Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai cũng đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin đã và sẽ được xây dựng trong tỉnh, tránh trùng lặp lãng phí; đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Bản Kiến trúc ICT này còn nêu hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai; bối cảnh xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai; định hướng xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai.
H.A.H
Hội thi trí tuệ nhân tạo năm 2021 sẽ thúc đẩy ứng dụng vào chương trình xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh; khuyến khích các cá nhân, nhóm nghiên cứu giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống.
" alt=""/>Đồng loạt các tỉnh Đông Nam Bộ lập khung kiến trúc đô thị thông minhThứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn. (Ảnh: kttvqg.gov.vn)
Ngày 1/12, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cảnh báo, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để giới thiệu chủ trương, quan điểm, định hướng mới của Đảng, Chính phủ, của Bộ TN&MT trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (KTTV), biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị, GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, đã báo cáo chuyên đề: Một số nội dung trọng tâm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV và triển khai Chỉ thị 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương đã trình bày Bài giảng trao đổi một số định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo sư Trần Thục, Chủ tịch Hội KTTV Việt Nam và Phó Giáo sư Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo KTTV quốc gia đã báo cáo các chuyên đề về Thời tiết, Khí hậu và Biến đổi khí hậu cũng như các thiên tai KTTV ở Việt Nam; Hiện trạng hệ thống dự báo; Những thách thức trong công tác dự báo thiên tai; Yêu cầu mới đặt ra với ngành KTTV Việt Nam.
Các đại biểu đặc biệt quan tâm đến những hoạt động trong lĩnh vực KTTV, BĐKH giảm nhẹ rủi ro thiên tai và đặt nhiều câu hỏi trao đổi: tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị 10 và Chiến lược; cảnh báo, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai đã được áp dụng thành công trong thực tiễn; định hướng tuyên truyền đến người dân và các cấp chính quyền. Những nội dung băn khoăn của địa phương đã được các chuyên gia trao đổi tháo gỡ những vấn đề khó khăn phát sinh.
Hải Lam
" alt=""/>Nâng cao năng lực cảnh báo, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai![]() |
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung) |
Cụ thể, việc đổi mới giáo dục phổ thông sẽ chia thành hai giai đoạn: thử nghiệm (từ năm 2014 đến tháng 6/2016) và hoàn thiện (từ tháng 07/2016 đến năm 2022).
Trong giai đoạn thử nghiệm, có 13 công việc cụ thể được vạch ra.
Bộ GD-ĐT dự kiến hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể, các môn học (thử nghiệm); Hoàn thành việc biên soạn SGK thử nghiệm các môn học lớp 1, lớp 6 và lớp 10,…
Song song với đó là việc biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
Điểm đáng lưu ý trong dự thảo này là chú trọng tới thông tin truyền thông và dư luận xã hội.
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thành lập trang Thông tin điện tử Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông; xây dựng Chương trình phát thanh và truyền hình quốc gia về đổi mới giáo dục phổ thông;
Giai đoạn từ tháng 07/2016 đến năm 2022, Bộ GD-ĐT dự kiến hoàn thành việc biên soạn SGK thử nghiệm các môn học các lớp 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 11 và 12;
Hoàn thành việc thử nghiệm và đánh giá chương trình, SGK thử nghiệm; Hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện, ban hành chương trình, SGK mới; Tổ chức từng bước triển khai thực hiện chương trình, SGK mới phù hợp với điều kiện từng địa phương, nhà trường.