết chỗ dồn xe.
"Xe này không chạy dầu để làm lạnh nên công ty hoặc các thương lái không trả thêm chi phí gì cả. Toàn bộ là các tài chịu hết", một lái xe trong nhóm nói.
![]() |
Còn cách khu vực cửa khẩu chừng 1 km là nhóm của tài xế Nguyễn Văn Hoàng. Chạy xe từ Bình Định, chở hơn 20 tấn thanh long, ông Hoàng đã trong cảnh mắc kẹt này được nửa tháng. Vì nằm giữa đường nên xung quanh không có dịch vụ tắm rửa hay bán thực phẩm, nước sạch như trong bến bãi.
200 lít nước ông trữ trong thùng dưới gầm xe là nguồn nước dùng ít ỏi trong những ngày này. Đi cùng ông Hoàng là tài xế Hồ Văn Thìn. Hai người đàn ông thay nhau người trông xe, người chợp mắt. Khoang lái 2 m2 với tấm đệm chỉ đủ một người nằm phía sau cánh lái trở thành nơi ngủ nghỉ của họ đã nhiều ngày.
![]() |
![]() ![]() |
![]() |
Cùng góp gạo thổi cơm với ông Hoàng còn có xe của của ông Phạm Văn Nhân ngay cạnh đó. Những người đàn ông từ Phan Thiết, Bình Định, Đồng Tháp... mỗi người một nơi rồi quen thân nhau từ lúc cùng chịu cảnh ùn ứ.
"Có ngày nhích được vài mét, hôm thì nằm im vì trên cửa khẩu họ đóng. Những xe ở đây đều kẹt gần hai chục ngày rồi. Dân lái xe chúng tôi thì xuề xòa nên dễ chơi với nhau. Anh em thì đều cảnh thiếu thốn nên đồ ăn uống ai có gì góp nấy ăn cho vui", ông Nhân nói.
Ông Nhân kể những người tài xế ở đây ít thì 2-3 ngày, nhiều thì cả tuần nay chưa tắm vì thiếu nước. Thế nhưng chuyện tắm gội cũng không khiến ông bận tâm bằng hàng hóa. Ngày nào xe của ông Nhân cũng chạy máy lạnh để bảo quản 20 tấn thanh long đến nay đã chớm héo. Nhiều hôm sốt ruột, người đàn ông lớn tuổi liên tục kiểm tra nhiệt độ rồi lại xem đến những thùng hàng.
Làm lái xe đã lâu năm, ông Nhân nhiều lần chứng kiến cảnh tắc biên kéo dài. "Anh em nào chạy cho công ty thì công ty chịu. Ai chạy ngoài, ôm hàng thì đồng lương chẳng còn lại phải lo thêm bù lỗ. Hàng mà hư hỏng có ông chịu 200-300 triệu là chuyện bình thường. Người thì đi vay, người bán nhà đi để đền", ông Nhân tâm sự.
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]() |
"Chưa có năm nào tắc lâu vậy này. Tưởng kiếm thêm chút tiền sau Covid-19 về ăn Tết với gia đình cho ngon nhưng tình trạng này thì xong chuyến hàng chắc nghỉ dài luôn chứ chạy gì nữa", ông Nhân nói trong lúc nằm nghỉ trên chiếc võng mắc tạm trong khoang lái.
Buổi tối trên vùng cao, nhiệt độ chênh lệch nhiều so với ban ngày, nhóm tài xế tranh thủ nhóm lửa rồi ngồi sưởi ấm. Chưa biết khi nào sẽ được thông quan cũng không thể làm gì để giải quyết tình trạng hiện tại, họ chỉ còn cách nằm chờ rồi phó mặc chuyến này cho may rủi.
![]() |
Chiều 18/12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với Bộ Công Thương, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục đàm phán với các bộ, ngành, địa phương phía Trung Quốc để tăng thời gian thông quan tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; chủ động nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và các vấn đề phát sinh tác động đến hoạt động giao nhận, thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa để có giải pháp xử lý phù hợp.
Trong khi các bãi xe quanh khu vực cửa khẩu đã quá tải nhiều ngày, lượng xe container vẫn tiếp tục dồn về tỉnh Lạng Sơn. Ngày 17/12 thống kê được 4.785 xe nằm chờ, đến ngày 18/12 tăng thêm 46 xe nữa.
Theo ZingNews
" alt="Cảnh 'ăn bờ ngủ bụi' của 4.800 tài xế xe container ở cửa khẩu Lạng Sơn"/>
Cảnh 'ăn bờ ngủ bụi' của 4.800 tài xế xe container ở cửa khẩu Lạng Sơn
Vượt qua sự giới hạn về những câu chuyện xưa cũ, đội ngũ biên soạn của Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc đã thổi một làn gió mới vào những câu chuyện để chúng trở nên mới mẻ, hấp dẫn và bổ ích hơn.
Thay vì dừng lại ở mỗi câu chuyện, độc giả sẽ được dẫn dắt tiếp sang những trang thông tin về các loài động, thực vật xuất hiện trong các câu chuyện đó. Trong truyện ngụ ngôn Aesop không chỉ xuất hiện các nhân vật là con vật mà có cả những nhân vật khác trong thế giới tự nhiên như con người, cây cối, Mặt Trời. Nhưng quả thật càng đọc truyện ngụ ngôn Aesop thì lại càng phát hiện ra nhiều điều khiến ta tò mò. Chẳng hạn như khi đọc truyện “Con cáo và chùm nho” có thể ta sẽ nảy ra câu hỏi: “Loài cáo có thích ăn nho thật không?”, “Cáo thường ăn gì nhỉ?”, “Thay vì cố hái nho, nếu cáo đi tìm một món ăn khác thì có dễ dàng hơn không?”.
![]() |
“Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện cổ Andersen” và “Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn Aesop” đã giành giải “Bộ sách thiếu nhi Hàn Quốc xuất sắc” và “Sách khoa học xuất sắc" được Viện Khoa Học Sáng Tạo công nhận tại Hàn Quốc năm 2016 và 2017. |
Với các nhà sinh thái học tại Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc, còn những điều khác khiến họ trăn trở ngoài nội dung cổ tích của các câu chuyện. Đó chính là các nhân vật xuất hiện trong truyện của Andersen.
Các nhà sinh thái muốn kể cho các em thiếu nhi những sự thật liên quan đến các nhân vật trong truyện như: sự thật rằng có những loài vật thực sự có thể di chuyển tự do cả trên cạn và dưới nước y hệt như nàng tiên cá trong truyện cùng tên, sự thật rằng loài thiên nga trắng muốt và duyên dáng trưởng thành từ vịt con xấu xí có tên khác là “bạch điểu”, rằng không phải tất cả các thiên nga đều có bộ lông trắng muốt, rằng loài lợn xuất hiện trong câu chuyện “Anh chàng chăn lợn” sự thật không phải là loài động vật bẩn thỉu như ta vẫn nghĩ.
![]() |
Hai cuốn sách là những món quà tuyệt vời của các bậc phụ huynh dành cho con em mình trong dịp Quốc tế Thiếu nhi năm nay. |
Những thông tin dễ hiểu và gần gũi được cung cấp bởi Việc Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc sẽ là những bài học thú vị với các em nhỏ đang trong độ tuổi tò mò khám phá thế giới xung quanh. Các em sẽ có những giây phút vừa thư giãn khi được nghe những câu chuyện cổ tích, lại vừa tiếp thu được những kiến thức mới mẻ một cách tự nhiên không gượng ép.
Quỳnh An
11/8 tới cuốn hồi ký của Harry - Meghan mới xuất bản nhưng mấy ngày qua, nó đã khiến nhiều người phát sốt ngóng chờ.
" alt="Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện cổ tích Andersen"/>Sử dụng điện thoại khi lái xe khiến tài xế mất tập trung khi lái xe.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt như sau: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ (điểm a, khoản 4 Điều 5).
Hiện nay, có rất nhiều tuyến đường đã phân rõ làn cho các loại xe khác nhau, nhưng rất nhiều lái xe vẫn cố tình vi phạm. Không ít tài xế lấn làn để thoát khỏi ùn tắc hay chỉ đơn giản là vì quá…vội, gây ức chế cho những người tham gia giao thông, gây nguy hiểm cho chính mình và người khác.
Mức phạt hiện nay cho hành vi này đối với ô tô là khá cao. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng (trước đây bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 VNĐ và tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng).
Hiện nay, có rất nhiều tuyến đường đã phân rõ làn cho các loại xe khác nhau, nhưng rất nhiều lái xe vẫn cố tình vi phạm.
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông sẽ phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 VNĐ; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Uống rượu bia sau đó vẫn lái xe là một trong những thói quen xấu nguy hiểm mà tài xế Việt hay gặp phải. Khi đó, người lái xe rất có thể sẽ mất tập trung, ngủ gục hoặc say xỉn, xử lý không chính xác, gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Mức phạt cho hành vi này rất cao, là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP so với Nghị định 46 trước đây. Cụ thể, người điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia có thể bị phạt từ 800.000 - 40.000.000 VNĐ, và tước bằng lái xe đến 2 năm tuỳ thuộc vào loại phương tiện và mức nồng độ cồn trong máu.
Uống rượu bia sau đó vẫn lái xe là một trong những thói quen xấu nguy hiểm mà tài xế Việt hay gặp phải.
Dây đai an toàn là một trong những tính năng cơ bản mà hầu như bất kỳ ô tô nào cũng có. Ô tô hiện đại ngày nay thậm chí còn có tính năng nhắc báo quên thắt đai an toàn. Tuy nhiên, nhiều tài xế đôi khi là vô tình quên hoặc vì...lười mà không thắt dây an toàn.
Hành vi trên là hết sức nguy hiểm, đặc biệt nếu xảy ra tai nạn. Nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn thì khi xảy ra tai nạn, có thể bị va đập vào bảng táp lô, kính chắn gió, vô-lăng với vận tốc và lực rất mạnh. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì lực va đập ước tính bằng rơi từ độ cao 40m xuống đất.
Hơn nữa, khi vào cua hoặc phanh gấp, nếu không thắt dây an toàn, người lái theo quán tính sẽ nhao người về phía trước hoặc văng sang phải, sang trái, khiến tay vô tình tỳ vào vô-lăng, dẫn đến những tình huống khó xử lý.
Dây đai an toàn là một trong những tính năng cơ bản mà hầu như bất kỳ ô tô nào cũng có.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn khi đi ô tô như sau:
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ: Tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 VNĐ: Người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (Tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Đây cũng là một thói quen xấu có thể gây nguy hiểm của tài xế Việt. Việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông có thể giúp xe đi nhanh hơn được vài chục giây, nhưng lại chậm cả đời người. Không những vậy, vượt đèn đỏ, đèn vàng còn gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Theo Dân Việt
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều tài xế vi phạm khi bị kiểm tra không những không chấp hành mà còn chửi bới, doạ dẫm, thậm chí hành hung lực lượng chức năng. Dưới con mắt của nhiều người chứng kiến, những người này không khác gì "Chí Phèo" đi xế hộp.
" alt="Những thói quen xấu của tài xế Việt và mức phạt kèm theo"/>